Những điều kiêng kỵ trong việc may quần áo cho trẻ sơ sinh

Ngay từ khi còn mang thai, người mẹ đã bắt đầu chuẩn bị quần áo cho con. Chỉ sợ không đẹp, không xứng, nên quần áo, chăn đệm đều là mới toanh cả. Thật đáng tiếc cho tấm lòng hảo tâm của người mẹ, đứa trẻ lại không muốn như vậy. Vải nhung mới, quần áo thêu sẽ kích thích làn da non của trẻ thơ, thường làm cho trẻ ngứa ngáy khó chịu, đến nỗi có em phải phát khóc lên. Cho nên các chị phụ nữ sắp được làm mẹ nên chú ý, quần áo của trẻ sơ sinh, tốt nhất nên dùng vải bông mềm, cũ để may. Quần áo phải rộng rãi, để cho khi hoạ đọng, chân tay các em không bị gò bó. áo không nên có cổ. Cũng không nên đơm cúc áo, để tránh làm xây sát lớp da cổ của trẻ em. Dây buộc vạt áo của trẻ em nên ở bên cạnh, dưới nách, mặc rồi hãy buộc, không nên cao quá để tránh tổn thương da nách của trẻ em. Quần áo chăn đệm của trẻ em khôngnên nhiều. Chỉ cần sờ hai bàn chân của trẻ, nếu thấy ấm là được.

Không nên trùm khăn voan nilông lên mặt trẻ em

Có một số bà mẹ trẻ bế con ra phố chơi, thường hay dùng khăn voan ni lông che lên mặt đứa trẻ. Họ cho rằng như vậy là cách giữ vệ sinh tốt nhất. Kỳ thực, cách làm như vậy đối với sức khoẻ của trẻ chỉ có hại chứ không có lợi.

Trong cơ thể con người, tổ chức não rất mẫn cảm với nhu cầu ôxy. Nhu cầu lượng ôxy của trẻ con lớn hơn ở người lớn rất nhiều. Nói chung lượng tiêu hao ôxy ở tổ chức não của người lớn chiếm 21% lượng ôxy của toàn cơ thể, nhưng ở trẻ con thì chiếm những 51%. Khăn voan ni lông hình như rất thoáng, trong suốt, có lỗ, hình như rất thông hơi. Kỳ thực tính thông hơi rất kém. Dùng khăn voan che lên mặt trẻ, thán khí do trẻ thở ra không thoát được ra ngoài, không khí trong lành không qua được tấm khăn voan để cho trẻ thở, việc cung cấp lượng dưỡng khí rõ ràng là không đủ.Như vậy đối với não thật vô cùng bất lợi.

Không nên may quần áo cho trẻ em bằng vải màu sẫm

Màu sắc vải để may quần áo cho trẻ em nên chọn màu nhạt, những vải nhuộm bằng màu sẫm dễ kích thích da, dễ dẫn đen viêm da, gây nên phản ứng quá mẫn cảm.

Không nên may áo có cổ cho trẻ sơ sinh

Bởi vì đầu trẻ sơ sinh tương đối nặng, sức của cái cổ không thể giữ được cái đầu, mà cái đầu thường tụt xuống hai vai. Nếu chiếc áo trẻ em mặc mà có cổ rất dễ làm xước da cổ và da đầu. Cho nên, may áo cho trẻ sơ sinh không nên may cổ, nên cho các em mặc áo “ cổ hoà thượng” là tốt nhất.trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng

Không nên may quần áo bằng sợi hoá học cho trẻ em

Tục ngữ có câu : “ Tiểu nhi hoả khí vượng Đó là vì công năng thần kinh của trẻ em chưa phát triển hoàn chỉnh, thần kinh thực vật dễ hưng phấn, ra mồ hôi nhiều hơn người lớn, bốc nóng nhanh, sức thích ứng đối với sự thay đổi của khí hậu kém. Vải sợi hoá học , tuy màu sắc đẹp và trơn, song tính chất thấm nước và thoáng khí kém, nhất là mùa hè viêm nhiệt, mặc quần áo bằng sợi hoá học không dễ toả nhiệt, dễ sinh rôm sảy, mụn nhọt bởi vì sợi hoá học thuộc về chế phẩm hoá học, dễ làm cho trẻ em có phản ứng quá mẫn cảm, rồi gây ra các bệnh ngoài da như bệnh thở khò khè, bệnh sẩn ngứa, bệnh sởi, bệnh mề đay, bệnh viêm da v.v… Tã lót, áo trong của trẻ sơ sinh, quần lót của bé gái tuyệt đối không nên dùng vải sợi hóa học để may, để tránh cho trẻ khỏi bị bệnh tật đau đớn. Nói chung, các loại vải sợi bông có tính năng dễ hút ẩm, thoáng khí, tản nhiệt, mềm mại v.v…vẫn tốt hơn sợi hoá học nhiều. Vải bông không dẫn đến các bệnh tật có tính mẫn cảm cao, dùng để may quần áo của trẻ em là thích hợp nhất.

