Bù nước theo đường uống

Là biện pháp chủ yếu hàng đầu cần làm hàng Loạt. Bệnh nhân dễ mất nước và khát do sốt cao nhiều ngày, có trường hợp vã mồ hôi, nôn mửa, chưa kể tình trạng thoát dịch ra ngoài lòng mạch là yếu tố cơ bản. Mọi bệnh nhân dù có triệu chứng mất nước hay không, dù khát hay không, cần được ép uống nước. Đây còn là biện pháp ngăn ngừa sốc. Người thầy thuốc phải ghi số lượng nước uống mỗi lần và 24 giờ, coi việc kê đơn này như kê thuốc tiêm, thuốc viên.

  • Nên dùng các dung tích có điện giải, dung dịch dextrose, hoặc để dễ uống thì dùng nước quả như nước cam, nước chanh. Nơi có điều kiện có thể dùng dịch uống của TCYTTG theo công thức: NaCl 3,5g + trise dium xitrat, dihydrat 2,9g + CLK 1,5g -t- glucose 20g + nước 1 lít; trường hợp này có thể phối hợp 1 phần nước quả với 2 phần dịch uống của TCYTTG.
  • Lượng dịch bổ sung: tính nhu cầu 24 giờ của cơ thể + nước thải ra (theo phân, nước tiểu, mồ hồi, sốt, thỏ…) và trừ đi lượng nước vào theo bữa ăn (cháo, canh, sữa…). Tuỳ theo nhiệt độ, mức độ vã mồ hôi, tình hình nôn mửa, lượng nước tiểu 24 giờ và chỉ số .. mà quy định lượng nước đưa vào: trung bình với độ 1-2, khi chưa mất nước, HA và mạch ổn định, hematocrit không cao với Sốt xuất huyết 1-2 khoảng 2 lít/24 giờ ở người lớn và 100ml/1kg/24 giờ ở bệnh nhi. Trường hợp nào có truyền dịch thì giảm số lượng uống. Với Sốt xuất huyết độ 1-2, cần coi trọng cốc nước như viên thuốc, ống thuốc.

Truyền dịch tĩnh mạch

  • Với Sốt xuất huyết độ 1-2, nhất là với Sốt xuất huyết độ 1 chủ yếu phải cho uống. Chỉ truyền dịch tĩnh mạch những trường hợp sau: bệnh nhân nôn mửa không uống được nhiều, có xuất huyết niêm mạc hoặc phủ tạng, chớm có dấu hiệu mất nước như môi se, lưỡi khô, khát, Gasper dương tính, tuy chưa có sốc nhưng đã có dấu hiệu cô máu nhẹ như số lượng hồng cầu/1mm3 máu cao, hematocrit trên bình thường, hoặc khi chưa sẵn sàng những dịch để uống.
  • Có thể dùng các loại dịch truyền với các công thức phối hợp sau đây, chủ yếu là dịch điện giải:
  1. Dung dịch mặn đẳng trương 1/2 + dung dịch ngọt đẳng trương 1/2
  2. Dung dịch mặn đẳng trương 2/3 + dung dịch ngọt
  3. Dung dịch mặn đẳng trương 1/3 + dung dịch ngọt đẳng trương 2/3
  4. Ringer lactat Ringer acetate, hoặc Ringer lactat + ngọt đẳng trương.
  5. Trường hợp có nhiễm toan: dùng mặn và ngọt đẳng trương 3/4 + Na bicacbonat đẳng trương 1/4.

Lưu ý: Lựa chọn dịch thể tuỳ theo tuổi bệnh nhân và mức độ mất nước: với Sốt xuất huyết độ 1-2 chưa nên dùng ngay các dung dịch keo nhân tạo như dextran 40, vì tuy có tác dụng bù dịch hiệu lực nhưng dextran có thể gây những tác dụng phụ như: tắc nghẽn ống thận do bài tiết tương đối nhanh các phân tử keo theo đường niệu (dextran 40), liều cao gây rối loạn đông máu, ức chế chức năng tiểu cầu và gây rối loạn yếu tố VIII.

