LONG NHÃN-Arillus Longan-Dimocarpus longan Lour.

LONG NHÃN Arillus Longan Áo hạt (cùi) đã phơi hay sấy  khô của cây Nhãn (Dimocarpuslongan Lour.), họ Bồ hòn (Sapindaceae). Mô tả Cùi quả nhãn dày mỏng không đều, rách nứt theo thớ dọc, màu vàng cánh gián hay màu nâu, trong mờ, một mặt nhăn không phẳng, một mặt sáng bóng, có vân dọc nhỏ, dài 1,5 cm, rộng 2 – 4 cm, dầy chừng 0,1 cm, thường thấy cùi kết dính. Thể chất mềm nhuận, dẻo dai, sờ không dính tay. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt đậm. … Xem tiếp

LÃO QUÁN THẢO Herba Geranii thunbergii (Geranium thunbergii Siebold et Zucc.), họ Mỏ hạc (Geraniaceae)

LÃO QUÁN THẢO Herba Geranii thunbergii Bộ phận trên mặt đất đã phơi hoặc sấy khô của cây Lão quán thảo (Geranium thunbergii Siebold et Zucc.), họ Mỏ hạc (Geraniaceae). Mô tả Thân cây mảnh, màu xanh bạc, dài 50-80 cm. Thân và lá có phủ một lớp lông ngắn mịn. Lá mọc đối, dài từ 2-5 cm, có cuống lá dài mảnh, phiến lá tròn, xẻ 3-5 thuỳ sâu. Không có mùi, vị nhạt. Vi phẫu Vi phẫu lá:Biểu bì trên và dưới mang lông che chở và rải … Xem tiếp

Định lượng tinh dầu trong quả Đại hồi (Illicium verum Hook. f., Illiciaceae)

3.3.1.2. Định lượng tinh dầu trong quả Đại hồi (Illicium verum Hook. f., Illiciaceae) * Dụng cụ định lượng: dụng cụ ghi trong DĐVN IV * Phương pháp tiến hành: Cân 20g dược liệu đã được tán nhỏ. Cho dược liệu vào bình cầu cổ mài dung tích 500ml. Thêm 200ml nước cất. Lắp dụng cụ theo hình vẽ. Đun trực tiếp trên bếp điện (qua lưới amiang) hoặc trong bếp cách dầu trong 2 giờ. Ngừng cất. Tháo dỡ dụng cụ. Lấy riêng phần ống hứng tinh dầu. Dùng … Xem tiếp

Bào chế-A NGÙY-Ferula assa – foetida L. Họ hoa tán (Apiaceae)

A NGÙY Tên khoa học: Ferula assa – foetida L. Họ hoa tán (Apiaceae). Bộ phận dùng: nhựa phần gốc của cây a ngụy, đóng lại thành cục, mùi hôi nồng (đặc biệt thứ màu nâu tía), lâu ngày không tan ra là tốt. Nếu thành từng khôi to màu nâu xám, lẫn tạp chất ở trong là kém. Thành phần hóa học: có tinh dầu, chất nhựa (71%) và chất keo hỗn hợp. Tính vị – quy kinh: vị cay, tính ôn, không độc, mùi hôi nồng. Vào hai … Xem tiếp

Sắc ký cột

5.1.   Sắc ký cột   Sắc ký côt là phương pháp sắc ký mà pha tĩnh được nhồi trong một cột hình trụ hở 2 đầu hoặc được tráng trong lòng một mao quản có đường kính trong rất hẹp. Theo nghĩa rộng, sắc ký cột bao gồm cả sắc ký cột cổ điển dùng trong điều chế các chất và sắc ký cột hiện đại thường dùng trong phân tích như HPLC, GC… ở đây chỉ trình bày các kỹ thuật sắc ký cột cổ điển. Với kích thước … Xem tiếp

Xác định các chất chiết được trong dược liệu

2.5. Xác định các chất chiết được trong dược liệu (DĐVN IV, PL 12.10; PL-239)   5.1. Phương pháp xác định các chất chiết được bằng nước Phương pháp chiết lạnh: Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt trong chuyên luận riêng, cân chính xác khoảng 4,000g bột dược liệu có cỡ bột nửa thô cho vào trong bình nón 250 – 300ml. Thêm chính xác 100,0ml nước, đậy kín, ngâm lạnh, thỉnh thoảng lắc trong 6 giờ đầu, sau đó để yên 18 giờ. Lọc qua phễu lọc khô … Xem tiếp

Kiểm nghiệm vi học lá chè-Thea sinensis

Lá chè Dược liệu dùng là lá phơi khô của cây Chè (Thea sinensis Sims.), họ Chè (Theaceae). Đặc điểm vi phẫu Hình 2.4.6a: Sơ đồ tổng quát vi phẫu lá chè Phần gân lá: Gân lá lồi ở cả hai phía. Biểu bì (1) trên và dưới cấu tạo từ những tế bào nhỏ, mặt ngoài biểu bì trên hoá cutin. Mô dày (2) ở phần lồi của lá, các tế bào tròn, nhỏ, thành dày. Mô cứng (7) tạo thành vòng bao quanh bó libe – gỗ gân chính. … Xem tiếp

Bào chế CAN TẤT (sơn khô)-Rhus vernicifera DC.

CAN TẤT (sơn khô) Tên khoa học: Rhus vernicifera DC.; Họ đào lộn hột (Anacardiaceae) Bộ phận dùng: Nhựa cây sơn để khô. Nhựa ở cây sơn chảy thành khối, lâu năm càng tốt, khô cứng, bóng đen. Thành phần hóa học: có chất laccol tương đồng với urushiol dễ bị oxy hóa thành một chát bóng đen, bền; ngoài ra còn có acid palmatic, acid oleic, glycerid. Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào hai kinh can và vị. Tác dụng: Phá ứ huyết, thông kinh … Xem tiếp

Bào chế CÂU ĐẰNG- Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks.

