Khái niệm

Rêu lưỡi bị tróc từng mảng không toàn vẹn, nơi bị tróc sáng bóng không có rêu gọi là: “Thiệt bác“ (tróc rêu lưỡi).

Sâu ăn tróc rêu lưỡi và hình trạng giống như sâu ăn của chứng “Trùng toái thiệt” khác nhau. Loại trên là “ Trong rêu lưỡi tróc đi một mảng như đồng tiền hoặc tróc đi vài mảng hoặc đầy lưỡi vằn vện như bản đồ” (Trung y lâm chứng bị yếu). Loại sau là “Lưỡi có nốt đỏ loét thành hang lồi lên giống như sâu ăn cỏ” (Quốc y thiệt chẩn học) Hình thái khác nhau ý nghĩa lâm sàng cũng không giống nhau. Lưỡi tróc rêu phần nhiều thuộc âm hư còn chứng “Trùng toái thiệt” thì chủ về hỏa độc quá thịnh, vì thế cần chẩn đoán phân biệt hai chứng này.

Căn cứ vào mức độ tróc rêu lưỡi nên có các tên khác như “Hoa bác” “Quang bác” nhưng tất cả đều thuộc phạm vi Thiệt bác (Lưỡi tróc rêu).

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Lưỡi tróc rêu do Vị âm hư: Có chứng lưỡi đỏ tróc rêu miệng khô ít tân dịch, chán ăn, ăn không biết ngon hoặc sau khi ăn thì đầy trướng hoặc nôn khan gây nấc thậm chí ế cách, phiên vị, đại tiện khô kết khó bài tiết mạch Tế Sác vô lực.
  • Lưỡi tróc rêu do khí âm ìut: lưỡi đỏ nhạt tróc rêu đoản hơi, mệt mỏi yếu sức, ngũ tâm, phiền nhiệt, mồ hôi trộm, miệng khô họng ráo, mạch Tế Sác.

Phân tích

  • Chứng Lưỡi tróc rêu do Vị âm hư với chứng Lưỡi tróc rêu do khí âm đều hư:Lưỡi tróc rêu do Vị âm hư phần nhiều do ngoại cảm nhiệt bệnh ở thời kỳ cuối, trong Vị có dư nhiệt không hết làm hao thương Vị âm hoặc do bị bệnh ở Vị lâu ngày hoặc do các tật bệnh mạn tính khác lâu ngày âm dịch hao tổn, Vị không có âm dịch để tư dưỡng nhu nhuận cho nên lưỡi tróc rêu, thậm chí bề mặt lưỡi sáng bóng gọi là “Kính diện thiệt” đó là hiện tượng Vị âm bị thương tổn lớn, báo hiệu VỊ âm khô kiệt, tiên lượng không tốt. Chứng lưỡi tróc rêu do khí âm đều hư phần nhiều xuất hiện ở ngoại cảm nhiệt bệnh thời kỳ cuối, nhiệt tà lưu luyên lâu ngày thương âm hao khí đẫn đến khí âm đều hư. Hoặc là mùa hè ra quá nhiều mồ hôi cả tân và khí đều hao thương. Một số bệnh mạn tính ở thời kỳ cuối, cũng có thể do ốm lâu mà khí âm đều tổn thương dẫn đến tróc rêu lưỡi.

Yếu điểm biện chứng: Tróc rêu lưỡi do Vị âm hư thì chất lưỡi đỏ sẫm hoặc sáng tía có vết nứt và kiêm các chứng trạng. Vị mất hoà giáng như kém ăn, Sau khi ăn thì trướng đầy, oẹ khan sinh nấc. Tróc rêu lưỡi do khí âm đều hư thì chất lưỡi đỏ nhạt kiêm các chứng khí hư như đoản hơi biếng nói tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi và các chứng trạng âm hư như ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm và miệng khô táo bón…

Tróc rêu lưỡi do Vị âm hư nguyên tắc điều trị là phải tư dưỡng Vị âm thường dùng các phương ích Vị thang, Sa sâm mạch đông thang, Tróc rêu lưỡi do khí âm đều hư nguyên tắc điều trị là bổ khí dưỡng âm thường dùng phương Sinh mạch tán.

Trích dẫn y văn

  • Lưỡi tróc mảng như sâu ăn, rìa lưỡi có rêu nhớt là do thấp đàm uất tích (Quốc y thiệt chẩn học).
  • Rêu lưỡi “ Nếu biến đi đột ngột không sinh rêu mới hoặc như tróc mảng lốm đốm loang lở như đậu hủ rải trên mặt lưỡi chỗ này một điểm chỗ kia một điểm tản mạn không liên tục đều là nghịch chứng, Phần nhiều do sai lầm dùng thuốc công phạt tiêu đạo hoặc là sai lầm dùng biểu được dẫn đến Vị khí và Vị dịch bị tàn phá suy kiệt cho nên có chứng hậu ấy (Trung Quốc chẩn đoán học).
0/50 ratings
Bình luận đóng