Khái niệm
Trên lưỡi xuất hiện những điểm ban mầu đen xanh gọi là ứ ban.
Lưỡi nổi ứ ban là một từ chưa tìm thấy trong các sách vở y học cổ đại, chỉ thấy trong các sách vở cận đại mới ghi chép bệnh này. Đại để là chứng lưỡi nổi ứ ban ở cổ đại đã bao gồm giới thiệu trong chứng lưỡi tía xanh. Nhưng nói đúng ra lưỡi tía xanh của chứng nổi ứ ban thì tối sầm, hơi có sắc đen, nhỏ thì thành từng nốt gọi là ứ điểm, những ứ điểm liên kết thì thành ứ ban. Ngoài ra lưỡi tía xanh có chủ bệnh khá nhiều còn lưỡi nổi ứ ban thì chỉ nói riêng một loại ứ huyết, vì thế cần thiết phải đem chứng này thảo luận thành một chuyên mục.
Phân biệt
Lưỡi nổi ứ ban: Thường gặp ở chứng ứ huyết, biểu hiện chủ yếu lâm sàng là: Lưỡi có mảng ứ ban và bộ phận ứ huyết tích đọng, có cảm giác nhói đau cố định không di chuyển hoặc có khối tích thũng trướng và áp thống, mạch sắc.
Nguyên nhân hình thành chứng nổi ứ ban, có khi do xuất huyết mà thành ứ đọng, có khi do khí trệ mà thành huyết ứ, cũng có khi do bản thân đầu lưỡi xuất huyết lâu ngày ứ ban, một số trường hợp có thể do tiên thiên phát sinh tức là loại ban này. Nhìn nhận trên lâm sàng thường căn cứ vào xuất hiện ứ ban trên lưỡi có bộ vị khác nhau để phân biệt bộ vị tương ứng do ứ huyết ứ đọng như: chứng đầu lưỡi có ứ ban là do Tâm Tỳ ứ nghẽn, ứ ban ở hai bên rìa lưỡi là do Can Đởm ứ nghẽn…
Nguyên tắc điều trị Lưỡi nổi ứ ban là hoạt huyết hành ứ, nếu kiêm khí trệ thì nên lý khí hoạt huyết. Nếu kiêm khí hư thì nên bổ khí hoạt huyết. Bài thuốc có thể căn cứ vào bộ vị ứ huyết ứ đọng mà tùy chứng chọn dùng như Vương Thanh Nhậm dùng các phương Thông khiếu hoạt huyết thang, Cách hạ trục ứ thang. Thiếu phúc trục ứ thang… Nếu ngay khi mới lọt lòng mà có ứ ban thì không cần phải điều trị.
Trích dẫn y văn
Lưỡi nổi ban cả lưỡi đỏ đơn thuần mà chỉ có một điểm đơn nhỏ là tạng phủ đều bị nhiệt (Thiệt giám biện chứng)