Không nên đựng bột mì bằng đồ nhôm

Những chế phẩm bằng nhôm (nồi nhôm, thùng nhôm) không nên đựng bột mì dài ngày.

Bởi vì để bột mì vào đồ nhôm lâu ngày thì bề ngoài sẽ sinh ra những nốt trăng trắng. Sau khi những chấm trắng này rơi ra thì đồ nhôm sẽ bị rỗ, nghiêm trọng hơn sẽ bị thủng. Thành phần chủ yếu của bột mì là tinh bột và prôtêin. Tinh bột là một chất đường, sau khi lên men sẽ thành axit hữu cơ. Chất axit hữu cơ này có tác dụng làm han gỉ. Nếu dùng nồi nhôm để đựng bột mì, bột mì sẽ hút nước trong không khí, tạo ra khí cacbon axit. Các chế phẩm bằng nhôm bị các chất axit hữu cơ, nước, khí cacbon axit ăn mòn, làm cho tầng bảo hộ bên ngoài bị ôxy hoá phá hoại chất nhôm khiến cho nhôm bị han gỉ. Cho nên không nên dùng chậu nhôm, nồi nhôm v.v…để đựng bột mì dài ngày.

Không nên đựng thức ăn vào đồ nhôm để qua đêm

Đựng thức ăn vào đồ nhôm để qua đêm dễ bị hỏng thức ăn.

Bởi vì khi đựng những thực phẩm như tương, giấm, muối, đường, rượu, rau, bột mì hoặc những thức ăn khác có chất chua hoặc chất mặn vào trong những đồ dùng bằng nhôm để qua đêm sẽ có thể ăn mòn đồ dùng đó. Cho nên tốt nhất là dùng ngày nào, rửa sạch ngay ngày hôm ấy.

Không nên dùng chung dụng cụ nhà bếp bằng nhôm và bằng sắt

Nguyên tố nhôm tích luỹ trong cơ thể đến một số lượng nhất định sẽ làm cho công năng não bị tổn hại và xuất hiện chứng bệnh trì độn. Nói chung từ tuổi ấu thơ cho đến tuổi già, việc tích luỹ nhôm mới có thể đến mức gây bệnh.

Nếu dùng chung dụng cụ nhà bếp bằng nhôm và bằng sắt sẽ làm cho lượng nhôm trong cơ thể tăng lên rất nhanh. Ví dụ như khi xào rau dùng chảo sắt nhưng lại dùng bàn sản bằng nhôm. Bàn sản bằng nhôm tương đối mềm nên bị chảo sắt mài thành những hạt li ti như hạt bụi rồi theo thức ăn vào cơ thể. Nói chung sau 2 – 3 năm thì chiếc bàn sản bị mài mòn hẳn, ước khoảng 20 gam nhôm. Như vậy là làm cho lượng nhôm trong cơ thể tăng lên gấp hàng triệu lần. Cho nên không nên dùng chung dụng cụ nhà bếp bằng nhôm và bằng sắt.

Không nên dùng dụng cụ nhà bếp và bộ đồ ăn bằng nhôm tái sinh

Có nhiều nhà máy đã thu mua đồ nhôm cũ để tái sản xuất dụng cụ nhà bếp và bộ đồ ăn. Như vậy là vi phạm những qui định của nhà nước về quản lý vệ sinh. Sản xuất dụng cụ nhà bếp và dụng cụ ăn bằng nhôm tái sinh rất nguy hại cho sức khỏe con người.

Bởi vì trong những dụng cụ có những nguyên tố vi lượng có hại và vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Những nguyên tố có hại này ngấm vào thức ăn đi vào cơ thể, tích tụ lại và sẽ rất nguy hại cho sức khỏe con người, gây nên trúng độc mãn tính. Cho nên không nên dùng những dụng cụ nhà bếp và dụng cụ ăn làm bằng nhôm tái sinh.

Không nên đựng đồ uống có chất chua trong đồ đựng bằng kim loại

Đồ uống có chất chua đựng trong dụng cụ bằng kim loại có thể dẫn đến trúng độc thức ăn có tính hoá học.

Bởi vì đồ uống có chất chua tiếp xúc với kim loại, sẽ sinh ra phản ứng hoá học, làm cho chất kim loại hoà tan trong đồ uống. Ai uống phải loại đồ uống này, người ấy sẽ bị trúng độc thức ăn có chất hoá học, sẽ bị các chứng bệnh như nhức đầu, buồn nôn, đau bụng đi ngoài v.v… Cho nên không nên đựng đồ uống có chất chua trong những dụng cụ bằng kim loại (sắt, thép, nhôm, đồng), càng không nên đựng trong một thời gian dài, mà nên đựng trong các đồ dùng bằng sành sứ, thuỷ tinh hoặc bằng gỗ.

Không nên đựng rượu trong chai lọ bằng thiếc

Bởi vì trong hũ bằng thiếc có lượng chì rất cao. Theo phân tích lượng chì trong những hũ bằng thiếc này thì bình quân có đến trên 70%, có cái hũ còn có lượng chì cao đến 95%. Phân tích rượu đựng trong hũ này, hàm lượng chì trong mỗi lít rượu cao tới mức 0,036 – 5,7 gam, mà tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm qui định, hàm lượng chì trong mỗi lít rượu không được quá 1 mg. Nếu cứ uống nhiều rượu đựng trong những hũ thiếc như thế này thì lượng chì tích tụ trong cơ thể dần dần tăng lên, dễ gây trúng độc chì mãn tính. Đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ có thai hoặc đang cho con bú, chất chì trong cơ thể có thể qua bào thai và sữa truyền sang thai nhi. Cho nên không nên đựng rượu ở trong hũ thiếc, càng không nên hâm rượu. Nên dùng những dụng cụ khác không độc để đựng rượu thì hơn.

0/50 ratings
Bình luận đóng