  • Lượng dịch cần bổ sung: trong trường hợp mất nước vừa phải, số lượng dịch truyền tĩnh mạch ml/kg tuỳ theo trọng lượng cơ thể sẽ như sau:

Lượng dịch cần bổ sung (ml/kg/24h) (Theo hướng dẫn kỹ thuật TCYTTG, 1986)

Trọng lượng cơ thể khi vào viện7 kg (ml/kg/24t)7-11kg

(ml/kg/24t)

12-18kg

(ml/kg/24t)

18kg

(Ml/kg/24t)

Ngày 122016513288
Ngày. 21651328888
Ngày 3132888888

Tuỳ theo tình hình mà truyền cả hoặc truyền một phần và uống một phần.

Trường hợp bệnh nhân đã có dấu hiệu mất nước và cô máu tương đối rõ (đe doạ chuyển vào sốc), cần truyền toàn phần và truyền nhanh: 50% tổng số lượng dịch cần cho 24 giờ sẽ được truyền trong 8 giờ đầu, nửa phần còn lại sẽ truyền trong 18 giờ sau; khi truyền dịch nhanh, chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu ứ trệ ở tiểu tuần hoàn (khó thở, gan to ra, tĩnh mạch cổ nổi, xuất hiện ran ẩm ở nền phổi, áp lực tĩnh mạch trung tâm cao…) để kịp thời điều chỉnh lượng dịch và tốc độ truyền.

Kinh nghiệm của Bệnh viện nhi đồng 1 cho thấy bệnh nhi Sốt xuất huyết dễ phản ứng với các chí nhiệt tố hơn so với các bệnh khác, cho nên dễ có phản ứng sốt cao + rét run trong tiêm truyền, kèm theo huyết áp tụt đ 1/4 và ổn định ở 3/4 bệnh nhân; phản ứng này không liên quan đến tốc độ và lượng dịch truyền; cơn rét run trung bình 20-30 phút; kinh nghiệm xử trí Lúc này là ngừng truyền chai dịch đang dùng, cdi quần áo bệnh nhân, lau mát tích cực, đắp lạnh các vùng có mạch máu lớn, cho thuốc hạ nhiệt, thuốc an thần, thở oxy, và quan trọng là thay ngay chai dịch khác thuộc đợt khác, thay bộ dây và kim khác, không nên ngừng truyền hoàn toàn khi đã có chỉ định phải bổ sung dịch theo đường truyền (Bs Nguyễn Trọng Lân, bệnh viện Nhi đồng 1, 1974).

Lượng dịch bổ sung theo hướng dẫn của TCYTTG (1997):

Gần đây TCYTTG (1997) hướng dẫn cụ thể hơn lượng dịch cần bổ xung với Sốt xuất huyết độ I và II, phân tách là 2 nội dụng: lượng bổ xung khối lượng đã mất (khi bệnh nhân có dấu hiệu mất nước, tụt cân); và lượng dịch duy trì 24t.

  • Lượng bổ xung khối lượng đã mất:

10ml/lkg trọng lượng khi mất 1% trọng lượng (nếu mất 2% trọng lượng thì bổ sung 10ml X 2/1 kg v.v.,.)

  1. Lượng dịch duy trì (bao gồm cả lượng bệnh nhân ăn uống như cháo, sữa, nước hoa quả v.v…).
Theo công thức của Halliday và Segar:

Cân nặngLượng duy trì 24 tiếng
10kg

10-20kg

20kg

100ml/1kg ,

1000ml+50ml/cho 1 kg vượt trên 10 kg

1500ml + 20ml/cho 1 kg vượt trên 20 kg

Liều lượng sẽ điều chỉnh dựa vào lâm sàng (dấu hiệu mất nước), mạch, huyết áp, hematocrit, và nếu có điều kiện đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (không vượt quá 5-8 cm trước); cần đề phòng phù phổi cấp do truyền quá tải.

