Bệnh đái tháo đường còn gọi là tiểu đường, một bệnh do Glucoza trong máu, trong nước tiểu lọt ra vì hoạt động của thận suy yếu.

Y học hiện đại về bệnh : cho bệnh tiểu đường là một tình trạng tăng Glucoza huyết mạn tính do di truyền và hậu quả của nhiều yếu tố như:

– Dùng Cortizon, ACTH hoặc tiêm liên tiếp những liều lớn Hormon thuỳ trước tuyến yên gây ra bệnh tiểu đường.

– Trong chứng tăng năng tuyến giáp nhiều khi gây ra Glucoza niệu.

– Trong bệnh to đầu chi và hội chứng Cushing cũng gây giảm mức dung nạp Glucid.

– Chứng béo phì làm tăng nhu cầu của cơ thể về Insulin và làm cho các tế bào của đảo Langerhans bị quá tải.

– Ngoài ra, viêm tuyến tuỵ, u tuyến tuỵ, sỏi tuyến tuỵ, ăn nhiều thức ăn chứa nhiều Calo cũng gây ra bệnh tiểu đường.

Triệu chứng:

– Bệnh khởi phát chỉ có tăng Glucoza máu lúc đói và sau 2 giờ khi ăn.

– Bệnh toàn phát, với triệu chứng đầy đủ là ăn nhiều, uống nhiều đái nhiều (đái ra Glucoza). Bệnh nhân ăn nhiều, Glucoza trong máu tăng cao, nhưng gầy nhanh chia 2 thể bệnh:

+ Ở người lớn tuổi: thể tiểu đường không gầy, thường nhẹ (không thiếu Insulin).

+ Ở người trẻ tuổi: thể tiểu đường nặng (thiếu Insulin).

Diễn biến: chữa thì bệnh ổn định, nhưng không khỏi hẳn, vẫn sống và làm việc như thường. Không chữa hoặc chữa không tốt thì người gầy dần và xuất hiện biến chứng:

– Nhiễm khuẩn (mụn nhọt, viêm lợi, viêm da, lao phổi).

– Thoái hoá: nhiễm mỡ xơ mạch, đục nhân mắt, tắc động mạch chi, hoại tử, thận hư, nhồi máu cơ tim, hạ đường huyết, hay gặp ở bệnh người già.

– Hôn mê do Xeton (ở người già, ít khi gặp hôn mê Xeton mà thường gặp hôn me do tăng thẩm thấu, xảy ra khi người bệnh bị mất nước nhiều, hoặc dùng lợi tiểu nhiều).

– Chết vì nhiễm khuẩn nặng.

Y học cổ truyền: Gọi bệnh tiểu đường là tiêu khát. Tiêu có nghĩa là đốt, khát là khát khao, vì đốt cháy bên trong nên khô khát dữ tợn. Triệu chứng là uống dữ, ăn dữ và đái cũng dữ. Do nguyên nhân:

– Ăn nhiều đồ ngon ngọt béo bổ quá. Nội kinh lập luận: ăn nhiều vật béo làm nóng trong tân dịch khô dáo phải cần nước, nước uống vào lại bị đốt cháy hết ngay, cho nên khát, càng khát lại càng tiêu (đốt), ăn nhiều đồ ngọt lại sinh đầy, cho nên khí tràn lên trở thành tiêu khát. Vì vậy, ăn uống không tiết độ là nguyên nhân chủ yếu gây nên tiêu khát.

– Tinh chí. Tinh thần bị khích thích quá mức dễ sinh ra tiêu khát tái đi tái lại.

– Phòng dục quá độ làm cho kiệt hết tinh khí mà sinh bệnh. Tất cả yếu tố đó tích luỹ thành thận âm hư

Người bệnh tiểu đường nên ăn uống như thế nào?

Dùng thức ăn hợp lý giúp cho tạng khoẻ, hoạt động trở lại bình thường, không để đường Glucoza trong máu, trong nước tiểu lọt ra là phương pháp chữa bệnh chủ động nhất. Trước đây, nhiều người lập luận là nên ăn ít phần đường, bột mà ăn nhiều đạm và dầu mỡ thay thế thì trong máu sẽ phải ít đường đi; nên đã khuyên người bệnh ăn nhiều thịt, cá trứng, sữa và ít ăn bánh mỳ, cơm khoai… Nhưng bệnh không khỏi vẫn phải tiếp tục bị động tiêm Insulin hoặc uống thuốc mới gĩư được đường Glucoza trong máu tạm thời.

