Bạn thử dùng tay sờ vào đầu, có sờ thấy những khối hoặc nhiều khối lồi lên hay không ? Các khối đó trước đây chưa từng có ư ? Đừng lo, đó chẳng qua là miếng xương thừa (Exostoses)- một hiện tượng tăng sinh xương vô hại. Thế nhưng nếu bạn sờ thấy một khối cưng cứng ở nách nhưng không đau, thì có lẽ khá nghiêm trọng đó ! Nhất là nó xuất hiện trên những chị em đã lâu không đi chụp X quang kiểm tra vú.

Bất cứ phần nào trên cơ thể xuất hiện khối u, mọi người đều giật mình lo sợ, thậm chí hơi hốt hoảng. Thật ra, bạn không cần phải lo lắng thái quá. Chương này sẽ giúp các bạn tìm hiểu một số khối u thường gặp, cho bạn biết khi nào nên lo, khi nào không cần bận tâm. Tuy nhiên nếu phát hiện khối u thực sự, vì để xác định cuối cùng đang xảy ra chuyện gì, thì cũng nên tới bệnh viện kiểm tra cho yên tâm.

Dưới đây xin giới thiệu một số khối u và hiện tượng sưng cần chú ý :

Khối u mỡ (Lipomas) là khối do tích luỹ mỡ dưới da, thường xuất hiện ở những người béo phì, dùng tay sờ vào thấy mềm mềm, có thể xê dịch chỗ, thì bạn không cần phải bận tâm trừ phi khối u bắt đầu thấy đau vì nó to quá hoặc khó coi quá mới nghĩ tới việc xử lý nó.

Khối u xơ (Fibromas) cũng là một thứ u lành khác, thông thường cứng hơn u nêu ở phần trên, đôi khi ở chỗ khác trên cơ thể hình thành tế bào ung thư, di căn tới một nơi nào đó, tích dưới làn da nơi đó một khối u. Trong tình hình này, da nơi đó sẽ có một màu khác. So với các u lành tính khác, khối u ung thư sờ thấy cứng hơn, không dễ xê dịch như u lành tính.

Nếu phát hiện bị xuất huyết dưới da (Supficial Bleeding), vị trí xuất hụyết sẽ có một khối sưng khác màu, đó là do tụ máu mà ra. Hiện tượng này thường xuất hiện sau một lần tai nạn, dù bị thương hết sức nhẹ cũng có khối sưng và xuất huyết dưới da. Nhưng còn một trạng thái thường gặp, đó là khi lấy mẫu máu để xét nghiệm, thường phải chọc cây kim vào da, chích một lỗ nhỏ vào tĩnh mạch, sau khi rút kim ra, lỗ đó không thể tự lành lập tức, máu vẫn còn tiếp tục chảy ra, chảy tới tổ chức dưới da ở xung quanh, tuỳ lớn nhỏ của lỗ, máu đông kết sẽ trở thành một huyết khối, vài ngày sau khi sờ trúng, cứ như một khối u. Tình trạng này thường xuất hiện trên những người dễ bị chảy máu như người đang dùng thuốc aspirin, hoặc thuốc chống đông máu. Hoặc mũi kim sử dụng bị hư khiến động mạch bị một lỗ to, cùng có thể do y sĩ không tìm thấy tĩnh mạch, chích hơn một lỗ, mới có thể lấy được máu. Dù sao, những khối sưng này cuối cùng cũng sẽ tự biến mất.

Cách kiểm tra tia Xquang mạch máu (Angiogram) cũng có thể gây nên tình trạng tương tự. Vì phải chích thuốc cản quang vào trong hệ tuần hoàn, để có thể nhìn thấy rõ mạch máu dưới tia X quang, do mũi kim chích vào động mạch, – thông thường là động mạch ở bẹn, chớ không phải tĩnh mạch – cho nên, sẽ gây chảy rỉ máu dưới da, tất nhiên sẽ nghiêm trọng hơn trường hợp lấy mẫu máu nêu trên, vì máu trong động mạch mạnh hơn nhiều. Sau khi ống chích máu rút ra, máu sẽ chảy ra, đi vào tổ chức đùi và bụng dưới, khiến cả khu này trở nên màu đỏ, đen, xanh và vàng (màu sẽ thay đổi theo thời gian), và có hiện tuợng sưng. Số máu rỉ ra này thường được hấp thụ trở lại, nhưng khối u cứng sẽ ở lại khoảng vài tuần thậm chí vài tháng. Nếu gặp trường hợp này các bạn chớ nên lo lắng, vì cuối cùng nó cùng sẽ biến mất. Nhưng nếu chỗ đó có hiện tượng mạch đập, cho thấy động mạch nơi đó đang bị chảy máu, phải lập tức tìm tới bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Trong cơ quan bị thương hoặc nhiễm bệnh, cũng có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết, khiến cơ quan bị sưng, sờ cứ như là bị khối u. Ví dụ cụ thể là : khi lách bị biến chứng gì đó đang xuất huyết, khi người bệnh sờ bụng cứ như đang bị khối u.