Hạ sốt cao, an thần.

Bệnh nhân Sốt xuất huyết độ 1-2, nhất là bệnh nhi, thường sốt cao và có rối loạn thẩn kinh thực vật. sốt cao kéo dài là yếu tố gây thêm mất nước, tăng nhu cầu 0 xy ở tế bào nhát là tế bào não, dễ gầy co giật và chuyển vào sốc d bệnh nhi. Cho nên có chỉ định.hạ nhiệt và dùng thuốc an thần để bảo vệ não khi bệnh nhân sốt cao, trăn trở vật vã, vã nhiều mồ hôi, huyết áp, mạch dao động.

  • Hạ sốt cao, tốt nhất là dùng các biện pháp vật lý:
  • Cởi, nới quần áo, bỏ tã lót.
  • Lau mát toàn thân: đầu tiên bằng nước 37o, tiếp theo bằng nước lạnh dần.
  • Đắp lạnh các vùng có mạch máu lớn (bẹn, nách, cổ).
  • Đặt bệnh nhân vào phòng thoáng, chỗ thoáng, mở quạt.
  • Nếu dùng máy hạ nhiệt: chỉ nên hạ tương đối xuống khoảng 38o.

Chỉ dùng thêm thuốc hạ nhiệt cho bệnh nhi khi sốt từ 40° trở lên, hoặc sốt thấp hơn nhưng có co giật; không dùng các thuốc có salixylat (như aspirin, v.v…) vì có thể gây xuất huyết nhiễm a xít và nguy cơ phát sinh hội chứng Reye.

Nếu dùng acetaminophen (paraxetamol) liều một lần như sau:

Dưới 1 tuổi: 60mg/lần

1 đến 3 tuổi: 60-120 mg/lần

3 đến 6 tuổi: 120 mg/lần

6 đến 12 tuổi: 240 mg/lần

Người lớn: 250-500 mg/lần.

Cả ngày có thể dùng trung bình 2-3 lần. Axetarrũ nophen còn có nhiều tên khác: Tylenol, Febridol, De lamin, Algotropyl, Acetophen, v.v… Khi sử dụng nhóm thuốc hạ nhiệt, vì chúng có nhiều tên, cho nên phải thận trọng để khỏi dùng nhầm những viên phối hợp có aspirin.

  • An thần: tuỳ theo tình hình bệnh nhân, có thể dùng một trong những thuốc sau: bromua, andaxin, diazepam (valium, seduxen).

Với Sốt xuất huyết, hết sức thận trọng và hạn chế sử dụng những thuốc có thể gây độc hoặc phản ứng quá mẫn đối với gan, như các dẫn xuất của thuốc phiện (morphin, dolargan), nhóm barbituric (luminal, hexenal…), chloF promazin (aminazin, largactyl…)

Trường hợp co giật, vật vã mà dùng bromua, seduxen không tác dụng, tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng chống Sốt xuất huyết” của TCYTTG (1980, 1997) khuyên dùng hydrat chloral 1 liều (12,5-50mg/l kg), tổng liều không vượt quá 1 g với bệnh nhi (uống hoặc thụt hậu môn).

Bảo vệ thành mạch, hạn chế phản ứng dị ứng quá mẫn

  • Ở bệnh Sốt xuất huyết, thành mạch tăng tính thấm do bị tổn thương bởi phức hợp kháng nguyên + kháng thể đã hoạt hoá bổ thể, hoặc chỉ là một rối loạn chức năng gây bởi những trung gian vận mạch như kinin, bradykinin, serotonin, ..

Để tăng sức bền của thành mạch có thể dùng:

  • Vitamin c viên 0,100g: người lớn mỗi ngày 0,5g, trẻ em mỗi ngày 0,1 – 0,3g.

Những trường hợp sốc hoặc đe dọa sốc thì không nên dùng vitamin G để đỡ tăng thêm quá trình toan hoá; với Sốt xuất huyết độ 1-2 vẫn dùng được nhưng phải xem đã nhiễm toan hay chưa.

