10. Tầm quan trong trong dược liệu

Alcaloid nói chung là những chất có hoạt tính sinh học, có nhiều chất rất độc. Tác dụng của alcaloid thường khác nhau và tác dụng của vị dược liệu không phải bao giờ cũng giống như các alcaloid tinh khiết đã được phân lập, chúng sẽ được nêu trong các chuyên luận dược liệu, ở đây chỉ xét một cách tổng quát.
Nhiều alcaloid có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây ức chế như morphin, codein, scopolamin, reserpin hoặc gây kích thích như strychnin, cafein, lobelin.
Nhiều chất tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm gây kích thích: Ephedrin, hordenin, làm liệt giao cảm, ergotamin, yohimbin hoặc kích thích phó giao cảm: pilocarpin, eserin; có chất gây liệt phó giao cảm: hyoscyamin, atropin; có chất phong bế hạnh giao cảm: nicotin, spartein, coniin.
Trong số alcaloid có chất gây tê tại chỗ: cocain; có chất có tác dụng curarơ: d-tubocurarin, có chất làm giãn cơ trơn, chống co thắt: papaverin.
Có alcaloid làm tăng huyết áp (ephedrin, hydrastin), có chất làm hạ huyết áp trên tim như ajmalin, quinidin và α-fagarin được dùng làm thuốc chữa loạn nhịp tim.
Có alcaloid diệt ký sinh trùng: Quinin độc đối với ký sinh trùng sốt rét; emetin và conexin độc đối với amip dùng để chữa lỵ. Isopelletierin, arecolin dùng để trị sán.
Trên thế giới hiện nay dùng nhiều thuốc tổng hợp nhưng vẫn không bỏ được các alcaloid lấy từ cây cỏ, vì có chất chưa tổng hợp được, và cũng có nhiều thuốc sản xuất tổng hợp không rẻ hơn chiết xuất hoặc tác dụng của chất tổng hợp chưa bằng tác dụng của các chất lấy từ cây. Do đó nhiều chất người ta vẫn dùng phương pháp chiết xuất từ cây. Ví dụ như ajmalin, morphin, strychnin, ergotamin, reserpin, quinin, quinidin, sparterin, scopolamin … hoặc vừa sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên vừa tổng hợp hoặc bán tổng hợp ví dụ như ajmalixin, theobromin, cafein, ephedrin, atropin, vincamin, nacein…,
Bảo quản
Nói chung, ở dược liệu khô chứa các alcaloid dễ bảo quản hơn các glycosid. Tuy vậy ở một vài dược liệu như: lá coca thì hàm lượng alcaloid cũng giảm đi trong quá trình bảo quản, một số cây họ Cà có sự racemic hóa hyosxyamin thành atropin, ở cựa khỏa mạch có sự phân hủy alcaloid nhưng đa số dược liệu chứa alcaloid còn giữ được hoạt tính trong nhiều năm.
https://hoibacsy.vn 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

0/50 ratings
Bình luận đóng