Tháng thứ 7:
- Có thể cho trẻ ăn nước thịt lẫn các loại rau vào 2 giờ và 6 giờ chiều. Mỗi bữa khoảng 4 thìa súp đầy.
- Cần cho trẻ ăn thêm các thứ quả nấu chín. Nên cho ăn thử ít một sau mới tăng dần. Tốt nhất là nên cho ăn quả tươi, chín.
- cần quan sát thật kỹ, không nên cho ăn bừa bãi.
- vẫn tiếp tục cho ăn thêm dầu cá, nước sinh tố.
- Không nên cai sữa từ tháng thứ 7 vì sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá. Nếu vẫn đủ sữa thì cứ cho trẻ bú.
- Có thể cho bú 4 – 5 lần/ngày, mỗi lần: 150 – 200g.
- Giờ giấc ăn uống:
6 giờ sáng: bú sữa
8 giờ 30 : uống nước hoa quả và dầu cá.
10 giờ : ăn bột, lòng đỏ trứng gà, sữa.
14 giờ : ăn rau nghiền, súp thịt, quả (chuối hoặc đu đủ).
17 giờ 30 phút: uống nước quả và dầu cá.
18 giờ : bột, sữa.
- Nên cho trẻ ngủ sau khi ăn.
Tháng thứ 8.
- Có thể cho trẻ ăn cơm nát, khoai tây, bánh quy…
+ Cơm là thức ăn dễ tiêu, nhiều calo; cơ thể trẻ có thể tiêu hoá được cơm nát.
+ Khoai tây cung cấp carbonhydrat tốt, có nhiều canxi, photpho. Có thể cho trẻ ăn khoai tây trộn sữa hoặc nước thịt.
- Cho trẻ ăn lòng đỏ trứng: đánh kem hay hấp, luộc…
- Có thể bỏ bú đêm nhưng ngày phải cho trẻ bú đủ 4 lần. Sau khi cho trẻ ăn thức ăn đặc rồi hãy cho bú.
- Chú ý đến chế độ ăn để tránh táo bón.
- giờ giấc ăn uống:
6 giờ sáng: cho trẻ bú
8 giờ 30′ : uống nước hoa quả và dầu cá (nếu có)
10 giờ : ăn bột, lòng đỏ trứng gà, bánh quy, sữa ngoài hoặc bú sữa mẹ.
14 giờ : ăn rau, khoai tây nghiền nát trộn với nước thịt, sữa, nước hoa quả hoặc bú sữa mẹ.
17 giờ 30′ : uống nước hoa quả, dầu cá (nếu có)
18 giờ : uống nước hoa quả, sữa hoặc bú sữa mẹ.
Tháng thứ 9.
- Có thể cho trẻ ăn thêm thịt, ruốc, gan.
- Bữa sáng có thể cho trẻ ăn bột, chiều có thể thay bằng cơm nát.
- Thịt và nước thịt là những món ăn mới nên cần-chọn thịt nạc, mềm, băm nhỏ, nấu thật kỹ.
Lần đầu chỉ cho ăn khoảng nửa thìa cà phê, sau đó tăng dần lên. Nhưng chỉ cho ăn hai bữa, nhất thiết không quá hai thìa súp đầy nước thịt.
- Nên trộn ruốc vào bột, tránh mua ruốc ngoài chợ vì có nhiều mỳ chính.
- Cho trẻ ăn gan còn tươi, lọc lấy chỗ nạc, băm nhỏ hoặc luộc thật kỹ, nghiền nát, trộn với rau rồi cho trẻ ăn. Lần đầu tiên, cho trẻ ăn ít, lần sau tăng dần lên.
- giờ giấc ăn uống:
6 giờ sáng: bú sữa mẹ
8 giờ 30′ : uống nước quả, dầu cá
10 giờ : ăn bột, lòng đỏ trứng gà, bánh quy, sữa ngoài, hoặc bú mẹ
14 giờ : ăn rau, khoai tây, nước thịt ép hoặc gan băm, hoa quả, sữa bò hoặc bú mẹ.
Sau khi ngủ trưa dậy, có thể cho trẻ uống nước ấm.