  • Vitamin p viên 0,01g và 0,05g: người lớn uống mỗi lần 0,05-0,lg, 3-5 lần một ngày; trẻ em mỗi lần 0,05g ngày 2 lần.
  • Rutinum (glucosit lấy ở Hoa hoè (sophora japoa ica), cây vân hương (ruta graveolens ): cơ chế tác dụng giống như vitamin nhóm p, làm giảm tính thấm thành mạch, làm mạch máu đỡ vỡ liều lượng tương tự vitamin P.
  • ở một số trường hợp Sốt xuất huyết độ 2 có biểu hiện dị ứng quá mẫn rõ, có thể dùng thuốc kháng histamin như dimedrol, thiantan, phenergan: người lớn mỗi lần trung bình 25mg, ngày 1-2 lền; trẻ em liều một lần, duới 1 tuổi: 3-5mg, 2-4 tuổi: 5-10mg, 5-7 tuổi: 15mg, 8-14 tuổi: 20-25mg. Những thuốc nhóm này làm giảm tính thấm mao mạch, giảm phù nề tổ chức, giảm các phản ứng dị ứng và ngắn ngừa sự phát sinh sốc kiểu phản vệ, ngoài ra còn tác dụng an thần, gây buồn ngủ, chống nôn; về vấn đề này còn có ý kiến khác nhau.

Xử trí xuất huyết (sốt xuất huyết độ 2).

  • xuất huyết dưới da (đôm, mảng: Sốt xuất huyết độ 2a): không cần xử trí; vài trường hợp bị ngứa, tránh gãi mạnh, sau vài ngày sẽ hết ngứa, nhưng cần giữ sạch da; có thể dùng bột MTC có menthol-talc và camphre long não xoa. Một số trường hợp hãn hữu có u máu (hématome): tuyệt đối không chọc hút.
  • Xuất huyết niêm mạc: nhu chảy máu cam, chẩy máu lợi, chảy máu mắt… phai được khám và nếu cần xử trí chuyên khoa. phổ biến nhất là chảy máu cam: ở Sốt xuất huyết, điểm xuất huyết mũi cũng thường ở điểm mạch Kisselbach (mũi trước), nhưng nhiều khi lan toả rộng ra cả mũi sau – tự phát hoặc do những ông thông, ống thở oxy cọ sát, cho nên máu rỉ ra nhanh, khó cầm. Có trường hợp chảy máu cam tái diễn mỗi khi lên cơn sốt cao, hoặc sau khi huyết áp được phục hồi, hoặc mỗi lần đặt Ống thông qua đường mũi để bệnh nhân ăn hoặc thở oxy.

Nếu chảy máu cam nhẹ (từ điểm Kisselbach): dùng hai ngón tay bóp hai cánh mũi để ép vào điểm Kissel bach; hoặc dùng bấc thấm antipyrin 20% hoặc thuốc co mạch nhét chặt hố mũi; hoặc chèn ép bằng gelaspon. Gelaspon ưu việt ở chỗ tự tiêu dần, không phải tháo ra, có độ giãn nở gấp 40 lần khi thấm nước, mềm mại không làm tổn thương các mao mạch ở mũi.

Nếu chảy máu cam nhiều, điểm xuất huyết tan toả ra cả mũi sau, phải dùng biện pháp tích cực hơn như là nhét mũi trước, nhét mũi sau; khi xuất huyết kéo dài đe doạ sốc mất máu, cần kết hợp với truyền máu; lưu ý là khi rút bấc gạc ra, cần đề phòng khả năng chảy máu mũi tái phát. Trường hợp xuất huyết ở mắt hoặc có biến đổi bất thường ở thị giác, phải khám chuyên khoa đế xác định tính chất, vị trí và mức độ xuất huyết (màng tiếp hợp, giác mạc, đáy mắt v.v…) và có biện pháp xử lý chuyên khoa thích đáng.

