Việc chia sự lớn khôn của trẻ em thành từng giai đoạn là cần thiết nhưng không nên căn cứ vào những con số một cách quá cứng nhắc. Thí dụ : khi thấy một đứa trẻ đã 10 tháng rồi mà chưa biết ngồi, thì bố mẹ có thể phải chú ý tìm nguyên nhân, đưa con tới bác sĩ để xem cháu có bị còi xương hay không. Nhưng cũng cần biết rằng, có trẻ phát triển sớm và cũng có trẻ phát triển muộn hơn. Bởi vậy, trong khi chia thời gian lớn khôn của trẻ ra từng giai đoạn, chúng ta nên hiểu là từ mấy tháng tới tháng thứ mấy. Vì có thể có cháu 15 tháng đã biết nói, trong khi cháu khác phải 18 tháng hay 24 tháng.

Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc ảnh hưởng của xã hội và môi trường chung quanh.

Sự phát triển của trí khôn – Bé và vật

  • Thời gian 1 tháng tuổi, Bé chỉ nhận được lơ mơ về các hoạt động của người và vật ở gần mình.
  • 1-4 tháng : Bé thích nhìn. Cuối tháng thứ 4, Bé giơ tay muốn với lấy các đồ vật, nhưng chưa nắm được.
  • 4-8 tháng : Bé biết giơ tay tới đồ vật. Nếu đưa cho Bé vật gì, Bé nắm lấy vật đó, sờ đi sờ lại rồi đưa lên miệng, mút.
  • Tới tháng thứ 8 : Bé gần đủ cảm giác để nhận biết đồ vật về mọi mặt : mắt Bé nhận màu sắc, tay nắn xem hình thù mũi – miệng, muốn biết mùi, vị của vật. Dần dần, Bé làm quen với tất cả mọi thứ quanh mình. Tuy vậy, nếu cất đồ chơi đi hoặc đồ chơi rơi xuống đất, Bé chưa biết đòi và dễ quên ngay.

Giai đoạn quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của trí khôn là từ 8 -12 tháng : nếu cái thìa hay đồ chơi rơi xuống đất, hoặc bị người lớn giấu đi, Bé biết tìm. Như vậy có nghĩa là trong trí của Bé đã GHI được hình của vật và NHỚ cái hình đó. Nếu Bé nói được, Bé đã nói : “Mình có cái thìa, vừa rồi nó ở đây bây giờ không có, chắc là ở chỗ khác”, và Bé cúi người để tìm.

Bây giờ Bé biết mình có mẹ, dù mẹ không có mặt ở gần Bé. Bé biết theo, và khóc khi mẹ đi, có nghĩa là Bé đá thể hiện ý muốn của mình, muốn mẹ ở gần, muốn được bế. Thời gian này, người lớn thường chơi “trôn – tìm” với Bé. Khi nhận được mặt người thân, Bé cười.

  • Trẻ 10 tháng : khi chơi, hay vứt đồ chơi xuống đất. Người lớn nhặt lên cho Bé, Bé lại ném đi. ít người nhận xét được rằng, Bé ném đồ vật mỗi lần một cách, và khi ném đều nhìn theo vật. Việc làm của Bé có khác gì với các thí nghiệm về trọng lực và sức hút của trái đất ?
  • Bây giờ Bé biết dùng bàn tay của mình để tìm hiểu mọi việc. Được 12 tháng, Bé biết gom tất cả các đồ chơi lại quanh mình. Tới một hôm, Bé biết bỏ một cái hộp nhỏ vào trong cái hộp lớn. Bé thích sờ vào tất cả các nút bấm và nút vặn của cái rađiô. Khi 18 tháng, Bé biết nhấn vào nút nào để nó nói hoặc bật ra tiếng nhạc.
  • Từ 14 -18 tháng, Bé biết kéo cái dây để con thỏ lại gần mình… Sau này, từ 18 – 24 tháng, khi Bé biết đi, Bé sẽ dần dần hiểu được nhiều thứ hơn. Qua nhiều lần mò mẫm, làm thử, thành công hay thất bại, sẽ làm Bé mỗi ngày lại càng khéo tay hơn, biết được nhiều kinh nghiệm hơn, trở nên khôn hơn. Trí khôn của Bé sẽ phát triển tốt và chắc hơn nữa khi Bé bắt đầu biết nói.
Hình bé 8 tháng
Hình bé 8 tháng
  1. Được 10 tháng, Bé cố gắng đứng lên. Nhưng rồi Bé đưa tay nắm vào thành giường nên lại ngã ngồi xuống. Do bị ngã, nên Bé có vẻ sợ. Muốn lấy các đồ chơi ở xa Bé bỏ tới bằng 2 tay 2 chân, bằng đầu gối, hoặc trườn trên bụng…
  2. Mỗi trẻ thích di chuyển bằng cách riêng của mình.
  3. Bé đã biết ngồi và ngồi được lâu, biết quay người và cúi xuống để nhặt đồ chơi.

