(Fructus Ziziphi Jujubae)
Tên khác: Táo Tàu – Hồng táo – Ô táo – Đại táo
1. Nguồn gốc, đặc điểm
Là quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Đại táo (ziziphus jujuba Mill. var. inermis (Bge) Rehd), hò Táo ta (Rhamnaceae).
Đại táo là quả hình cầu hoặc hình bầu dục, mặt ngoài màu hồng tối, có vết nhăn, có đường vân không đều, gốc quả lõm. Vỏ quả ngoài mỏng, vỏ quả giữa là thịt mềm, xốp, dính, nhuyễn, màu vàng nâu hay nâu nhạt, vỏ quả trong là một hạch cứng, hình thoi dài. hai đầu nhọn, có 2 ô chứa các hạt nhỏ hình trứng. Đại táo có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt.
Dược liệu Đại táo đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
2. Thành phần hóa học
Đại táo có chứa nhiều đường, phytosterol, acid hữu cơ, các vitamina, B2, C, Caroten, calci, sắt, phosphor…
3. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Đại táo có tác dụng bổ tỳ, vị, nhuận tim phổi, bổ khí huyết, an thần và điều hòa các vị thuốc khác. Dùng chữa các chứng bệnh’: Tỳ vị suy yếu ăn uống kém, tiêu chảy, ly, người mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng… Đại táo là vị thuốc quý, thường có trong thành phán của nhiều phương thuốc bổ dưỡng.
Cách dùng:
Uống: 6 – 1 2g/ngày, dạng thuốc sắc. CÓ thể dùng riềng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Lưu ý. Khi dùng Đại táo thì kiêng hành, cá.