  • Xuất huyết phủ tạng (nôn ra máu, ỉa ra máu, khái huyết, rong kinh, đái ra máu…: Sốt xuất huyết độ 2b): những xuất huyết phủ tạng nêu trên nói chung diễn biến ngắn (1-2 ngày), và thường tự ngừng theo với diễn biến của bệnh. Chúng thường do nguyên nhân thành mạch, tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu nhẹ. Khi bệnh phục hồi, thành mạch ổn định, tiểu cầu về bình thường (từ cuối tuần thứ nhát) thì xuất huyết cũng ngừng. Những thuốc như vitamin K, glanduitrin, sistoiial, hemocoagulen, v,v.. chỉ có một giá trị nhất định.

Trường hợp xuất huyết phủ tạng nhiều và kéo dài, với hồng cầu tụt xuống dưới 2 triệu rưỡi – 3 triệu/mm3, hematocrit dưới 30%, có rối loạn đông máu rõ, mạch thường xuyên nhanh, phải giải quyết bằng truyền máu, dùng máu tươi cùng nhóm mỗi lần từ 200 – 400ml. Truyền máu vừa có tác dụng bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt để cầm máu, vừa có ý nghĩa bù lại khối lượng máu đã mất để ngăn ngừa sốc mất máu. Chỉ định truyền máu trong những trường hợp xuất huyết phủ tạng, nếu có điều kiện, nên tiến hành sớm, không sợ thừa, vì còn tác dụng bù khối lượng huyết tương thất thoát qua thành mạch. Một số tiêu chuẩn chỉ định truyền máu:

  • Xuất huyết phủ tạng nhiều.
  • Hồng cầu dưới 3 triệu – 2 triệu rưỡi/ mm3
  • Hematocrit dưới 30%.
  • Tiểu cầu dưới 70.000 (tiêu chuẩn phụ).
  • Và quan trọng nhất là 3 dấu hiệu lâm sàng: bệnh nhân vật vã trăn trở, mạch thường xuyên nhanh, huyết áp đe doạ tụt hoặc đã tụt.

Nếu có 3 dấu hiệu lâm sàng này, thì dù hồng cầu,

hematocrit chưa giảm xuống tới mức quy định trên cũng chỉ định truyền.

Trường hợp xuất huyết phủ tạng với hematocrit cao trên bình thường: nên truyền tiểu cầu, huyết tương tươi và dịch điện giải, tới khi hematocrit giảm xuống dưới bình thường sẽ truyền máu nếu vẫn còn có chỉ định.

Thông thường sau 1-2 lần truyền máu, các trường hợp nôn ra máu, ỉa ra máu, khái huyết v.v… sẽ ổn định.

Một số trường hợp xuất huyết phủ tạng nặng, không ngừng, thường liên quan tới quá trình đông máu rải rác nội mạch, gặp ở 17% bệnh nhân Sốt xuất huyết không sốc (độ 1-2), và ở 80% bệnh nhân sốc dengue (hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và giám sát Sốt xuất huyết, TCYTTG, 1986).

Có trường hợp bệnh nhân sau khi truyền máu vẫn tiếp tục nôn ra máu, ỉa ra máu, do chảy máu cam chưa được cầm tại chỗ và máu được nuốt vào dạ dày. Thường khó xác định trường hợp xuất huyết trong ống tiêu hoá còn diễn biến hay đã ổn định để chỉ định truyền máu, nhất là khi bệnh nhân không nôn và không có phân: trường hợp này phải bám sát diễn biến của hồng cầu, của hematocrit, tỷ lệ hồng cầu lưới (thường tăng khi còn chảy, ổn định khi đã ngừng chảy), và nhất là mạch của bệnh nhân còn tiếp tục nhanh hay không, huyết áp còn đe dọa xuống thấp hay đã ổn định, và. trạng thái bệnh nhân có vật vã hay yên tĩnh.