Trẻ em không nên mặc nhiều quần áo

Người ta thường nói : “ Nếu muốn con cái được khoẻ mạnh, hãy để cho chúng chịu một chút đói và lạnh”. Cảnh báo mọi người rằng không nên cho trẻ em ăn quá no, mặc quá ấm. Quần áo nên mặc ít một chút. Trẻ em rất hiếu động nên hoạt động nhiều, có thể tăng cường thể chất, giảm bớt bệnh tật. Ngược lại nếu mặc quá nhiều quần áo quá dày, hễ chúng hoạt động là ra mồ hôi, không những chỉ tổn thương đến tất cả các dịch thể trong cơ thể, mà còn làm cho lỗ chân lông luôn luôn ở trạng thái hở, nếu có gió lạnh ập đến, thì dễ bị cảm lạnh, thậm chí còn viêm phế quản.

Không nên cho trẻ em mặc áo lót quá chật

Có một số bậc cha mẹ trẻ, bản thân rất thích mặc áo lót chật nên cũng thường hay cho con mặc áo lót chật. Họ thật thiếu tri thức vệ sinh, không hiểu đặc điểm sinh lý trong việc phát dục sinh trưởng của trẻ em, như lồng ngực nhỏ, lượng hoạt độngcủa phổi không lớn v.v…sau khi mặc áo lót quá chật sẽ gò bó vận động và hô hấp của lồng ngực, ảnh hưởng dến công năng của phổi, đến việc phát dục bình thường của của ngực, lưng, các khớp xương v.v… Quần áo của trẻ em nên hơi rộng một chút để cho trẻ em dễ hoạt động và dễ thay quần áo khi giặt.

Trẻ em không nên mặc quần bò

Từ xưa đến nay người ta thường nhấn mạnh quần áo của trẻ em phải bằng vải bông hoặc lụa mềm mại, rộng rãi, dễ mặc dễ cởi để không tổn thương đến làn da của trẻ , cho trẻ dễ dàng hoạt động. Những chiếc quần bò không phải bằng vải bông bó sát lấy đùi, dính chặt vào làn da, đối với trẻ có những cái hại sau đây :

Thứ nhất, không lợi cho việc sinh trưởng phát dục của trẻ em. Trẻ em đang trong thời kỳ sinh trưởng phát dục, cơ bắp, xương cốt phát triển về thể tích và trọng lượng hàng ngày. Mà quần bò bó sát lấy bắp đùi và ống chân, sẽ trở ngại cho việc phát triển lớn lên.

Hai là, không lợi cho việc điều tiết nhiệt độ cơ thể. Sự chuyển hoá ở trẻ rất mạnh, thân thể sản sinh ra nhiệt rất nhiều, nhờ có việc ra mồ hôi qua làn da mà toả nhiệt, bản tính của trẻ là hiếu động, nên việc ra mồ hôi cũng nhiều hơn người lớn nhiều, quần áo bò bó chặt lấy 2/3 lớp da của cơ thể, rất trở ngại cho việc toả nhiệt, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc điều tiết nhiệt độ cơ thể .

Thứ ba là tiếp xúc nhiều quá với các loại vải hoá học, làn da của trẻ dễ sinh ra phản ứng biến thái. Lớp giác chất trong làn da của trẻ tương đối mỏng, màng lưới mao huyết quản nhỏ rất phong phú, mặc những chiếc quần không dệt bằng bông này rất dễ dẫn đến viêm da có tính quá mẫn cảm, hoặc mẩn ngứa dạng mẩn mụn đỏ.

Thứ tư là quần bò đũng quần ngắn, lại bó chặt lấy mông làm cho âm bộ không được thoáng khí, dễ bị mẩn ngứa. Đũng quần cọ sát nhiều vào âm bộ, khiến cho một số ít trẻ còn bị tật kẹp đùi – chứng bệnh tổng hợp nín hơi, y học người ta gọi là “ Sự phát tác có tính tình cảm ”.

Trẻ em không nên mặc quần loe

Quần ống loe, ống quần gầy, bó chặt lấy bắp đùi của trẻ em, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu; nhưng gấu quần thì lại rộng và to, cũng ảnh hưởng đến những hoạt động như đi lại, chạy, nhảy v.v… Vả lại đũng quần hẹp bó sát vào bẹn, thường xuyên cọ sát , kích thích bộ phận sinh dục của trẻ, khiến cho trẻ em do ngứa ngáy nên hay sờ đến bộ phận sinh dục, do đó mà gây thành tật không tốt là hay nghịch bộ phận sinh dục.

Thời kỳ ấu nhi là thời kỳ hiếu động . Trẻ em từ 4 – 6 tuổi rất thích những vận động mạnh như chạy, nhảy, nhảy qua những chướng ngại nhỏ v.v… cho nên mặc quần ống loe không có lợi cho sức khoẻ và sự phát triển thân thể và tâm hồn của các em.

