Dịch tễ học ung thư cổ tử cung

Ở Mỹ có khoảng 12,120 ca ung thư xâm lấn cổ tử cung được chẩn đoán mỗi năm và 50,000 ca ung thư tại chỗ được phát hiện bằng phương pháp sàng lọc Pap smear. Ung thư cổ tử cung làm chết 4220 phụ nữ mỗi năm, 85% trong số họ không bao giờ qua xét nghiệm Pap smear. Đây là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở các nước kém phát triển và thường gặp trong nhóm có kinh tế – xã hội thấp hơn, ở phụ nữ có hoạt động tình dục sớm và/hoặc quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau và những người hút thuốc. Virus HPV typ 16 và 18 là các loại chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. Virus tấn công vào trạm kiểm soát G1 của chu kì tế bào; protein E7 của nó gắn và ức chế hoạt động protein Rb, và E6 gây sự thoái hóa gen p53.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc khi họ bắt đầu quan hệ tình dục hoặc ở độ tuổi 20. Sau hai lần liên tiếp xét nghiệm Pap smears âm tính trong một năm, xét nghiệm nên được làm lại mỗi 3 năm. Khi xét nhiệm bất thường cần phải sinh thiết cổ tử cung, thường là soi qua âm đạo, kèm theo rửa cổ tử cung bằng acetic acid 3%, quan sát vùng bất thường như là khu vực màu trắng. Nếu có bằng chứng của ung thư tại chỗ, sinh thiết hình nón được thực hiện, nhằm mục đích chữa bệnh.

Phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Phụ nữ và trẻ em tuổi từ 9-26 nên cân nhắc tiêm vắc xin Gardasil để ngăn chặn nhiễm 2 loại virus (16 và 18), đây là nguyên nhân chiếm 70% gây nên ung thư cổ tử cung ở Mỹ.

Biểu hiện lâm sàng ung thư cổ tử cung

Bệnh nhân có biểu hiện chảy máu bất thường hoặc chảy máu sau quan hệ hoặc đa kinh kéo dài hoặc chảy máu giữa các kì kinh. Xuất tiết âm đạo, đau lưng dưới, và các triệu chứng đường tiết niệu có thể biểu hiện.

Giai đoạn ung thư cổ tử cung

Giai đoạn bệnh liên quan đến lâm sàng và gồm có khám khung chậu qua gây mê bằng soi bàng quang và soi trực tràng. X quang ngực, X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch và CT ổ bụng được sử dụng để phát hiện sự di căn. Hệ thống các giai đoạn và tác động của nó để tiên lượng được chỉ ra ở Bảng. Khoảng 47% bệnh nhân giai đoạn I, 28% giai đoạn II, 21% giai đoạn III, và 4% giai đoạn IV.

Điều trị ung thư cổ tử cung

Ung thư tại chỗ được điều trị bằng sinh thiết hình nón. Giai đoạn I của bệnh nên được điều trị bằng cắt toàn bộ tử cung hoặc xạ trị. Giai đoạn II–IV thường được điều trị bằng xạ trị, thường tiến hành bằng xạ áp sát hoặc xạ trị ngoài, hoặc kết hợp cả hai. Phẫu thuật khung chậu thường ít được sử dụng để kiểm soát bệnh, đặc biệt là bệnh dễ tái phát hoặc dai dẳng. Phụ nữa giai đoạn cao (IIB – IVA) thường kết hợp hóa trị và xạ trị. Hóa trị hoạt động như một thuốc làm cho các tế bào khối u nhạy cảm với bức xạ trị liệu. Hydroxyurea, 5-fluorouracil (5FU), và cisplatin được chỉ ra là có kết quả triển vọng khi kết hợp với xạ trị.

Cisplatin, 75 mg/m2 IV trên 4 h vào ngày 1, và 5FU, 4 g truyền 96-h vào ngày 1-5 của xạ trị, là phác đồ thường dùng. Tỷ lệ tái phát bệnh giảm 30-50% sau mỗi đợt điều trị. Giai đoạn cao được điều trị giảm nhẹ bằng các thuốc (cisplatin, irinotecan, ifosfamide).

0/50 ratings
Bình luận đóng