CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA NHỮNG DẪN CHẤT LACTON
Thạch long nhuếRanunculus sceleratus L., họ Mao lương- Ranunculaceae. Thạch long nhuế là một loại cỏ mọc hoang sống một năm. Cây cao 15 – 50cm, thân mềm, mặt ngoài thân có khía dọc. Lá ở gốc cây chẻ thành  3 – 5 thùy, lá ở phía trên xẻ thành dải nhỏ, cánh hoa màu vàng nhạt. Quả đóng, tụ họp thành một quả kép. Cây thường mọc ở bờ ruộng, bờ ao về mùa xuân.
            Thành phần tác dụng kháng khuẩn: Protoanemonin. Muốn chiết proto-anemonin, dược liệu đem cất kéo bằng hơi nước, phần nước cất đem lắc với chloroform. Dung dịch chloroform lại đem cất dưới áp suất giảm. Muốn tinh chế thì lập lại quy trình trên. Protoanemonin là một chất lỏng mùi khó chịu, kích ứng da. Protoanemonin chóng bị dimer hóa thành anemonin. Chất này kết tinh được, có đ.c. 158oC và không cất kéo được với hơi nước. Anemonin kém tác dụng nhiều lần so với protoanemonin.
            Protoanemonin cũng không có trong tự nhiên mà sinh ra do enzym thủy phân ranunculin. Ranunculin là một glucosid.
            Tác dụng kháng khuẩn: Protoanemonin đã được thử trên 36 loại vi khuẩn, tất cả đều bị ức chế ở nồng độ 1:6000 – 1:350.000. Các loại vi khuẩn đã thử thuộc các chi:
            Bacillus, Clostridium, Corynebacterium, Diplococcus, Mycobacterium, Proteus, Pseudomonas, Salmonella, Staphylococcus, Streptococcus, Vibrio. 9 loại nấm được thử thấy bị ức chế ở  nồng độ 1:50.000 – 1:300.000.
            Anemonin có tác dụng kháng khuẩn yếu hơn nhiều so với protoanemonin. Tuy nhiên Staphylococcus aureusShigella dysenteriae bị ức chế ở nồng độ 1:12.500 và Trypanosoma equiperdum không mọc được ở  nồng độ 1:50.000.
            Ngoài thạch long nhuế, ranunculin còn gặp trong nhiều cây thuộc họ Mao lương.            Trong y học dân tộc cổ truyền, thạch long nhuế dùng chữa tê thấp.
            Ở Liên Xô cũ có nghiên cứu chế phẩm dưới dạng tiêm tỉnh mạch dùng trong thú y để chữa các trường hợp vết thương có mủ và lâu lên sẹo.
Cây đạiPlumeria rubra  L.var acutifolia (Poir.) Bailey; họ Trúc đào – Apocynaceae.
            Cây rất hay trồng làm cảnh ở các chùa đền và các công viên.
            Thành phần có tác dụng: Fulvoplumierin kết tinh hình kim trong CHCl3 – EtOH, màu vàng da cam, đ.c. 151 – 152°C. Khi tác dụng với alcali trong EtOH cho màu đỏ. Fulvoplumierin có tác dụng ức chế các chủng khác nhau của Mycobacterium tuberculosis ở nồng độ 1 – 5mg/1ml. Plumierid là iridoid glycosid có tác dụng lên vi khuẩn gram âm và gram dương. Chất  plumericin C15H14O6 đ.c. 212,5 -213,5° [a]20D = + 204. Dung dịch cồn chứa 500ppm của chất này (thử bằng phương pháp ống trụ) thấy có tác dụng lên 9 loại vi khuẩn gram dương, 7 loại gram âm và 10 loại nấm. Trong loài này còn có các chất: fulvoplumierin, plumierid, b- dihydroplumericin, b- dihydroplumericinic acid.
            Công dụng.
            Theo kinh nghiệm dân gian hoa đại dùng chữa ho 6 – 12 gam một ngày. Lá giã đắp dùng chữa mụn nhọt. Vỏ tươi giã  với ít muối đắp vào chổ răng sâu.
Một số dược liệu chứa các dẫn chất lacton khác:
            – Kawain, có trong rễ cây Piper methysticum họ Hồ tiêu – Piperaceae được dùng dưới tên “ gonosan “ để chữa bệnh lậu.
            – Acid parasorbic, có trong quả mọng chín của cây Sorbus aucuparia                 (Rosaceae). Acid parasorbic ở dạng lỏng có vị ngọt, có tác dụng ức chế Staph. aureus ở  nồng độ 1:2.000 và ức chế Trypanosoma equiperdum ở nồng độ 1:50.000.
            – Một số dẫn chất coumarin. Vichkonova (1973) khi thử trên Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Candida albicans, Trichomonas vaginalis, Entamoeba histolytica, thấy 14 trong 33 coumarin phân lập từ thực vật bậc cao ở nồng độ 15,6 – 62,5mg/ml có tác dụng kháng khuẩn có ý nghĩa. Các chất có tác dụng mạnh nhất là: 4 methyl-7-hydroxy coumarin, pimpinellin, isopimpinellin và prangolarin.
            Các sesquiterpen lacton cũng có tác dụng kháng khuẩn. Vichkanova và các cộng sự (1971) đã thử  61 chế phẩm chứa lacton (14 chất sesquiterpen lacton và 41 cao có chứa lacton chiết từ các cây họ Cúc – Asteraceae) 7 chế phẩm thấy có tác dụng  kháng khuẩn mạnh, hầu hết các hoạt chất sesquiterpen lacton đều ức chế các đơn bào (Trichomonas vaginalisEntamoeba histolytica) ở mức độ mạnh hơn là các vi khuẩn khác.
            Đáng chú ý  là chất artemisinin (= quinghaosu) là hoạt chất chính của cây thanh cao hoa vàng Artemisia annua L. (Asteraceae) có tác

dụng diệt ký sinh trùng  sốt rét  Plasmodium vivaxP. falciparum. Hiện nay trong nước ta đang trồng thanh cao hoa vàng và đã chiết xuất một lượng lớn artemisinin.

            Trong cây ké – Xanthium strumarium L., họ Cúc – Asteraceae, có xanthatinxanthumin là 2 sesquiterpen lacton có tác dụng kháng khuẩn (xem phần: Dược liệu chứa diterpenoid glycosid).
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

0/50 ratings
Bình luận đóng