Bào chế ĐÀO NHÂN-Prunus persica (L.) Batsch.

ĐÀO NHÂN Tên khoa học vị thuốc: Semen perricae Tên khoa học cây Đào: (Prunus persica (L.) Batsch.), họ Hoa hồng (Rosaceae). Bộ phận dùng: Nhân hạt đào. Nhân hạt đào cũng giống hạnh nhân nhưng rộng và đẹp hơn, thứ nhân vỏ mỏng sắc vàng nâu, nhân trong sắc trắng, có nhiều dầu là tốt. Thứ vỡ nát, mọt, đen là kém, không dùng. Trung Quốc dùng cây Prunus persica Batsch, cùng họ. Thành phần hóa học: Nhân chứa tinh dầu, amygdalin, colin và acetylcolin… Tính vị – quy … Xem tiếp

Bào chế HOÀNG LIÊN-Coptis sinensis Franch

HOÀNG LIÊN Tên khoa học: Coptis sinensis Franch.; Họ hoàng liên (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ. Rễ to bằng đầu đũa, khúc khuỷu, ít rễ con, nhiều nhánh như bàn chân gà, ngoài vàng sẫm, trong vàng tươi, cứng, chắc, khô, không vụn nát là tốt. Việt Nam còn dùng thứ rễ gọi là thổ hoàng liên (Thalietrum petalaideum L., cùng họ), rễ to hơn, ít khuỷu, ít vàng. Thành phần hóa học: có 5 – 8% alcaloid toàn phần, trong này chủ yếu là berberin, đến coptisin, panmatin, … Xem tiếp

Bào chế LÔ HỘI-Aloe sp

LÔ HỘI Tên khoa học: Aloe sp.; Họ hành tỏi (Liliaceae) Bộ phận dùng: Nhựa cây đã chế biến. Khối nhựa khó, sắc đen vàng, hơi có ánh bóng, dễ nát không lẫn tạp chất là tốt. Thành phần hóa học: Có chất aloin, aloeemodin. Tính vị – quy kinh: vị đắng, tính hàn. Vào bốn kinh can, tỷ, vị, đại trường. Tác dụng: Thông đại tiện, thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, thường dùng làm thuốc xổ, có đôi khi dùng làm thuốc mạnh dạ dày, thông kinh nguyệt. … Xem tiếp

Bào chế MẪU ĐƠN BÌ-Paeonia suffruticosa Andr.

MẪU ĐƠN BÌ Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andr.; Họ mao lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: Vỏ, rễ. Vỏ sắc đen nâu, thịt trắng, nhiều bột, vỏ dày rộng, không dính lõi, mùi thơm là tốt. Thành phần hóa học: Vỏ rễ chứa một loại glucosid, sau khi vào cơ thể phân giải thành paenola và glucose. Ngoài ra còn, acid benzoic, tanin v.v… Tính vị – quy kinh: Vị cay, đắng, tính hơi hàn. Vào bốn kinh tâm, can, thận và tâm bào. Tác dụng: Thanh huyết nhiệt, tán … Xem tiếp

Bào chế vị thuốc Ô DƯỢC Lindera myrrha (Lour) Merr.; Họ long não (Lauraceae)

Ô DƯỢC Tên khoa học: Lindera myrrha (Lour) Merr.; Họ long não (Lauraceae) Bộ phận dùng: Rễ. Rễ như đùi gà (ô dược đùi gà) khô mập chỗ to nhỏ không đều, rắn chắc, vỏ nâu, thịt vàng ngà, sạch rễ, không mọt, trơn nhẵn, có hương thơm là tốt. Ở miền Nam có cây cũng được gọi là ô dược, cây rất to, gỗ làm bàn ghế, nhựa làm nhang, rễ dùng làm thuốc cần nghiên cứu thêm. Thành phần hóa học: (của cây ô dược Trung Quốc, Lindera … Xem tiếp

Bào chế TANG BẠCH BÌ (vỏ rễ dâu tằm) Morus alba L.; Họ dâu tằm (Moraceae)

TANG BẠCH BÌ (vỏ rễ dâu tằm) Tên khoa học: Morus alba L.; Họ dâu tằm (Moraceae) Bộ phận dùng: vỏ rễ (cây dâu non), vỏ khô tẩy trắng, dày, dài trên 15cm đã bỏ hết lõi, không mốc, không vụn nát là tốt. Thành phần hóa học: Có pectin, ßamyrin, acid hữu cơ và một ít tinh dầu, tanin. Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào kinh phế. Tác dụng: Tả phế, hành thủy, tiêu đờm. Công dụng: – Dùng sống: trị thấp. – Tẩm sao: … Xem tiếp

Bào chế THUYỀN THOÁI (xác ve sầu) Cryptotympana pustulata

THUYỀN THOÁI (xác ve sầu) Tên khoa học: Cryptotympana pustulata Fabricius; Họ ve sầu (Cicadae) Bộ phận dùng: Xác lột của con ve sầu khi lấy ở dưới đất lên. Xác khô, vàng, còn nguyên con, không vụn nát là tốt. Kim thuyền thoái màu vàng là thứ tốt nhất, nhưng hiếm có. Thuyền hoa là xác ve có rác đất lâu ngày, có một mầm cây cỏ mọc ở trong. Thành phần hóa học: Có chất kitin, còn chưa nghiên cứu rõ hoạt chất. Tính vị – quy kinh: … Xem tiếp

Bào chế Ý DĨ NHÂN (bo bo) Coix lachryma-jobi L.; Họ lúa (Poaceae)

