1/ Ba điều “kiêng kỵ” trong việc rèn luyện thể cách của trẻ em :

Việc rèn luyện thể cách của trẻ em không những có thể làm cho đứa trẻ khoẻ mạnh tăng cường về thể chất, phát dục nhanh chóng, mà còn có thể giúp cho những đứa trẻ suy nhược khôi phục những công năng khí quan đã bị tổn thương, cái lợi rất nhiều. Song, nếu phương pháp không thoả đáng, lượng vận động quá nhiều, hoặc chỉ chú ý rèn luyện mà coi thường việc tẩm bổ, việc ăn ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh v.v…thì sẽ không thu được hiệu quả tốt, ngược lại còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển trưởng thành của trẻ em, thậm chí còn có thể tổn thương đến một số tổ chức khí quan. Điều này nói lên rằng, việc rèn luyện thể cách của trẻ em là một loại công tác phức tạp và tế nhị của nhiều nhân tố cần phải suy nghĩ kỹ. Triển khai hoạt động thể dục, nhất định phải chú ý đến khoa học, phải xuất phát từ đặc điểm sinh lý và thực tế của đứa trẻ. Nói chung, muốn tiến hành rèn luyện một cách đúng đắn thì nhất định phải chú ý ba điểm sau đây :

  • Không nên vượt qua tuần tự của việc rèn luyện. Thân thể trẻ em còn non nớt, phát dục chưa kiện toàn, nếu trong tình hình thân thể chưa được chuẩn bị gì cả, mà cứ bị kích thích mạnh thì đứa trẻ có thể không chịu nổi những kích thích đó mà sinh bệnh. Cho nên, tập luyện thì phải tuân theo nguyên tắc tuần tự tiệm tiến, cũng có nghĩa là với tiền đề thời gian thích hợp và sớm bắt đầu tập luyện, động tác phải từ giản đơn đến phức tạp, cường độ kích thích phải từ yếu đến mạnh, thời gian phải từ ngắn đến dài, hoạt động phải từ nhỏ đến lớn. Tóm lại là phải làm cho cơ thể của đứa trẻ dần dần thích ứng với kích thích bên ngoài. Ví dụ như tập bơi hoặc tắm nước lạnh chang hạn, trước hết phải lấy nước lạnh cho trẻ rửa tay, rửa mặt, rửa chân, xoa sát nước lạnh lên người, rồi sau đó mới dội nước lạnh lên toàn thân, cuối cùng mới có thể tắm nước lạnh được. Trước khi tập luyện, các bậc cha mẹ phải tìm hiểu kỹ đặc điểm sinh lý của con em, phải nắm vững tình trạng thể chất và sức khoẻ của con mình, phải học phương pháp tập luyện đúng đắn. Khi có những điều kiện cụ thể như vậy rồi mới có thể bắt đầu tiến hành tập luyện. Ví dụ như đứa trẻ, nếu thể chất quá yếu hoặc có một tình hình đặc biệt gì đó thì các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên cưỡng ép đứa trẻ phải tập luyện như những trẻ em khoẻ mạnh khác. Mà trước hết phải tìm ra nguyên nhân gày yếu của đứa trẻ, phải theo bệnh bốc thuôc, tăng cường thể chất cho đứa trẻ.
  • Không nên nóng vội.

Rèn luyện thể cách không phải là thuốc tiên đơn, một sáng một chiều la thu được hiệu quả ngay. Ví dụ như dùng không khí lạnh , nước lạnh để rèn luyện để có sức chịu dựng rét buốt thì phải trải qua một quá trình kích thích liên tục không ngừng, lặp đi lặp lại để cho đại não hình thành phản xạ có điều kiện vững chắc, để khi gặp trời giá rét, các khí quan, tổ chức dưới sự chi phối của đại não mới hoạt động một cách nhanh chóng và chính xác để chế ngự cái giá rét. Nếu như không kiên trì thường xuyên, mà kiểu “ba ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới” thì không thể nào hình thành phản xạ điều kiện được. Tập luyện mà không bỏ sức một cách thích đáng, thì chỉ càng thêm tiêu hao sức đề kháng của cơ thể mà thôi. Chỉ khi nào trẻ em ốm thì mới tạm ngừng tập luyện, sau thời gian gián đoạn này lại phải khôi phục lại việc luyện tập, lại phải làm lại như khi mới bắt đầu một cách thận trọng, tỉ mỉ.

  • Không nên quên rèn luyện sinh động, hoạt bát, hình thức phải đa dạng.

Việc rèn luyện thể cách cho trẻ em phải kết hợp nhiều hình thức,khiến cho cơ thể được rèn luyện toàn diện.