CÂU ĐẰNG Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks.; Họ cà phê (Rubiaceae) Bộ phận dùng: Đoạn thân hay cành có gai hình móc câu. Gai mọc ở kẽ lá, thòng xuống, cong như lưỡi câu, mới mọc sắc xanh, già thành màu nâu, cứng rắn, dùng thứ non có tác dụng mạnh hơn thứ già. Thứ khô, không mốc, mọt, mục, mồi khúc có hai gai ở hai bên là tốt, thứ chỉ có một gai kém giá trị, thứ không có gai thì không dùng. Thành phần hóa … Xem tiếp

Bào chế HẠ KHÔ THẢO-Prunella vulgaris L.

HẠ KHÔ THẢO Tên khoa học: Prunella vulgaris L.; Họ hoa môi (Lamiaceae) Bộ phận dùng: Lấy toàn hoa không lấy cuống và cành. Hoa tự mọc ở đầu cánh, màu nâu tía, khô, thơm, không sâu, mốc, vụn nát là tốt. Quy cách mới: cành có hoa, lá từ đầu hoa trở xuống dài không quá 15cm bỏ gốc rễ. Thứ bị mất bông hoa thì không dùng, Không nên nhầm với cây cải trời tên khoa học là Blumea subcapitate DC, họ cúc, hoa đầu trạng, trắng, trị … Xem tiếp

Bào chế HUYỀN SÂM-Scrophularia buergeriana Miq.

HUYỀN SÂM Tên khoa học: Scrophularia buergeriana Miq.; Họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae) Bộ phận dùng: Rễ (vẫn gọi là củ). Củ béo mập, sắc đen mềm có dầu là tốt. Thứ nhỏ xơ, sắc nhạt là kém. Thành phần hóa học: Alcaloid, acid béo, các loại đường v.v… Tính vị – quy kinh: Vị đắng, hơi mặn, tính hàn. Vào hai kinh phế và thận. Tác dụng: Cường âm, ích tinh, giáng hỏa, hạ thủy. Công dụng: Bổ thận thủy, sáng mắt, lợi đại tiểu tiện, trị thương hàn … Xem tiếp

BÀO CHẾ THUÔC PHIẾN THUỐC

BÀO CHẾ THUÔC PHIẾN THUỐC 1. Định nghĩa Thuốc phiến là những thuốc được chế biến từ các dược liệu thảo mộc, động vật hay khoáng chất bằng cách bào hay thái lát thành từng miếng mỏng, có khi để sống hoặc đã chế biến bằng các cách chế khác nhau như: nung, nướng, chưng, thuỷ phi… Thông thường các thuốc phiến phải được sao tẩm theo yêu cầu điều trị. Thuốc phiến là dạng trung gian dùng để bốc thuốc thang và để chế các dạng thuốc khác như: … Xem tiếp

Bào chế NGA TRUẬT (nghệ xanh, nghệ đen)-Curcumia zedoaria Rosc; Họ gừng (Zingiberaceae)

NGA TRUẬT (nghệ xanh, nghệ đen) Tên khoa học: Curcumia zedoaria Rosc; Họ gừng (Zingiberaceae) Bộ phận dùng: Thân rễ (thường gọi là củ), củ vàng nâu trong sắc xám xanh, mùi thơm đặc biệt; có khi có củ dái hình con quay. Củ khô rất cứng. Thành phần hóa học: Có tinh dầu 1 – 1,5% (chủ yếu là cineol 9,6% zingiberen 35%, 48% secquitecpen), có nhựa, chất dính và bột, chất nhầy. Tính vị – quy kinh: Vị cay, đắng, tính ôn. Vào can kinh. Tác dụng: Hành … Xem tiếp

Bào chế PHÙ BÌNH (bèo cái) Pislia stratiotes L.; Họ ráy (Araceae)

PHÙ BÌNH (bèo cái) Tên khoa học: Pislia stratiotes L.; Họ ráy (Araceae) Bộ phận dùng: Lá. Lá khô không vụn nát là tốt. Bèo có hai loại: bèo cái (lợi thủy), bèo tía (thanh nhiệt giải độc). Thành phần hóa học: Có albumin, chất béo, chất xơ, phospho v.v… Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính hàn. Vào phế kinh. Tác dụng: Phát hãn, trừ phong, hành thủy; làm thuốc giải nhiệt và lợi tiểu. Công dụng: Trị ngoại cảm, đơn độc, trị thủy thũng, nhiệt độc. Liều … Xem tiếp

Bào chế THẠCH QUYẾT MINH (ốc cửu khổng) Haliotis

THẠCH QUYẾT MINH (ốc cửu khổng) Tên khoa học: Haliotis sp.; Họ bào ưng (Haliotidae) Bộ phận dùng: Vỏ như bào ngư ở đáy biển có nhiều loại: H. gigantea Gmelin, H. ovina Gmelin, H. diversicolor Reeve, vỏ có 7 đến 13 lỗ, thường có 9 lỗ. Ngoài vỏ sắc nâu hoặc xanh tía, bên trong trơn nhoáng nhiều màu sắc như xà cừ, khô nguyên vỏ, dày, không mùi hôi là tốt. Không lấy loại không có lỗ. Thành phần hóa học: Chất vô cơ, chủ yếu là calci … Xem tiếp