Ngày nay, người ta nghiệm thấy là khi ăn bột có đủ phần xơ thì bột sẽ biến thành đường Glucoza rất chậm để vào máu, đồng thời Insulin được tiết ra điều hoà và được sử dụng hữu hiệu hơn, cần ít Insulin hơn. Hoạt động thể dục cũng giảm được một phần nhu cầu Insulin. Gần đây, mới được biết vai trò quan trọng của chất Cromium trong Insulin. Thiếu chất crom thì Insulin không được sử dụng hữu hiệu. Crom có trong võ hạt ngũ cốc và đặc biệt có nhiều trong men.

Ngoài ra, người ta cũng đã phát hiện trong máu của người bệnh tiểu đường chứa nhiều Vitamin nhóm B, nhất là Vitamin B6, B2 mà Vitamin nhóm B cũng như chất xơ đều có đầy đủ trong hạt ngũ cốc Lứt và trong rau đậu, hoa, quả. Do đó, nhiều người bệnh tiểu đường đã được chữa khỏi hoặc ổn định lâu dài bằng cách ăn uống hợp lý.

Thức ăn:

– Cơm gạo Lứt 60%, đậu đỏ, đậu đen, ngô, kiều mạch hoặc bo bo mỗi thứ 10%. Thực phẩm chứa nhiều Vitamin nhóm B và chất xơ đặc hiệu đối với tiểu đường, nó giúp chuyển hoá chất đường bình thường, tăng cường hoạt động bình thường, tăng cường hoạt động của tuỵ.

Gạo lứt tác dụng tốt cho các bệnh đường ruột
Gạo lứt tác dụng tốt cho các bệnh đường ruột

– Bí đỏ có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của tuỵ, thúc đẩy phát triển chất Insulin, nấu hoặc xào (không cho đường).

– Đậu đỏ hầm nhừ với bầu và hẹ cũng rất hiệu quả.

– Cà rốt, ngó sen có nhiều chất xơ, tác dụng ngăn chặn trị số đường huyết cao.

– Các loại hành, tỏi có tác dụng nâng cao hấp thu Vitamin B, giúp chuyển hoá đường được bình thường. Ăn những thứ này cùng với loại rau có nhiều Vitamin cũng có hiệu quả tốt.

– Các loại nấm hương, mộc nhĩ tăng hiệu quả của Vitamin D trong cơ thể, có tác dụng phân giải xử lý thành phần đường dư thừa.

– Một trong những lý do tăng nhanh trị số đường huyết là thiếu chất khoáng. Nước tương trong Thực dưỡng (không chế biến qua hoá chất) và các loại rong biển, những thứ này chứa nhiều loại khoáng, men, Iốt, Canxi… ăn lẫn với cá nhỏ, nghêu, sò cũng tôt.

– Nếu cơ thể suy nhược, có thể ăn thức ăn bổ như nầm, mộng, men, khoai mài… chẳng hạn có tác dụng phục hồi sức khoẻ.

– Đậu phụ có nhiều đạm thực vật, có cả Vitamin B1, B2. Những chất này có tác dụng tốt về phân giải chất đường trong cơ thể, mỗi ngày ăn một bìa đậu phụ sống thì ngăn chặn đường huyết cao.

– Ngoài ra còn dùng “canh lách lợn” nấu với rau ngô (bắp) là món canh đặc hiệu để trị tiểu đườngtrong thời kỳ đầu. Dùng một cái lách heo với 20g râu ngô nấu canh ăn cả lách hoặc chỉ uống nước canh cũng được. Có thể ăn liền từ 03 đến 07 ngày. Mỗi ngày 1/2 cái lách với người bệnh nhẹ. Bệnh nặng dùng 01 đến 1,5 cái. Có thể thêm một thứ rau khác nấu ăn cho đổi món cũng được.

Nước uống:

– Nước sắc đậu đỏ, sữa đậu nành, cam thảo, kiều mạch, rong biển, vỏ vú sữa…

– Nước ép các loại rau: cà rốt, cần tây, cải bắp, lá tía tô, lá củ cải. rau ngổ, lá chè tươi. Nước “Địa hoàng” còn gọi là cam địa hoàng, đại sinh địa, có tác dụng ức chế đường trong nước tiểu, nó ức chế các thức ăn có Hydrat Cacbon phân huỷ thành đường. Mỗi ngày dùng 30 – 50g sắc 02 lần, mỗi lần 300ml sắc còn 200ml. Uống 02 lần sáng và chiều, mỗi lần 200ml là loại nước uống đặc hiệu để trị tiểu đường. Uống liên tục đến khi nào bệnh ổn định thì giảm dần liều lượng mỗi ngày chỉ cần 06-12g cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Cơm gạo lứt tốt cho bệnh tiểu đường
Cơm gạo lứt tốt cho bệnh tiểu đường