Nếu chất dịch bị tích tụ trong một khung kín, không thể thoát ra ngoài, đồng thời lại bị viêm nhiễm, cũng có thể gây sưng, con người khó tránh khỏi có lần bị triệu chứng sưng, có cái ở bên ngoài dễ nhìn thấy, như trong lợi hoặc mao mạch da. Cũng có khi xuất hiện ở cơ quan bên trong như gan, phổi, mật chẳng hạn. Khi sờ vào chỗ sưng này cứ như khối u, đè nó thì lõm xuống, vì trong đó chứa nhiều mủ.

Những hạch ở cổ, háng, nách hoặc sau khuỷu tay, thông thường chúng ta khó có thể sờ thấy, trừ phi chúng vì một lý do gì đó bị sưng. Chức năng của các tuyến này là một máy lọc, bất cứ những gì bị chúng lọc vào tích tụ ở lại như virus, vi khuẩn, tế bào ung thư… đều có thể khiến hạch bị sưng. Để biết rõ tính chất của hạch, chúng tôi xin chia ra 2 nguyên tắc sau :

  • Hạch to không đau coi chừng hạch ác tính.
  • Hạch to đau : là viêm nhiễm, muốn chắc chắn nên xét nghiệm thêm.

Đôi khi khối u chỉ là một cơ quan nào đó rời vị trí của mình đi tới một nơi khác. Ví dụ : thận không có ở vùng lưng thắt, mà rơi vào một vị trí thấp hơn, cho nên bạn sờ thấy nó ở bụng. Có nhiều lần tôi chẩn đoán cho những người bệnh mà thậm chí bác sĩ khám đã rất lo âu vì trong bụng có khối u, sau đó mới phát hiện hoá ra là quả thận xuống “phía nam” mà thôi. Có khi lại là một số tế bào ung thư di căn tới một cơ quan đáng lẽ rất khoẻ mạnh, nhưng lại bị chẩn đoán thành một khối u mới mọc, như gan rất dễ bị các tế bào ung thư khác di căn. Khi bị tế bào ung thư xâm nhập, di căn, trèn bụng phải xuất hiện một khối u cứng và hình dạng không đều (lồi lõm không trơn), không có cảm giác đau, đây là một tin xấu.

Có vài cơ quan trong cơ thể là dạng nang dịch, chất tiết bên trong phải nhờ ống thải ra ngoài. Khi các ống bị tắc nghẽn, chất dịch quay về bên trong cơ quan, khiến nó bị trướng to lên, cứ như một khối u. Ví dụ : như tuyến nước bọt, biết tiết ra nước bọt nhờ đường ống thông tới khoang miệng, nếu đường ông có sỏi, hoặc bị tắc nghẽn do viêm nhiễm (như bị quai bị chẳng hạn), tuyến nước bọt cứ tiết ra nước bọt, nhưng lại không thể đi vào khoang miệng, còn quay lại tuyến nước bọt, khiến cả bên má đều sưng lên.

Một trường hợp tương tự cũng xuất hiện trên tuyến nhờn nhỏ dưới da, tuy nhiên không gây chú ý lớn. Nếu như mao mạch bề mặt da bị viêm nhiễm, chất nhờn tiết ra bị quay về tuyến nhờn, cuối cùng hình thành một khối sưng nho nhỏ đau đớn, chính là mụn, nếu tiếp tục to lên sẽ là mụn mủ.

Túi mật phụ trách cất trữ mật được tiết ra từ gan, sau đó đưa mật qua đường ống tới ruột, giả sử ống mật bị tắc nghẽn – thông thường do khối u gần bụng gây nên, thường gặp nhất là khối u tụy tạng – khiến mật quay lại túi mật và sưng to, thông thường chúng ta không thể sờ thấy, chỉ khi nhờ bác sĩ kiểm tra mới phát hiện. Hiện tượng sưng túi mật này không gây đau, nhưng lại là triệu chứng điển hình về ung thư tụy tạng, vì nếu sỏi tắc nghẽn túi mật, thông thường không to đến nỗi có thể sờ thấy, thường sau một thời gian số sỏi này được di chuyển sang chỗ khác.