Bởi vì một phương pháp rèn luyện chỉ có thể có tác dụng vào một bộ phận. Không những chỉ cần rèn luyện với ánh nắng mặt trời, với không khí và nước, mà còn phải có sự rèn luyện thể thao hoặc trò chơi thể dục, tắm không khí, tắm nắng có thể kết hợp với tắm nước lạnh, khiến cho các nhân tố rèn luyện có thể bổ sung lẫn cho nhau và tăng cường cho nhau. Không chỉ rèn luyện phản ứng của hệ thống tuần hoàn của trẻ em mà còn phải tiến hành rèn luyện cả các cơ bắp và xương cốt, từ đó mà đạt được mục đích phát triển toàn diện thể cách của trẻ em. Ngoài ra, hình thức rèn luyện còn phải sinh động hoạt bát, ví dụ như dẫn trẻ em cùng chạy bộ, hôm nay có thể nói : “ Nào, chúng ta cùng lái xe lửa nào !”, ngày mai có thể cho trẻ em một khúc gậy và nói : “ Chúng ta cùng cưỡi ngựa tre nào !”. Cũng có thể kết hợp rèn luyện với việc tiến hành các trò chơi. Tóm lại là phải làm thế nào để cho trẻ em thấy thật hứng thú, say xưa với các hoạt động tập luyện, không cảm thấy chán ghét, cho là vô vị. Chỉ có như vậy mới có thể gây hứng thú và nhiệt tình cho trẻ tích cực, chủ động tham gia các môn vận động, mới thật sự làm được điều là kiên trì mãi mãi,kiên trì đến cùng.Tăng cường vận động để giảm tình trạng béo phì ở trẻ

2/ Trẻ em không nên tập cơ bắp quá sớm.

Trong quá trình trưởng thành lớn lên của con người ta, việc tăng trưởng độ cao trước hết là tăng trưởng thể trọng. Trẻ em đều phát triển cơ trước rồi sau mới phát triển đến khối đầu. Khi 8 tuổi, trọng lượng cơ bắp chiếm khoảng 27,2% trọng lượng toàn cơ thể, đến tuổi thành niên mới tăng trưởng đến 45%. Thời kỳ trẻ em, do lượng nước ở trong cơ bắp tương đối nhiều, hàm lượng prôtêin và muối vô cơ tương đối ít, sức lực yếu nên dễ mệt. Cho nên ở thời kỳ trẻ em không nên cho các em luyện tập cơ bắp quá sớm.

Ngoài ra, trong khi tập luyện những động tác bằng tạ thường hay bị ngột ngạt. Ngột ngạt sẽ dẫn đến áp lực trong lồng ngực tăng lên đột ngột, thậm chí có thể tăng thành chứng áp, trở ngại cho việc lưu thông máu tĩnh mạch khiến cho tim bị co hẹp có tính không hư. Sau khi ngột ngạt, một số lượng lớn máu đọng lại ở trong tĩnh mạch nhanh chóng chảy vào tim, lại làm cho tim gánh vác quá độ, sẽ gây kích thích quá mạnh đối với tim.

Qua nghiên cứu của y học sinh lý hiện đại đã chứng minh : để cho trẻ em tập luyện cơ bắp bằng tạ quá sớm, có thể khiến cho cơ thịt thành tim sớm dày lên, hạn chế việc tăng gia dung tích của buồng tim, không có lợi cho việc phát triển bình thường của công năng phổi của trẻ em.

3/ Không nên huấn luyện sức mạnh tĩnh (tập tạ) cho trẻ em.

Huấn luyện sức mạnh tĩnh là một loại kích thích cứ lặp đi lặp lại mãi một cường độ. Khi huấn luyện, các chi để yên bất động hoặc không phát sinh những di chuyển vận động rõ ràng, độ dài của cơ bắp cũng không thay đổi, tức là ở vào trạng thái dùng lực rất căng thẳng….

Vào tuổi thiếu niên, tính linh hoạt của quá trình hưng phấn và ngưỡng chế của tầng vỏ đại não tương đối kém, khả năng làm việc của tế bào thần kinh đại não thấp, mà huấn luyện sức mạnh có tính chất tĩnh là cường độ kích thích chỉ là lặp đi lặp lại, cứ làm đi làm lại mãi một động tác đơn điệu sẽ gây tác dụng ngưỡng chế đối với vỏ tầng đại não. Vả lại , cơ năng điều tiết hệ thống tâm huyết quản của thiếu niên trẻ em không ổn định, khi cơ bắp ở vào trạng thái dùng lực căng thẳng một thời gian dài sẽ làm cho việc cung cấp ô-xy trong cơ bắp bị khó khăn, do đómà trong quá trình huấn luyện thường phải nín thở, như vậy sẽ làm cho buồng tim phải gánh vác quá nặng, khiến cho việc phát dục bình thường của cơ thể bị tổn hại.

ỏ tuổi thiếu niên nhi đồng, quá trình xương hoá của bộ xương chưa hoàn thành, xương dễ biến hình, thớ thịt tương đối mảnh, sức mạnh và tính dẻo dai của cơ bắp đều tương đối kém, không thích hợp với những vận động một cách đơn điệu kéo dài, mà huấn luyện sức mạnh có tính chất tĩnh, nói chung đều dùng quả tạ để tiến hành, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển bình thường của cột sống và hai chi dưới.