 Một số món ăn cho người bệnh tiểu đường

  1. Tim lợn rang: Tim lợn tươi 01 cái, muối vừa đủ. Tim lợn rửa sạch, để ráo nước, bỏ vào nồi rang, rắc muối lên, dùng lửa nhỏ, rang độ 01 giờ, sai đó bỏ muối, ăn tim khi còn nóng. Ngày ăn 01-02 lần. Thích hợp cho người bệnh tiểu đường phát phong hàn cảm mạo, có công hiệu tán hàn, giải biểu.
  2. Cháo Hạnh nhân: Hạnh nhân 15g, gạo trắng 50g. Hạnh nhân bỏ vỏ, đầu nhọn, ép lấy nước mấu với gạo thành cháo. Ăn nóng vào buổi sáng và tối. Thích hợp với người bệnh tiểu đường viêm khí lên nghịch, có tác dụng giáng khí dứt suyễn.
  3. Cá dứt ho: Cá chép 250g, giấm 200ml. Giấm cho vào nước vừa lượng nấu cá, không cho muối. Ăn cá, uống nước tùy thích. Thích hợp với người bệnh tiểu đường viêm khí quản đờm nhiều ứ trệ, có tác dụng khử thấp hóa đờm.
  4. Thịt lợn hầm Hạ khô thảo: Hạ khô thảo 20g, thịt lợn nạc 50g. Hai thứ đem nấu cháo trên lửa nhỏ. Thích hợp với người bệnh tiểu đường cao huyết áp, can dương thượng kháng, có tác dụng thanh can nhiệt, tán uất kết, giáng huyết áp.
  5. Gà hầm sâm thị: Đẳng sâm (hoặc Nhân sâm) 10g, Hoàng thị sống 30g, gà 01 con (750g). Gà bỏ lông, nội tạng, rửa sạch, cho hai vị thuốc vào nấu đến khi gà rục xương, cho gia vị vừa ăn. Ăn từ 10-15 ngày. Thích hợp với người bệnh tiểu đường phát bệnh vành tim, tâm khí hư nhược, có công hiệu hòa huyết thông kinh mạch.
  6. Hẹ xào tôm: Thịt tôm tươi 500g (tôm khô 250g), rau hẹ 150g, gia vị vừa lượng. Tôm đem ngâm nước cho mềm bỏ vào chảo dầu xào với hẹ., thêm gia vị vừa đủ. Ăn với cơm. Thích hợp với người bệnh tiểu đường kèm theo lãnh cảm, thận dương hư tổn, có tác dụng ôn thận trợ dương.

Thực đơn cho người tiểu đường

Món 1: CHÁO RAU CHÂN VỊT

Nguyên liệu:

  • Rễ rau chân vịt: 250gr – Kê kim ngân: 10gr.
  • Gạo tẻ một lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

Rau chân vịt rửa sạch xắt nhó, cho rau chân vịt và kê kim ngân vào nồi nấu sôi khoảng 30 phút rồi mới cho gạo vào nấu đến khi thành cháo.

Cách ăn: Thay món ăn sáng và tối.

Công hiệu: Nhuận trường, làm bớt cảm giác khát nước.

Món 2: BAO TỬ DÊ HẦM

Nguyên liệu:

  • 250gr bao tử dê – 50gr sơn dược.

Cách chế biến:

Bao tử dê xắt sợi cho vào nồi luộc chín rồi mới cho sơn dược vào hầm chín nhừ. Cho thêm ít muối vào trước khi dùng.

Cách ăn: Ăn lúc bụng đói.

Công hiệu: Lợi tiểu, bớt khát nước.

Món 3: CANH XƯƠNG HEO NẤU PHỤC LINH

Nguyên liệu:

  • Xương sống heo 500gr – Thổ phục linh 50 – 100gr.

Cách chế biến:

Cho xương heo vào nồi, đổ khoảng 3 chén nước vào, nhớ vớt bọt, chờ sôi nhiều lần mới cho phục linh vào tiếp tục nâu đến chín.

Canh ăn: Ăn vào bữa sáng hoặc ăn chung với các bữa ăn.

Công hiệu: Khỏe tì vị.

Món 4: CÁ DlẾC NÂU TRÀ

Nguyên liệu:

  • Cá diếc: 500gr
  • Trà xanh: 1 lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

Cá làm sạch nhưng phải để lại vẩy. Cho cá và trà vào nồi nấu cho đến khi chín hẳn.

Cách ăn: Ăn cá uống canh.

Công hiệu: Bổ hư, giải cơn khát.

0/50 ratings
Bình luận đóng