Từ ê – a tới câu nói đầu tiên

Trẻ sơ sinh thường phát ra những âm ê – a khi khó chịu hoặc đòi bú. Lớn hơn một ít nữa, Bé ê – a để chơi, để được nghe thấy tiếng mình, để cảm thấy âm thanh phát ra ở cổ.

Tới tháng thứ 4, Bé vẫn chưa bắt chước được người lớn nhưng các nhà chuyên môn nhận thấy nhiều âm thanh Bé phát ra giống với một số âm của tiếng mẹ đẻ. Bé tập phát âm những từ đơn giản như ba ba, ma ma. Rồi một ngày nào đó, do tình cờ những âm đó trùng với một từ có ý nghĩa làm cho người lớn reo lên thích thú, lặp lại cùng Bé và cho rằng Bé đã bắt đầu gọi được Ba, Ba. Trước những nét mặt vui cười, phấn khởi và các tiếng nói lặp lại tiếng của mình, Bé dần dần hiểu được rằng từ Ba có liên quan tới bố, và từ Mẹ có liên quan tới người vẫn thường bế mình.

Từ khi phát âm được “Ba”, phải mất nhiều tuần lễ nữa Bé mới phát âm được từ khác. Thường thì tới 18 tháng tuổi, Bé chỉ phát âm được từ 6 đến 8 từ. Lúc đầu, Bé có thể nghĩ rằng “Ba” là chỉ tất cả các đàn ông và Mẹ là chỉ tất cả các phụ nữ trong gia đình.

Từ 8-12 tháng, Bé thích gì ?

  • Bé thích có mọi người trong gia đình chung quanh mình. Ngồi trán ghế, Bé nhìn mọi người và cười thành tiếng, thích thú được mọi người hưởng ứng. Bé dùng tiếng hay dùng tay ra hiệu để đòi lấy đồ chơi. Nếu Bé không thích vật gì do người lớn đưa cho, Bé sẽ lắc đầu hoặc khua tay.
  • Bé thích chơi “ú òa” với bố mẹ hoặc anh, chị; biết vỗ tay hoan hô hoặc giơ tay vẫy chào tạm biệt. Khi Bé bò “4 chân”, Bé thích có người làm ra vẻ đuổi theo ở phía sau. Những trò chơi này trở thành quen thuộc với Bé, nhưng cũng chóng làm Bé mệt.
  • Bé thích chơi một mình với những đồ chơi của mình như các con vật bằng cao su biết kêu khi Bé bóp hay đè tay lên, thích gây tiếng động bằng cách đập thìa hay chùm chìa khóa lên bàn. Nhiều lúc, Bé thích có anh chị cùng chơi với mình.
  • Trong bồn nước tắm, Bé thích khua, đập tay chân. Khi ăn, bé thích xúc lấy bằng thìa, nhưng sẽ đánh rơi thức ăn.
  • Bé thích ngâm, cắn và nhiều khi cắn đau, vì ngứa lợi.
  • Ở nhà trẻ, Bé thường ngắm, nhìn lâu nét mặt của các bạn cùng bò với nhau trên sàn. Bé thích sờ tóc, tay, miệng bạn và sẽ nhắm mắt lại để tự bảo vệ mắt, khi bạn sờ vào gần mắt.

Trong khi bò, hoặc ngồi, Bé sẽ nắm lấy các vật trong tầm tay, và cầm lâu để xem. Nếu gặp cái nệm, hay gối, Bé có thể ngả đầu, nằm xuống nghỉ một lát.

Trong giường có thành vịn, Bé thích bò ra nắm lấy các thanh giường.