Cho nên thiếu niên trẻ em không nên tập tạ, có thể tiến hành những hoạt động thể dục đa dạng hoá mới có lợi cho việc phát triển lành mạnh về cơ thể và tâm hồn của thiếu niên trẻ em.

4/ Trẻ em không nên nhảy điệu “ Disco ”.

Đại đa số thanh niên đều thích nhảy điệu “ Discô ” có tiết tấu nhanh, có khí thế sôi nổi, đó là đặc điểm phóng khoáng của thanh xuân.

Cho nên một số học sinh tiểu học hoăc trẻ em trong nhà trẻ cũng đem điệu Discô ra làm hoạt động trò chơi thể dục, có em còn lên sân khấu biểu diễn. Có một số cha mẹ thường khuyến khích con em học nhảy Discô theo nhạc của đài cát-sét hoặc của ti- vi, cho là hoạt bát, thông minh. Kỳ thực, trẻ em mà nhảy Discô thì rất không có lợi cho việc phát dục sinh trưởng.

Chuyên gia nhi khoa của Trung quốc là Chu Tổ Bồi gần đây cho rằng : Điệu nhảy “Disco”, tiết tấu rất mạnh, không thích hợp để cho trẻ em nhảy, bởi vì khả năng không chế của trẻ em kém, nếu quá vặn người , dễ mất thăng bằng mà bị ngã, đồng thời sức mạnh cơ bắp của các em chưa mạnh, bộ xương cũng chưa chặt chẽ, rất không có lợi cho việc phát dục và trưởng thành lành mạnh của trẻ em. Chuyên gia y học nước Anh đã nói : Nếu cứ quay cổ một cách nhanh chóng và liên tục, sẽ làm cho động mạch cổ bị gấp khúc nhiều hơn, việc lưu thông máu sẽ bị trở ngại, dễ gây ra thiếu máu ở trong đại não, xuất hiện sự hôn mê, nếu nghiêm trọng thì sẽ bị liệt thần kinh cột sống, dẫn đến hoạt động của các chi trên chi dưới trở nên chậm chạp, tê liệt hoặc mất đi tri giác, đây chính là bệnh nhảy “Disco” đang lưu hành ở nước ngoài.

5/ Không nên để cho trẻ em chạy đường dài.

Mùa đông chạy đường dài là một cách tập luyện sức khoẻ tốt, nó không cần bất kỳ dụng cụ thể dục nào cả cũng có thể tiến hành được. Cho nên người ta rất mê môn vận động này.

Cứ sáng ra, trên các con đường lớn trong thành phố, có thể nhìn thấy rất nhiều người chạy đường dài, người nọ nối đuôi người kia, một cảnh tượng thật là cảm động…. Song, thỉnh thoảng cũng lại nhìn thấy tình cảnh như thế này : Có những bậc cha mẹ trẻ còn dắt theo cả con đi tập, bố mẹ chạy mệt thì dừng lại nghỉ, nhưng lại không cho con dừng lại để “ thở ”. Hình như họ cho rằng, chạy đường dài tức là càng chạy nhiều càng tốt.

Kỳ thực, thiếu niên trẻ em không nên chạy đường dài với cường độ lớn, đó là do đặc trưng sự phát dục thân thể của các em quyết định. Thời kỳ thiếu niên trẻ em sinh trưởng phát dục, cơ bắp phát triển theo chiều dọc, trọng lượng cơ bắp nhẹ, cơ lực và sức bền bỉ kém, cường độ lớn rất dễ làm cho cơ bắp mệt mỏi, gây trở ngại cho sự phát dục bình thường của cơ bắp; vì hệ thông tâm huyết quản chưa kiện toàn, buồng tim nhỏ và nhẹ, sức co bóp của tâm cơ yếu, không thể cung cấp dưỡng khí kịp thời cho các tổ chức khác được. Chạy đường dài cường độ lớn sẽ làm cho buồng tim không thể gánh vác được gánh nặng này; hệ thống hô hấp cũng ở và giai đoạn phát dục, đường hô hấp và lồng ngực rất nhỏ bé, lượng thông khí của phổi nhỏ, năng lực hấp thu ô-xy kém và khả năng chuyển hoá ô-xy ít, khó mà cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể đã bị tiêu hao trong khi chạy đường dài.

Từ đặc điểm sinh lý của thiếu niên trẻ em như trên đã nói mà xét, mùa đông chạy đường dài quyết không phải càng chạy được nhiều càng tốt. Tập luyện chạy đường dài một cách thoả đáng có thể có tác dụng thúc đẩy các tổ chức cơ bắp, tâm huyết quản và hệ thống hô hấp của các em thiếu niên trẻ em. Song cần phải nắm vững cường độ thích đáng, lượng sức mà làm, tuần tự tiệm tiến. Như vậy mới có thể thu được hiệu quả tốt đẹp.

0/50 ratings
Bình luận đóng