Khối u không do bệnh

Một ví dụ khác là trong bụng có một khối u như ung thư, thật ra nó có thể chỉ là một bàng quang đầy nước tiểu. Khi bàng quang tích lũy tới một mức độ nào đó, bàng quang sẽ thông báo cần phải đi tiểu.

Trên cơ thể nam giới, đường tiểu nằm sát với tiền liệt tuyến, nếu tiền liệt tuyến bị phì đại (người lớn tuổi thường có tình trạng này), sẽ có hiện tượng bị tắc nghẽn trong đường tiểu. Nước tiểu quay về bàng quang, tích tụ tại đó, sau một khoảng thời gian, bàng quang sưng to, và thành bàng quang to lên để chứa hết số nước tiểu đó, khiến người ta dễ ngộ nhận đó là một khối ung thư. Thật ra đó có thể chỉ là một tiền liệt tuyến sưng to, chỉ cần cắt bỏ chúng đi, khối nghi là ung thư kia sẽ biến mất.

Trường hợp tắc nghẽn quay ngược chất dịch và sưng to cũng có thể xuất hiện ở động mạch và tĩnh mạch. Giả sử trong tĩnh mạch giãn có một huyết khối, dù xảy ra trong chỗ nào trên cơ thể, cũng khiến máu trong mạch máu bị tắc nghẽn và quay ngược, hình thành hiện tượng sưng.

Nếu phát sinh ở tĩnh mạch của tinh hoàn, sẽ hình thành giãn tĩnh mạch thừng tinh ; nếu xảy ra ở trực tràng, sẽ hình thành trĩ ; nếu trên đùi, sẽ khiến chân bị sưng.

Đa số khối cứng hoặc hiện tượng sưng đều là lành tính, chỉ có một số’ ít là triệu chứng ung thư, hoặc do viêm nhiễm, do máu hoặc các chất dịch khác bị tắc nghẽn mà ra.

Khi chúng ta kiểm tra kỹ một khối u hoặc hiện tượng sưng đặc biệt, xin ghi nhớ một nguyên tắc, nếu khối đó sưng một cách đột ngột lại bị đau, đa số do phần đó bị viêm hoặc bị thương, nhưng nếu hiện tượng sưng phát sinh dần dần mà không có cảm giác đau, thì có thể là khối u rồi.

Ngoài ra, xin chia sẻ với các bạn một định luật số 7 : nếu khối u xuất hiện duy trì khoảng 7 ngày, rất có thể do viêm nhiễm ; trong 7 tháng có thể là Ung thư ; trong 7 năm, chỉ có thể là bẩm sinh mà thôi. Thứ nào có thể do bẩm sinh nhỉ ? Ví dụ : sưng nang trên một chỗ nào đó trên cơ thể, cần phải phân biệt sưng nang như thế nào ? Nặn cho mủ chảy ra, nó sẽ nhỏ hơn, nhưng một khoảng thời gian sau nó, được nhồi đầy lại sưng trở lai.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : KHỐI U KHÔNG DO BỆNH

Khả năng mắc bệnhBiện pháp xử lý
(Dù bạn suy đoán như thế nào cũng phải tìm tới bác sĩ)
1. Cục xương thừa (xương tăng sinh trên đầu)Không tác hại.
2. Khối u mỡ (nằm dưới da được cấu thành bởi mỡ.)Nếu vì không đẹp có thể dùng phẫu thuật cắt bỏ.
3. u xơ (nằm trong tổ chức tăng sinh trơn dưới da)Lành tính.
4. Tế bào ung thư dưới da.Thuốc chống ung thư.
5. Khối nhỏ biến màu dưới da do bị thương hoặc xét nghiệm máu. Vô hại, sẽ tự biến mất.
6. Cơ quan do xuất huyết và sưng to.Chẩn đoán và điều trị.
7. Làm mủ.Kháng sinh và nặn bỏ mủ.
8. Sưng hạch bạch huyết (có thể do viêm nhiễm, cũng có thể do chứng bệnh ác tính.)Nếu bị viêm, dùng thuốc kháng sinh ; nếu là ác tính, phải nhanh chóng điều trị.
9. Cơ quan di chuyển chỗ.Không cần xử lý.
10. Tắc nghẽn đường ống cơ quan như túi mật, tuyến nước bọt …Có thể phải mổ để thông chỗ bị tắc.
11. Đường tiểu bị tắc, tạo nên nước tiểu quay ngược.Tìm ra nguyên nhân căn bệnh như sưng tiền liệt tuyến, để tiến hành điều trị.
12. Động mạch hoặc tĩnh mạch bị tắc, khiến máu quay ngược.Thuốc men hoặc phẫu thuật.

0/50 ratings
Bình luận đóng