A NGÙY

Tên khoa học: Ferula assa – foetida L. Họ hoa tán (Apiaceae).
Bộ phận dùng: nhựa phần gốc của cây a ngụy, đóng lại thành cục, mùi hôi nồng (đặc biệt thứ màu nâu tía), lâu ngày không tan ra là tốt. Nếu thành từng khôi to màu nâu xám, lẫn tạp chất ở trong là kém.
Thành phần hóa học: có tinh dầu, chất nhựa (71%) và chất keo hỗn hợp.
Tính vị – quy kinh: vị cay, tính ôn, không độc, mùi hôi nồng. Vào hai kinh tỳ, vị.
Tác dụng: tiêu tích, sát trùng, giải độc, trừ đờm, kích thích thần kinh.
Chủ trị – liều dùng: trừ tích, báng, sốt rét, cam tích, đau bụng, đau tim, trừ mùi hôi thối, tông hơi độc ra. Ngày dùng 2 – 3g.
Kiêng kỵ: người tỳ vị hư yếu thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y: khi dùng nghiền bột, cho thêm vào chút ít hạnh nhân hoặc đào nhân thì dễ nghiền nhỏ.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: lấy thứ tốt, không có tạp chất cắt nhỏ, bỏ vào bát nhám mà nghiền hoặc thêm lẫn với thuốc khác mà nghiền thì dễ nhỏ.
Theo Tây y: hòa tan a ngùy trong cồn 600nóng, lọc, ép qua vải thưa loại tạp chất, đến khi cho vào nước nghiền ra không dính tay là được, đun cách thủy cho rượu bay còn lại a ngùy. Ngày dùng 0,5g đến 5g.
Bảo quản: vì mùi hôi nồng cần để vào hộp thiếc kín,

để riêng xa các vị thuốc khác khỏi làm ảnh hưởng.

Cần để nơi mát, tránh nóng, tránh làm mất mùi tinh dầu.

0/50 ratings
Bình luận đóng