17 giờ 30′ : uống nước quả, dầu cá
18 giờ : ăn bột, bánh ngọt, sữa hoặc bú mẹ.
Tháng thứ 10.
- Nên cho bé ăn bánh quy vì không những bánh quy cũng có một số chất bổ mà còn tập cho trẻ có hàm răng khoẻ và nhất là tập cho dạ dày trẻ quen tiêu thụ những thức ăn cứng.
- Nếu trẻ không chịu ăn thì người mẹ có thể làm cho trẻ ăn ngon miệng trở lại bằng cách sau:
+ Đưa đi khám để kịp thời phát hiện bệnh.
+ Cho trẻ ăn đều đặn, đúng giờ
+ Giữa các bữa ăn, kiên quyết không cho trẻ ăn vặt
+ Không nên ép trẻ ăn nhiều quá.
+ Không nên ép buộc trẻ phải ăn những thứ mà trẻ không thích.
+ Nếu trẻ không chịu ăn một thứ nào đó thì người mẹ nên ngừng không cho ăn thứ đó khoảng 1 tuần. Sau đó chế biến theo cách khác.
- Muốn cho trẻ ăn thức ăn rắn, có thể trộn vào sữa, vào khoai tây nghiền nhỏ, rồi tăng dần lượng thức ăn rắn lên.
- Cho trẻ ăn bột, rau, thịt, bánh trước rồi mới cho ăn sữa hoặc bú.
Tháng thứ 11.
Có thể cho trẻ ăn thêm nhiều thức ăn mới như lòng trắng trứng. Nên luộc nửa chín, nửa sống sau đó trộn với lòng đỏ mềm. Lần đầu cho ăn khoảng 1/4 thìa cà phê lòng trắng trứng.
Nên cho trẻ ăn một quả trứng từ 2 – 4 lần/tuần, nghĩa là cách hai ba ngày nên cho trẻ ăn 1 quả trứng.
- Không nên cho trẻ ăn những thức ăn của người lớn vì thức ăn của người lớn thường có nhiều gia vị. (mặn, cay, chua…).
- Cho trẻ ăn thịt nạc băm thật nhỏ, có thể nướng hoặc rán nếu trẻ thích.
- Khi cho trẻ ăn thức ăn mới, vẫn phải tuân theo nguyên tắc: lần đầu không cho ăn nhiều, dần dần mới tăng thêm.
- Giờ giấc ăn uống:
6 giờ sáng: ăn sữa hoặc bú sữa mẹ (Nếu trẻ có thói quen dậy sớm). Bữa sáng cần có: bột trứng, sữa hoặc bú mẹ, nước hoa quả.
Bữa trưa: rau, súp rau, thịt, quả, sữa hoặc bú sữa mẹ.
Bữa chiều: bột, khoai tây hấp, chuối, sữa hoặc bánh quy.
Có thể cho trẻ ăn thêm giữa bữa trưa và bữa chiều.
Tháng thứ 12.
- Cho trẻ ăn không khác các tháng trước là mấy, nhưng có thể cho trẻ ăn vài món lành như: giò, chả, cơm, phơ, bún, miến…
- Trẻ có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng.
- Nếu trẻ ăn món nào đó không hợp (tiêu chảy, mẩn .ngứa…) phải ngừng ngay, không cho trẻ ăn món đó khoảng vài tháng, sau đó bắt đầu cho ăn lại nhưng chỉ cho ăn ít một và quan sát phản ứng của trẻ.
- Giờ giấc ăn uống:
+ Ăn sáng : nước quả, bột, trứng, thịt băm, bánh quy, sữa mẹ hoặc sữa bò.
+ Ăn trưa : súp rau, thịt băm, khoai tây (khoai lang), bánh quy, sữa mẹ hoặc sữa ngoài.
+ An chiều : rau hoặc khoai, cơm, nước quả, chuối (hoặc đu đủ), bánh quy, sữa.
Tất cả những thức ăn trên chỉ làm ví dụ, không nên cho trẻ ăn tất cả những món đó vào một bữa. Cần bồi dưỡng thêm dầu gan cá thu và các loại sinh tố