BỆNH HỌC

Khái niệm bệnh tâm thần phân liệt (F20)

Đặc điểm chung là sự lệch lạc đặc trưng về tư duy và tri giác, cảm xúc không thích hợp và cùn mòn.

Ý thức còn rõ ràng, năng lực trí tuệ thường được duy trì mặc dù có một số thiếu sót về nhận thức có thể xuất hiện trong quá trình tiến triển.

Đặc điểm bệnh lý quan trọng nhất bao gồm: Tư duy vang thành tiếng,, tư duy bị áp đặt hay bị thu rút, tư duy bị phát thanh, tri giác hoang tưởng, hoang tưởng bi chi phối, trong môt số trường hợp tư duy bị gián đoạn hay thêm từ khi nói. Áo thanh bình luận, kích động hay sững sờ giữ nguyên tư thế, mất thích thú, lười nhác hay cách ly xã hội, tập tính cá nhân bị biến đổi.

Tiến triển liên tục hoặc từng giai đoạn, có thể thuyên giảm hoàn toàn hay không hoàn toàn.

Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt nếu có triệu chứng hưng cảm hay trầm cảm mở rộng, nếu có phải xuất hiện sau các triệu chứng phân liệt.

Cũng không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi có bệnh não rõ rệt hoặc bệnh nhân đang ở trong trạng thái nhiễm độc ma tuý hay cai ma tuý.

Nguyên nhân: Cho đến nay chưa tìm thấy căn nguyên

Dịch tễ

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ 1% dân số, một số thống kê khác từ 0,5-0,8% dân số.

Các thể lâm sàng

  • Thể Paranoid: F20.0.
  • Thể thanh xuân: F20.1.
  • Thể căng trương lực: F20.2.
  • Thể không biệt định; F20.3.
  • Thể trầm cảm sau phân liệt: F20.4.
  • Thể di chứng: F20.5.

Điều trị

Vì bệnh nguyên bệnh sinh chưa rõ ràng nên chỉ diều trị triệu chứng, hội chứng theo nguyên tắc chung sau:

  • Điều trị lâu dài, điều trị tấn công ở bệnh viện và’điều trị củng cố tại nhà.
  • Bệnh có nhiều thể lâm sàng, mỗi thể có phương pháp điều trị riêng hoặc phối hợp.
  • Điều trị phải kết hợp liệu pháp hoá học, lao động và thích ứng xã hội.
  • Theo dõi các bệnh cơ thể phối hợp, biến chứng do dùng thuốc.

Phòng bệnh

Không có phương pháp phòng bệnh tuyệt đối vì chưa rõ căn nguyên, chỉ có phòng bệnh tương đối.

Rèn luyện nhân cách để thích ứng với môi trường và xã hội.

Theo dõi người có yếu tố di truyền để phát hiện bệnh sớm.

Điều trị ngoại trú và quản lý tại nhà.

CHĂM SÓC

Nhận định

Giai đoạn cấp tính: tuỳ theo từng thể lâm sàng mà có các triệu chứng khác nhau: Hội chứng ảo giác – Paranoid, hưng phấn vận động hoặc kích động, căng trương lực bất động, trầm cảm có hành vi tự sát, tự kỷ thiếu hoà hợp v.v… Thông thường bệnh nhân phủ định bệnh, không chịu nằm viện và không chịu uống thuốc.

Giai đoạn thuyên giảm: Các triệu chứng lâm sàng trên không còn điển hình và rõ nét nữa, bệnh nhân có thể tiếp xúc được, tác phong hài hoà hơn nhưng thỉnh thoảng vẫn còn những biểu hiện kỳ dị khó hiểu, ăn được, ngủ được, bệnh nhân thường tự giác uống thuốc.

Giai đoạn ổn định: Các triệu chứng lâm sàng củạ thời kỳ cấp tính hết hoặc giảm nhiều, tiếp xúc tốt, ăn được, ngủ được, đi lại hoạt động bình thường, có thể công tác được nhưng vẫn còn phải uống thuốc duy trì. Một số bệnh nhân mạn tính tuy ổn định nhưng không công tác được,, không gây rối nhưng còn sống phụ thuộc, thỉnh thoảng trở nên bất thường rồi lại ổn định, chịu uống thuốc và chấp hành nội quy.

Lập kế hoạch chăm sóc

Phân công theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân trong quá trình nằm viện, tiếp xúc với bệnh nhân phát hiện các triệu chứng cấp tính đặc biệt tình trạng cấp cứu.

Giúp đỡ bệnh nhân khắc phục tình trạng khó khăn khi ăn uống, mặc quần áo đi lại, uống thuốc v.v…

Chuẩn bị thuốc, máy sốc điện và các phương tiện cấp cứu khác.

Thực hiện đúng, kịp thời y lệnh của bác sĩ.

Theo dõi các biến chứng do dùng thuốc và xử trí kịp thời.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

  • Bệnh nhân có hoang tương, ảo giác: phát hiện sớm, cho uống hoặc tiêm các thuốc an thần kinh như haloperidol, tisercin, aminazin V…. Trong trường hợp bệnh nhân không chịu ăn do hoang tưởng hoặc ảo giác chi phối thì phải cho bệnh nhân ăn bằng ông thông hoặc tiêm truyền cung cấp năng lượng cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân hưng phấn vận động hoặc kích động: ân cần giải thích cho bệnh nhân tin tưởng nằm viện. Tiêm hoặc cho bệnh nhân uống các thuốc an thần kinh, sau khi cho bệnh nhân dùng thuốc cần theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ để đề phòng tai biến do thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân chống đối, ‘cần có đông người giữ để tiêm thuốc, sau đó cho vào buồng riêng để khỏi gây ảnh hưởng đến bệnh nhân khác.
  • Bệnh nhân trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát;

+ Loại bỏ cắc đồ dùng có thể dùng để tự sát: dao kéo, dây, chai lọ v.v…

+ Theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời ý tưởng và hành vi tự sát.

+ Thực hiện y lệnh của bác sĩ, tiêm hoặc cho uống các thuốc chống trầm cảm, trong trường hợp trầm cảm nặng cần tiến hành sốc điện.

+ Chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh thân thể cho bệnh nhân, khi bệnh nhân không chịu ăn có thể cho. ăn bằng ổng thông hoặc tiêm truyền cho bệnh nhân.

  • Bệnh nhân căng trương lực bất động.

+ Sau khi bác sĩ khám kỹ, loại trừ tổn thương thực thể ở não, cần thực hiện ‘y lệnh điều trị, tiêm hoặc cho uống thuốc an thần kinh giải ức chế (Frenolon) hoặc sốc điện.

+ Trong trường hợp bệnh nhân không chịu ăn, cần cho bệnh nhân ăn bằng ống thông hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

+ Trong trường hợp bệnh nhân nằm nhiều, lâu ngày, cần trở mình thường xuyên cho bệnh nhân để chống loét và vệ sinh thân thể cho bệnh nhân.

Đánh giá

+ Các triệu chứng lâm sàng hết hoặc giảm nhiều .

+ Bệnh nhân tiếp xúc được, ăn, ngủ, đi lại bình thường.

+ Chấp hành nội quy tốt.

+ Có thể lao động, công tác được nhưng phải tiếp tục điều trị củng cố tại nhà, quản lý và chăm sóc lâu dài cho bệnh nhân tại cộng đồng.

0/50 ratings
Bình luận đóng