Tầm quan trọng.

Protein là thành phần quan trọng của mọi tế bào. Giúp cho cơ thể chống lại bệnh tật. (Nó là một thành phần của các kháng thể). Nếu thiếu protein, trẻ không thể lớn lên và khoẻ mạnh được.

Protein cung cấp năng lượng, được xem là chất cơ bản của sự sống. Nó còn là thành phần của các chất điều tiết mọi hoạt động sinh lý của cơ thế (men, hoocmôn…).

Protein được cấu thành bởi các chất axít amin khác nhau. Trong đó có 8 axít – amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được, cho nên phải cung cấp từ thức ăn. Protein có nhiều trong thức ăn động vật: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ngô, khoai, các loại đậu, lạc, vừng…

Nhu cầu về protein trong từng giai đoạn của trẻ nhỏ cũng khác nhau:

  • Trẻ dưới 3 tháng cần 2,5g/kg/ngày
  • Trẻ từ 3 – 5 tháng cần 1,9g/kg/ngày
  • Trẻ từ 6 – 8 tháng cần 1,7g/kg/ngày
  • Trẻ từ 9 – 12 tháng cần 1,5g/kg/ngày
  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên cần 1,5g/kg/ngày.

Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam đã tính toán và đưa ra nhu cầu về protein của trẻ em Việt Nam như sau:

Trẻ dưới 1 tuổi cần 23g protem/ngày.

Trẻ 1 – 3 tuổi cần 26g protein/ngày

Trẻ 4 – 6 tuổi cần 30g protein/ngày.

Cách bổ sung protein.

Protein động vật có tỷ lệ cân đối các axít – amin, có nhiều axít – amin cần thiết hơn mà trẻ nhỏ lại rất dễ tiếp thu. Vì thế, cần chú ý và ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn động vật.

Tuổi càng nhỏ, nhu cầu cần Protein càng nhiều
Tuổi càng nhỏ, nhu cầu cần Protein càng nhiều

Trẻ em còn bú thì lượng protein chủ yếu được cung cấp từ sữa mẹ.

Đối với trẻ em lớn hơn phải ăn theo chế độ bổ sung thì cần cho trẻ ăn thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ, ngũ cốc… Vì đó là nguồn cung cấp protein dồi dào.

Tuy nhiên, cần chú ý chỉ cho trẻ ăn đậu, lạc, vừng khi trẻ bắt đầu ăn bột. Nếu quấy bột thì trộn 2 phần gạo, 1 phần đậu. Nếu nấu cháo cũng cho ăn bột lạc rang trộn hoặc nấu với các loại thức ăn hoặc nấu cháo.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi, mỗi ngày có thể cho trẻ ăn từ 20 – 30g bột lạc rang.

Có thể tăng nguồn protein theo tiêu chuẩn như sau:

  • Đậu lạc, vừng các loại: 15 – 34% trong 100g
  • Các loại cá: 10 – 20% trong 100g
  • Các loại trứng: 10 – 20% trong 100g.

Ngoài ra, protein có trong gạo là tốt nhất. Cho nên, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ ngoài gạo là chủ yếu nên có thêm thức ăn giàu protein động vật, các thứ rau giàu vitamin, muôi khoáng.

Tốt nhất nên kết hợp bổ sung nguồn protein thực vật và protein động vật nhằm bổ sung các axít – amin cần thiết.

* Những chú ý về protein trong khi nuôi trẻ nhỏ.

– Protein cực kỳ quan trọng đối với sự sống, đặc biệt cần thiết phát triển của trẻ nhỏ. Cho nên trong ăn uống không có nghĩa là chỉ cần đủ protein là được.

Sau đây là bảng ghi lượng chất protein chứa trong 100g thức ăn:

Tên thức ănHàm lượng gGhi chú
– Gạo6,5-8,5– Gạo trắng quá chỉ còn 3 – 4g
– Ngô các loại8-9
– Khoai các loại (tươi)1-1,5– Nếu mốc hoặc mục thì protein không còn mà còn có chứa chất độc nữa.
– Rau ngót5,3– Rau lá càng xanh chất protein và vitamin càng nhiều.
– Rau rút5,1
– Rau muống3,2
– Rau dền3,0– Rau mọc hoang dại (dền cơm) càng có nhiều protein.
– Rau thơm các loại2-3
– Các loại rau xanh khác1,2-1,5
– Các loại rau củ, quả1,2-2,0
– Đậu22-35– Ăn đậu, lạc, vừng còn cho thêm chất béo.

 

– Lac28
-Vừng20
– Thịt nạc (bò, chó, dê, cừu, lợn nái…)18-20– Thịt càng già, hàm lượng protein càng cao nhưng khó tiêu hoá hơn thịt non.
– Thịt gia cầm20-22
– Ếch, nhối, cá lươn…15-20– Protein từ thuỷ sản dễ tiêu và hấp thu.
– ốc10– Protein trong trứng, sữa rất dễ tiêu đối với trẻ em.

 

 

– Tôm, tép12-15
-Trứng gà, vịt12-14
– Sữa tươi4-7

– Có chế độ ăn hợp lý. Nhiều người vì quá để cao protein động vật mà cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng vì cho rằng chỉ có những thứ đó mới bổ dưỡng, nhưng thực tế thì đứa trẻ đó lại còi cọc. Nguyên nhân là do chế độ ăn của trẻ không hợp lý (thiếu cơm, thiếu các vitamin) làm cho cơ thể của trẻ không đủ năng lượng. Khi thiếu năng lượng, dù chất protein ăn vào quá nhiều chỉ đáp ứng cung cấp năng lượng chứ không làm tròn các chức năng khác.

Ví dụ: Cho trẻ ăn 200g thịt thì có 40g protein nhưng nếu không ăn cơm, không ăn các thứ khác,

trẻ sẽ thiếu năng lượng. Vì lượng protein đó chỉ cung cấp được khoảng 500kcal/ngày, không thể đủ cho 1 đứa trẻ nặng 10kg phát triển trong khi chúng cần cung cấp một lượng năng lượng xấp xỉ 1000kcal/ngày.

Nếu ăn quá nhiều thịt cá mà ốn ít cơm, ít rau và nhiều loại thức ăn khác trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả là: Trẻ thường xuyên bị mất cân đốì các chất dinh dưỡng, nhất là thiếu vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Cho nên, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn.

Tuy nhiên, nhu cầu protein như trên vừa nói chỉ có giá trị khi trẻ ăn đủ nhu cầu năng lượng. Ngược lại sẽ không có tác dụng nếu chưa đủ ! năng lượng.

Nếu trẻ ăn quá nhiều protein sẽ dẫn đến khó tiêu hoá, khó bài tiết các chất chuyển hoá nên gây gánh nặng cho cơ thể, nhất là đối với trường hợp uống ít nước. Tốt nhất tỷ lệ năng lượng cung cấp cho trẻ là 14% – 15% protein.

Cơ thể của trẻ luôn cần giữ một lượng protein để cấu tạo tổ chức mới cho sự lớn vì cân bằng chất protein không có ở trẻ em. Vì vậy, chế độ ăn giàu chất protein và có sự tương quan nhất định với các chất dinh dưỡng khác là hết sức cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Ngược lại, thiếu protein trẻ sẽ kém phát triển, cơ thể dẫn đến suy nhược, gây rối loạn sự trao đổi chất. Thiếu protein trong một thời gian dài, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng nặng.

Như vậy, protein chính là nền tảng cho sự tăng trưởng của trẻ.

0/50 ratings
Bình luận đóng