Ý DĨ NHÂN (bo bo) Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L.; Họ lúa (Poaceae) Bộ phận dùng: Nhân hạt. To, khô, chắc đều, sạch vỏ, sạch cám, trắng như gạo nếp, không vụn nát quá, không lẫn tạp chất, không mốc mọt là tốt. Loại những hạt ý dĩ đá cứng, xay không vỡ. Thành phần hóa học: Có tinh bột, chất đạm, acid amin và chất béo. Tính vị – quy kinh: vị ngọt, tính hàn. Vào hai kinh phế, tỳ. Tác dụng: Lợi thủy, thanh nhiệt, kiện tỳ, … Xem tiếp

BẠCH ĐÀN HƯƠNG

BẠCH ĐÀN HƯƠNG Tên khoa học: Premna sp. thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Mô tả: Cây gỗ nhỏ (có thể có kích thước lớn). Nhánh già màu xám vàng; các nhánh non tròn tròn, không lông, có nhiều khía rãnh. Lá mọc đối; phiến lá hình trái xoan hay bầu dục, chóp lá nhọn, gốc tù, tròn, ít khi hình tim, mỏng, mặt trên lục vàng, mặt dưới nhạt màu hơn, dài 16-18cm, rộng 11-13cm; cuống lá mảnh, dài 5-9cm, gân phụ 6 đôi, gân nhỏ song song, mép … Xem tiếp

BA GẠC LÁ NHỎ

BA GẠC LÁ NHỎ Tên khác: Ba gạc lá mỏng; ba gạc đông dương; Huỳnh cầm núi. Tên khoa học: Rauvolfia micrantha Hook.f.; thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Tên đồng nghĩa: Rauvolfia membranifolia Kerr; R. littoralis Pierre ex Pitard; R. indochinensis Pichon Mô tả: Cây bụi cao tới 0,8m. Vỏ thân xù xì, màu vàng đất, không có lông. Lá mọc vòng 3, hơi cứng, dài 5-11cm (có thể tới 15-24cm), rộng 1,5-2,9cm, nhọn hai đầu, mép lá nguyên, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, gân phụ 8-17 … Xem tiếp

CÂY BẮT RUỒI

BẮT RUỒI Tên khác: Bèo đất, Cỏ trói gà. Tên khoa học: Drosera burmanniVahl.; thuộc họ Bắt ruồi (Droseraceae). Mô tả: Cây thảo cao 5-30cm; thân nhẵn gầy, không mang lá nhưng mang hoa ở ngọn. Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ. Hoa đều, lưỡng tính, nhỏ, màu tím nhạt; đài 5; tràng 5; nhị 5; bầu 3 lá noãn hàn liền nhau bởi mép bên. Quả nang mở bằng … Xem tiếp

BÌM BÌM NÚI-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

BÌM BÌM NÚI Tên khác: Bìm núi leo, Rạng leo. Tên khoa học: Porana volubilisBurm. f.; thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Mô tả: Dây leo to, cành không lông. Lá có phiến bầu dục, chót có mũi tù, gốc tròn, không lông, bóng, cuống dài 2,5cm. Chuỳ hoa to, nhiều hoa  màu trắng rất thơm, tràng hình ống như chuông cao 1cm; nhị  5, đính trên ống tràng, bầu 1 ô. Quả nang tròn tròn đường kính 3-4mm, trên có đài đồng trưởng thành 5 cánh bằng nhau, cao  8mm; … Xem tiếp

BÙM BỤP-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

BÙM BỤP Tên khác: Bùng bục, Ba bét trắng, Cây ruông, Bục trắng, Bui bui, Bai bai. Tên khoa học: Mallotus apelta(Lour.) Muell. -Arg.; thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Tên đồng nghĩa: Ricinus apelta Lour. Mô tả: Cây gỗ nhỏ hay cây bụi cao 1-2m hay hơn, có thể tới 5m; cành non có lông màu vàng nhạt. Lá mọc so le, nguyên, hoặc chia thuỳ rộng, có 2 tuyến ở gốc, mép khía răng; cuống lá và mặt dưới của lá có lông dày mịn màu trắng. Hoa đực … Xem tiếp

CÁCH LÔNG MỀM-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CÁCH LÔNG MỀM Tên khác: Cách Nam bộ. Tên khoa học: Premna tomentosa Willd. var. pierreana Dop; thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Mô tả: Cây gỗ thường có kích thước nhỏ. Lá xoan, tròn hay hình tim hoặc cụt ở gốc, thon đều và dài ở đầu, dài 25-30cm, rộng 13-15cm, nguyên, nhẵn ở trên, có lông mềm hình sao ở dưới; cuống có lông mềm hình sao, dài 8cm. Hoa không cuống, thành ngù ở ngọn, có lông nhưng hình sao. Quả hạch màu tím đen. Bộ phận … Xem tiếp

CẢI RỪNG TÍA-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CẢI RỪNG TÍA Tên khác: Rau cẩn, Rau bướm, Hoa tím ẩn. Tên khoa học: Viola inconspicua Blume; thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, có thân ngắn, gốc cứng. Lá mọc chụm lại thành hình hoa thị ở gần gốc. Phiến lá hình tam giác, dài 2,5-5cm, rộng 2-4cm, gốc lõm hình tim, có tai hẹp, đầu nhọn, mép có răng thưa không đều; cuống lá dài 7-9cm (gấp 2-3 lần phiến); lá kèm  màu nâu, mép nguyên, nhọn. Hoa mọc ở nách lá … Xem tiếp