Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em trên năm tuổi, chưa có miễn dịch do chưa tiêm phòng vắcxin bạch hầu hay đã tiêm phòng vắcxin bạch hầu chưa đủ liều gây miễn dịch.

Nguyên nhân do trực khuẩn bạch hầu xâm nhập vào niêm mạc mắt hay qua đồ chơi của trẻ.

Biểu hiện lâm sàng, bệnh xuất hiện ở trẻ trên 5 tuổi, chưa tiêm phòng vắcxin bạch hầu hay đã tiêm phòng vắcxin bạch hầu chưa đủ liều gây miễn dịch, nên mắc bệnh. Hai mắt bệnh nhi sưng húp, kết mạc mi cương tụ đỏ thâm, có màng trắng phủ lên. Màng này khá dày, dẻo, dai, khó bóc, bóc sẽ chảy máu và tái tạo lại nhanh.

Giác mạc tổn thương thâm nhiễm tế bào viêm, giác mạc đục, có thể bị hoại tử và dễ thủng.

Toàn thân bệnh nhi gầy, xanh là do nhiễm ngoại độc tố bạch hầu. Ngoại độc tố thấm vào máu và tác động toàn thân. Bệnh nhi sốt cao, nhiệt độ 39-40°C, có thể phối hợp bạch hầu mũi họng.

Ngoại độc tố trực khuẩn bạch hầu là những glycoprotein, gây nhiễm độc toàn thân và tổn thương cùng biến chứng tim, thần kinh ngoại biên gây liệt, tổn thương tuyến thượng thận và gan…Biện pháp phòng tránh là:

Tất cả các em đều được tiêm phòng vắcxin bạch hầu đủ liều, không bỏ sót.

Phát hiện bệnh nhi mắc bệnh, cần cách li, điều trị tại bệnh viện khỏi bệnh, giữa chừng đang điều trị, không cho bệnh nhi về nhà, sẽ khuếch tán trực khuẩn bạch hầu lan truyền thành dịch tán phát.

Không dùng chung khăn, chậu rửa mặt và đồ chơi của bệnh nhi mắc bệnh bạch hầu.

Điều trị tại bệnh viện là nhỏ mắt dung dịch Pénicillin 1% hàng giờ, dùng 10 ngày liên tục.

Pénicillin 500000-1000000 đơn vị tiêm bắp mỗi ngày, dùng trong 10 ngày.

Anatoxin bạch hầu 10000 đơn vị môi. ngày, dùng trong 10 ngày liên tục.

Thuốc trợ tim và các vitamin C, vitamin nhóm B.

Nâng cao thể trạng cho bệnh nhi là cho bệnh nhi ăn nhiều dưỡng chất đặc biệt trong đó có chứa: chất đạm, sữa, lòng đỏ trứng gà, cho trẻ uống nhiều nước cam, chanh, dưa hấu, nước xoài ép…

0/50 ratings
Bình luận đóng