Với xuất huyết tử cung, kinh nguyệt kéo dài: phải được khám chuyên khoa, kết hợp truyền máu và xử trí chuyên khoa. Đái ra máu ít gặp trong Sốt xuất huyết, khi gặp cần loại trừ những nguyên nhân tiết niệu gây đái ra máu.

Trợ tim mạch, phát hiện dấu hiệu tiền sốc

  • Bình thường, với Sốt xuất huyết độ 1-2 không có chỉ định dùng thuốc trợ tim mạch. Một số bệnh nhân sốt cao, mạch nhanh và đang phải truyền dịch: có thể dùng một ít thuốc trợ lực cho tim như ouabain, xedilanit… Khi mạch chậm khoảng 50 (hay gặp vào giai đoạn phục hồi khi nhiệt độ tụt nhanh xuống dưới bình thường) có thể dùng atropin, belladon (liều lượng theo tuổi).

Trường hợp huyết áp giảm nhẹ (HA tôi da = 100 – 90 mmHg), song song với bổ xung dịch thể, có thể dùng ouabain, thuốc cắt các rối loạn thần kinh thực vật, và desoxycorticosteron (DOCA, cortirol, syncortyl. đồng thời bám sát để sớm phát hiện những dấu hiệu tiền sốc. Nếu điều trị không tốt, nhất là bổ sung dịch thể không đủ, có từ 15 đến 30bệnh nhân Sốt xuất huyết độ 1-2 chuyển độ vào sốc.

  • Phát hiện dấu hiệu tiền sốc/đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình điều trị sốt xuất huyết độ 1-2, không xem nhẹ được, bởi vì nếu sốc dengue được điều trị từ sớm, sẽ hạ thấp được tỷ lệ tử vong, do ngăn sốc không chuyển sang giai đoạn khó phục hồi là lúc đã có nhiễm toan và hoại tử tế bào.

Rất cần bám sát bệnh nhân trong thời kỳ toàn phát và nguy kịch, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, là những ngày bệnh nhân dễ chuyển vào sốc:

  • Theo dõi ý thức và quan sát trạng thái bệnh nhân để phát hiện sớm tình trạng li bì, lờ đờ hoặc bứt rứt, vật vã.
  • Thường xuyên sờ bàn chân, bàn tay, sống mũi, tai, xem còn âm hay lạnh.
  • Quan sát màu sắc da, xem có đổi sắc, có tái đi không ?
  • Thường xuyên khám gan bệnh nhân xem có to nhanh, và hỏi bệnh nhân có thấy đau bụng không, hoặc bụng có đau tăng lên không ?
  • Quan sát chất nôn, phân, nước tiểu… của bệnh nhân để phát hiện xuất huyết phủ tạng có hay không, đã ngừng hay tăng thêm ?
  • Lấy 3 giờ một lần nhiệt độ, xem nhiệt độ có tăng vọt hay tụt thấp.
  • Đo lượng nước tiểu 24 giờ xem đái có ít đi không ?

Lý tưởng là đặt được ống thông đái để đo lượng nước tiểu hàng giờ.

  • Xét nghiệm tiểu cầu và hematocrit khi cần thiết tối thiểu hàng ngày, thậm chí từ 6 đến 12 giờ một lần, nhất là trong giai đoạn từ ngày thứ 3 đến thứ 7, để phát hiện tiểu cầu có tụt và hematocrit có tăng nhanh không ? hoặc để xem hematocrit có giữ tỷ lệ cao mặc dù đã bổ sung nhiều dịch.
  • Và tất nhiên là phải do huyết áp, và đếm mạch bệnh nhân 3-6 giờ/1 lần.

Khi chớm xuất hiện 2-3 triệu chứng kể trên, phải triển khai ngay việc điều trị sốc dengue.

Nuôi dưỡng và chăm sóc bệnh nhân Sốt xuất huyết độ 1-2.

