CỎ BẠC ĐẦU LÁ NGẮN

 
Tên khác: Cỏ đầu tròn, Thủy ngô công, Pó dều dều.
Tên khoa học: Kyllinga brevifolia Rottb.; thuộc Cói (Cyperaceae).
Tên đồng nghĩa: Cyperus brevifolius (Rottb.) Hassk.; Pycreus pumilus Nees var. substerilis E. Camus
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 7-20cm; thân rễ mọc bò. Lá thường ngắn hơn thân. Cụm hoa đầu gần hình cầu, đường kính 4-8mm; 1-3 bông hình trụ hẹp; 3-4 lá bắc hình lá, trải ra, dài tới 10cm, bông chét có 1 hoa. Quả bế. Ra hoa vào mùa hè.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Kyllingae Brevifoliae).
Phân bố sinht thái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Malaixia, Indonesia, Philippin, Niu Ghi Nê. Ở nước ta, cây mọc hoang dọc đường đi, trên đất ẩm từ Lào Cai, Sơn La, Hà Giang đến tận thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang.
Thu hái chế biến: Có thể thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính bình; có tác dụng khu phong giải biểu, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thũng giảm đau.
Công dụng:
– Ðược dùng trị 1. Phong nhiệt, phong hàn cảm mạo; 2. Viêm khí quản, ho gà, viêm họng sưng đau; 3. Sốt, lỵ trực trùng; 4. Viêm gan vàng da; 5. Ðái ra dưỡng trấp. Thấp khớp đau nhức xương đòn ngã tổn thương.
– Dùng ngăn trị rắn cắn, mụn nhọt, viêm mủ da.
Liều dùng: Ngày dùng 30-60g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cây ra đắp hoặc nấu nước rửa. Ở Malaysia, người ta dùng thân rễ làm thuốc đắp

trị chân đau.

Bài thuốc:
1. Ho gà, viêm khí quản, ho: dùng Cỏ bạc đầu 60g, sắc nước và chia làm 2 lần uống trong ngày.
2. Sốt rét: dùng Cỏ bạc đầu 60g, sắc nước, uống trước 4 gìơ khi đã có triệu chứng.
3. Ðái ra dưỡng trấp: dùng Cỏ bạc đầu, Cùi nhân (Long nhãn) mỗi vị 50g, sắc nước uống.

3.7/53 ratings
Bình luận đóng