Trẻ dưới 5 tuổi không nên mặc quần cạp chun

Trẻ đang ở vào thời kỳ lớn lên về thân thể, cho trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi mặc quần có dây chun sẽ ảnh hưởng đến sự lớn lên về thân thể của trẻ. Đó là vì nguyên nhân quần dây chun sẽ có lực co thít lại với mọi loại bụng. Lực co thắt do dây chun sản sinh ra có thể làm cho sự phát triển của thân người bị hạn chế nhất định . Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát dục, khiến cho lượng ăn uống ít đi rất nhiều và tiêu hoá không tốt, gây nên hậu quả thiếu dinh dưỡng, trí lực phát triển kém, sức đề kháng yếu v.v…Quần áo thích hợp nhất đối với trẻ phải là loại quần may bằng vải mềm, to nhỏ phải thích hợp, may kiểu quần có dây lưng chứ không nên may kiểu dây chun.

Không nên dùng dây chun để thắt lưng

Bụng trẻ em to, chưa thể hình thành “ Eo ” được, cho nên dây lưng không thể giống như dây lưng của người lớn hoặc của thanh niên thắt ở trên hoặc dưới rốn được, mà phải thắt ở vùng giữa ngực dưới và bụng trên. Thời gian lâu dần, phía đáy xương sườn bị dây chun co thắt sẽ trở thành dị hình. Tốt nhất là dùng quần kiểu dây lưng. Cho dù thắt lưng kiểu nào mà dễ dùng và mất ít thì giờ cũng tốt . Vậy nên xin đề nghị với các nhà thiết kế mẫu và các bà mẹ khéo tay hãy vì con em mà động não.

Quần của trẻ em nam tuyệt đối không nên dùng

Khoá fecmơtuya trong quá trình kéo lên kéo xuống rất dễ kẹp vào đầu qui và bao tinh hoàn của trẻ em. Sự việc như thế này đã từng xảy ra nhiều lần, cho nên các bậc cha mẹ trẻ cần phải chú ý.

Trẻ thơ Không nên mặc quần thủng đít lâu quá

Các bậc cha mẹ cần phải dạy con sớm có thói quen đi đại tiểu tiện vào những giờ nhất định, cố găng tránh sao khỏi phải mặc quần thủng đít. Chỉ cần trẻ thơ tỏ được thái độ cần đi ngoài là phải nhanh chóng thôi khôngcho trẻ mặc quần thủng đít nữa. Bởi vì mặc quần thủng đít rất không có lợi cho sức khoẻ của trẻ, dễ khiến cho trẻ dùng tay nghịch bộ phận sinh dục hoặc lỗ đít, dẫn đến cảm nhiễm ký sinh trùng . Đặc biệt là các em gái , mặc quần thủng đít càng rất dễ bị cảm nhiễm đường tiết niệu.

Không nên dùng xà phòng bột để giặt quần áo của trẻ thơ

Xà phòng bột đã trở thành bột giặt thường dùng của tuyệt đại đa số các gia đình. Song quần áo của trẻ thơ thì không nên dùng xà phòng bột để giặt.

Thành phần chủ yếu của xà phòng bột là loại hoá chất mà sau khi thâm nhập vào cơ thể , chất này có tác dụng ức chế rất mạnh đối với hoạt tính của amilôpxin, pancreatin, pepsin trong cơ thể con người, rất dễ làm cho người ta bị trúng độc. Nếu dùng xà phòng bột để giặt quần áo cho trẻ thơ, đặc biệt là quần áo trong và tã lót, có thể vì lúc giũ nước không kỹ, trên quần áo còn lưu lại chất hoá học thì sẽ rất nguy hại cho trẻ thơ. Ngoài ra, có trẻ thơ sau khi tiếp xúc với chất hoá học này còn có thể gây ra phản ứng quá mẫn cảm của lớp da. Cho nên tốt nhất là không nên dùng xà phòng bột để giặt quần áo của trẻ thơ mà nên dùng loại xà phòng trung tính không có tính kích thích.

Không nên cho băng phiến vào quần áo của trẻ em

Quần áo của trẻ em không nên bỏ băng phiến vào. Đó là bởi vì loại băng phiến bán ở ngoài chợ có những sinh vật nap-ta-len và hợp chất diễn sinh nap-ta-len. Có người mắc một loại bệnh thiếu máu có tính chất hoà tan máu do di truyền gây nên. Bình thường người bệnh này không có bất kỳ một triệu chứng nào cả, nhưng sau khi tiếp xúc với chất như hợp chất diễn sinh, thì quá trình hoàn nguyên ôxy hoá hồng cầu liền bị trở ngại, khiến cho mô tế bào bị phá hoại, sinh ra thiếu máu có tính chất hoà tan máu cấp tính.. Hiện tượng này phần lớn thường thấy ở trẻ sơ sinh, biểu hiện lâm sàng là thiếu máu và chất hoàng đảm có tính sinh lý tiếp tục không lui hoặc tăng thêm có tính chất hành tiến., người bị nặng thì sẽ sinh ra hoàng đảm, vàng da vàng mắt. Cho nên sau khi cất giữ quần áo trẻ em, trước khi mặc phải phơi thật kỹ, sau khi hợp chất diễn sinh bị nắng nóng chiếu vào, sẽ bốc hơi rất nhanh và tan đi, khi đó mặc vào, trẻ em mới khỏi bị hại.

0/50 ratings
Bình luận đóng