  • Chế độ quản lý: mọi bệnh nhân Sốt xuất huyết độ 1-2 cần được quản lý cho tới khi hết sốt ít nhất 1-2 ngày dù điều trị tại gia đình, đơn vị, cơ quan hay tại bệnh xá, bệnh viện: nghỉ công tác, lao động và học tập; trong những ngày có sốt, hạn chế đi lại, sinh hoạt chủ yếu quanh giường bệnh và buồng bệnh để tiện theo dõi và xử trí những diễn biến đột xuất như xuất huyết phủ tạng, sốc…

bệnh nhân Sốt xuất huyết độ 1-2 có chảy máu cam, hoặc xuất huyết phủ tạng: hoàn toàn bất động tại giường, ngậm đá, chườm đá ở bụng nếu là xuất huyết đường tiêu hoá, nằm đầu nghiêng và thấp nếu là chảy máu cam; vệ sinh răng miệng, rửa mặt, ăn uống… thực hiện tại giường bệnh.

Bệnh nhân Sốt xuất huyết độ 1-2 có dấu hiệu tiền sốc: hoàn toàn bất động tại giường, cấp cứu điều trị và săn sóc coi như một bệnh nhân sốc dengue.

Bệnh nhân Sốt xuất huyết độ 1-2 tuy không xuất huyết phủ tạng, không có tiền sốc, nhưng sốt cao trên 39o, vã nhiều mồ hôi, và đang ở thời kỳ từ ngày thứ 3 đến thứ 7: nằm tại giường, hạn chế ngồi, đứng và đi lại trong buồng, cấm ra hành lang; ăn uống tại giường, vệ sinh răng miệng, rửa mặt, ỉa đái tại buồng.

Bệnh nhân Sốt xuất huyết độ 1-2 sốt dưới 39o, không xuất huyết phủ tạng, không có dấu hiệu tiền sốc, tâm thần kinh ổn định, không có giật (bệnh nhi): có thể nằm, ngồi tại giường hoặc đi lại trong buồng, ăn uống tại buồng, vệ sinh răng miệng, rửa mặt, ỉa đái có thể ngoài buồng cũng được.

  • chế độ dinh dưỡng: cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ calo, đủ thành phần, và đủ nước ngay từ đầu. Thời kỳ sốt cao: chủ yếu ăn lỏng, mềm như sữa, phở, mỳ, bún, cháo thịt và hành tía tô, bánh cuốn, bánh mỳ, bánh quy, kèm theo uống các nước quả (dịch glucose) theo đúng đơn và liều lượng được thầy thuốc kê. Trường hợp nôn nhiều: nên ăn làm nhiều bữa. Kiêng những gia vị cay và những thức ăn, đồ uống có thể làm hỏng niêm mạc ống tiêu hoá như ớt, tỏi, hạt tiêu, rượu v.v… Dùng thêm vitamin nhóm B.
  • chế độ theo dõi: mọi bệnh nhân Sốt xuất huyết độ 1-2 cần được theo dõi những chỉ tiêu sau:

Ý thức: hàng ngày

Da (lạnh, tím tái): hàng ngày

Xuất huyết niêm mạc, phủ tạng: hàng ngày

Đau bụng: hàng ngày

Gan: hàng ngày

Nhiệt độ: sáng, chiều, hoặc cách 3 giờ khi nghi ngờ sốc; đo hàng ngày tới 2 ngày sau khi hết sốt.

Huyết áp: sáng, chiều hoặc cách 3 giờ khi nghi ngờ sốc, đo tới 2 ngày sau khi hết sốt nếu HA bình thường, và đo tới 3 ngày sau khi bệnh hết sốc.

Mạch: theo dõi như với huyết áp.

Điện tim: ngày vào viện và khi phục hồi.

Nhịp thở trong 1 phút: đếm nhịp thở khí có rối loạn thở

Lượng nước tiểu trong 1 giờ (đặt ống thông đái) hoặc lượng nước tiểu 24 giờ; nên đo hàng ngày trong thời kỳ toàn phát.