  • Từ 8 -10 tháng, khi được bế trước gương, Bé nhìn hình mình tưởng như có một đứa trẻ khác, giơ tay tới đứa bé trong gương và lấy làm lạ thấy mình chạm vào một vật cứng và không đưa tay qua được. Khi được 1 tuổi, Bé nhìn ba trong gương rồi lại nhìn ba ở ngoài, thấy 2 người giống nhau, Bé gọi “ba ba” với cả hai.
  1. Để giúp trẻ tập đi, người lớn ngồi phía sau và xốc nách Bé, để Bé giữ được thăng bằng.
  2. Bé thích ném các đồ vật xuống đất. Khi cầm đồ chơi, tay Bé chưa nắm được chặt, nhưng đã biết sở dụng ngón trỏ và ngón cái nên có thể cầm các vật nhỏ.Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức

Bé không thích gì ?

Bé không thích những việc xảy ra đột ngột, làm Bé giật mình, sợ hãi, không thích những dụng cụ gia đình, thường gây ra những tiếng động chói tai như máy hút bụi, máy xay cà phê…, những máy gây tiếng động lớn thường làm Bé sợ như : máy đập búa, máy khoan…

  • Ngồi trước thức ăn, Bé không thích đợi.
  • Không thích thay đổi những điều gì Bé đã quen.
  • Không thích phải ở một mình với người lạ.
  • Bé hay sợ, nhưng sự lo sợ lại là dấu hiệu tiến bộ của sự khôn lớn

Khi vào một căn nhà mà Bé chưa biết, thấy một người lạ muốn bé’mình, Bé lùi lại, cảm thấy sợ. Bác sĩ Spitz gọi đó là “nỗi sợ của trẻ 8 tháng”. Nhiều trẻ thấy sợ như vậy từ lúc 6 – 7 tháng cho tới khi biết đi. Những lúc đó cảm thấy mình chưa đủ khả năng để tự bảo vệ nền Bé muốn có một nhân vật thứ 2 ở bên cạnh như bố, mẹ, người thân hoặc một con gấu bông. Khi thấy sợ, nếu không có người thân ở cạnh, Bé sẽ ôm chặt lấy con gấu bông. Bởi vậy, khi Bé đi ngủ với con gấu, ta không nên nghĩ rằng Bé thích đồ chơi, mà phải hiểu rằng, Bé muốn có một nhân vật thứ 2 ở bên mình.

Tại sao chúng ta nhận định rằng việc trẻ biết sợ thể hiện sự khôn lớn ? Vì như vậy là Bé đã phân biệt được cảnh quen, người quen với cảnh lạ và người lạ. Bé không thích sự thay đổi vì điều gì Bé đã quen cũng có nghĩa là điều đó đảm bảo sự an toàn. Những điều mới lạ đều có thể làm cho Bé suy nghĩ và lo ngại như : tại sao hôm nay ba không đến đón Bé ?

Tại sao cô phụ trách lại bế một em bé mới ? Tại sao Bé phải đổi chỗ đổi giường ? Có sự gì không ổn chăng ?

Khi Bé đến tuổi biết lạ cũng là lúc Bé bắt đầu biết nhận xét, biết chọn lựa điều gì không nguy hiểm với mình, muốn tìm cách tự vệ. Sự thật thì ai cũng có xu hướng thích cái mới lạ (kể cả người lớn) nhưng vì Bé biết cái cú chắc chắn là an toàn rồi, nên nếu muốn Bé chấp nhận một sự thay đổi nào đó về nơi ở, về giờ giấc, về thức ăn… cần phải có mặt của người lớn, của bố hay mẹ để Bé được yên tâm.

Đứa trẻ sẽ ghi lại cảm tưởng lo ngại, sợ hãi trong tiềm thức và tự rèn cảm tưởng này thành những đặc tính cần thiết sau này như : biết chọn lựa người thân, biết phân biệt đối xử với từng người, tính thận trọng, khả năng dự đoán những điều gì có thể gây nguy hiểm cho mình để đề phòng, né tránh, chống đỡ…

Tuy vậy, càng lớn đứa trẻ càng thấy rõ trong mình có 2 xu hướng trái ngược : muốn tựa vào người lớn và muốn thoát ly khỏi người lớn. Bởi vậy, các cháu đều cảm thấy buồn khi mẹ bảo : “Con muốn làm một mình hả ? Được rồi, mẹ đi đây !” hoặc “không được tự ý làm việc gì cả. Phải luôn ở bên mẹ !”.

Người lớn biết chú ý tới tâm lý của trẻ em, cần phải tránh 2 thái cực đó. Muốn thực hiện việc này không phải là dễ.

0/50 ratings
Bình luận đóng