Tiểu cầu, hematocrit, thời gian chảy máu: xét nghiệm ngày vào viện; nếu bệnh lý, xét nghiệm hàng ngày thậm chí mau hơn khi cần theo dõi sốc; nếu bình thường có thể nhắc lại trong thời kỳ toàn phát.

Ngoài ra, những xét nghiệm về chức năng gan, thận và rối loạn đông máu: làm theo chỉ định.

Tiêu chuẩn ra viện

  • Bệnh nhân cần được quản lý ít nhất tới 3 ngày sau khi hết sốt, 5 ngày sau khi ngừng xuất huyết phủ tạng, ra khỏi sốc, ra khỏi hôn mê.
  • Với Sốt xuất huyết độ 1 và Sốt xuất huyết độ 2a (chỉ có xuất huyết dưới da, không có xuất huyết phủ tạng):
  • Hết sốt tối thiểu 3 ngày.
  • Tỉnh táo, huyết áp, mạch ổn định. Véo da âm tính.
  • Tiểu cầu, hematocrit, thời gian chảy máu: bình thường.
  • Với Sốt xuất huyết độ 2b (có xuất huyết phủ tạng):
  • Hết sốt tối thiểu 3 ngày.
  • Ngừng xuất huyết phủ tạng tối thiểu được 5 ngày.
  • Huyết áp mạch ổn định, véo da âm tính.
  • Hồng cầu 3 triệu rưỡi trở lên, không có rối loạn đông máu.
  • Tiểu cầu, hematocrit bình thường.
  • Với Sốt xuất huyết độ 3-4 (sốc dengue):
  • Hết sốt tối thiểu 3 ngày.
  • Ra khỏi sốc tối thiểu 5 ngày.
  • Ngừng xuất huyết phủ tạng tối thiểu 5 ngày (nếu có).
  • Huyết áp ngoại vi, mạch, HATMTT: bình thường.
  • Hồng cầu 3 triệu rưỡi trở lên, không có rối loạn đông máu.
  • Tiểu cầu, hematocrit bình thường.
  • Nước tiểu: bình thường.
  • Điện tâm đồ: không có biến đổi bệnh lý

Với Sốt xuất huyết thể não:

  • Hết sốt tối thiểu 3 ngày.
  • Ra khỏi hôn mê ít nhất 5 ngày.
  • Ý thức không rối loạn. Hết co giật hoặc duỗi cứng.
  • Không còn triệu chứng tháp hoặc ngoại tháp
  • Đáy mắt: bình thường.
  • Hồng cầu: 3 triệu rưỡi trở lên
  • Huyết áp ngoại vi, mạch bình thường
  • Tiểu cầu, hematocrit bình thường.

Xem tiếp:

  1. Chẩn đoán, điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
  2. Sốt xuất huyết thể không điển hình và điển hình
  3. Phân loại thể bệnh sốt xuất huyết
  4. Sốt xuất huyết thể sốc ( Dengue độ 3 và 4 )
  5. Sốt xuất huyết thể xuất huyết phủ tạng (độ 2b)
  6. Sốt xuất huyết thể não
  7. Sốt xuất huyết thể suy gan cấp
  8. Sốt xuất huyết có đái ra huyết cầu tố (hct)
  9. Những biến chứng của Sốt xuất huyết xuất
  10. Tiên lượng bệnh sốt xuất huyết
  11. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
  12. Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết
  13. Điều trị sốt xuất huyết độ 1 -2 (không có sốc)
  14. Điều trị sốt xuất huyết độ 1-2 bằng thuốc nam y học cổ truyền
  15. Triệu chứng hô hấp trong bệnh sốt xuất huyết
  16. Những biến đổi thể dịch của bệnh sốt xuất huyết
  17. Biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết
  18. Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue
  19. Cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết
  20. Triệu chứng dengue xuất huyết thể điển hình (độ II)
  21. Triệu chứng thần kinh trong sốt xuất huyết
  22. Hội chứng tim mạch trong sốt xuất huyết
  23. Triệu chứng tiêu hoá trong sốt xuất huyết
0/50 ratings
Bình luận đóng