Bé biết gì hơn ở độ tuổi này ?

Điều đầu tiên Bé đã nhận biết được là MẸ. Rồi cạnh mẹ, thường có một người nữa là Bố. Bây giờ, Bé lại nhận được thêm một nhân vật nữa : chính là BÉ và vị trí của Bé trong gia đình. Không phải bất chợt Bé nhận ra điều này, mà phải qua một thời gian- dài. Nhưng phải từ 2 tuổi rưỡi tới 3 tuổi, Bé mới nhận được một cách đầy đủ mình cũng là một con người giống như bao nhiêu người khác chung quanh mình.

BÉ 2 TUỔI RƯỠI TỚI 3 TUỔI

  1. Bé có thể bước lên cầu thang, có thể đi trên đầu ngón chân, có thể chụm 2 chân lại và nhảy bước một.
  2. Bé biết chồng nhiều hộp lên mau. Biết cầm bút viết bằng ngón tay.
  3. Bé biết sỏ giày lấy, nhung hay đi nhầm bên trái sang bên phải.
  4. Bé biết đi xe đạp 3 bánh, vừa đạp, vừa lái. Như- vậy, là Bé biết phối hạp nhiều động tác trong cùng một lúc.

Tới 3 tuổi, Bé biết mình là con trai hay con gái; con trai khác con gái và Bé giống bố hay mẹ ở điểm gì : màu tóc, mắt, mũi v.v… vì Bé đã biết soi gương từ lâu rồi.

Bé biết tên mình, biết xưng “con” hay “Bé”, biết phân biệt bố, mẹ với các người khác.

Khi xưng là “Bé” hay “Con”, tức là Bé tự xác định được cá nhân mình. Bé tự biết mình khác người khác, mình có thể nói để người khác nghe.

Khi không đồng ý việc gì, Bé biết tỏ ý chống lại bằng cách nói : KHÔNG. Bây giờ, Bé đồng ý với bố rằng : “Bé đá lớn rồi”.

Chỉ có 3 năm trôi qua, mà từ một đứa trẻ mới lọt lòng, không có ý thức về sự hiện hữu của mình, không biết được bàn tay mình đang chơi và đang nhìn lại chính là của mình, trở thành một nhân vật biết rõ cơ thể mình và vai trò của mình có liên quan thế nào với mọi người, là một bước đi rất lớn.Trẻ em Không nên đi giày chật quá

Bé soi gương

Khi đưa một đứa trẻ lại trước tấm gương soi, chúng ta vẫn thường nghĩ : “Không biết Bé có nhận được mình không ?”.

Khi còn nhỏ, nhìn vào gương Bé tưởng rằng có một đứa Bé khác trong đó. Phải tới 18 tháng, Bé mới có khả năng nhận biết rằng đứa Bé mà mình vẫn nhìn thây bao nhiêu lần trong gương kia, chính là mình. Việc phát hiện mới này làm Bé rất thích thú. Bé bắt đầu nhăn mặt. bĩu môi, cười và làm đủ trò trước gương.

Nhận được mình trong gương là một tiến bộ lớn. Mới đầu, Bé chỉ biết hình dáng khuôn mặt mình một cách chung chung. Dần dần, Bé chú ý tđi các đặc điểm của từng nét mặt, từng bộ phận mắt, mũi… Bé gái thích cười để thây mình xinh đẹp hơn, thích mặc quần áo đẹp và xoay người đủ kiểu ở trước gương. Bé trai cũng thích soi gương, thích mặc quần áo đẹp nhưng trước gương thường nhăn mặt, trợn mắt để làm đủ trò.

Ngoài việc nhận biết được mình trong gương, Bé còn nhận diện được mình và các người thân trong các tấm hình chụp nữa .

Bé muốn làm một mình

Bắt đầu từ tuổi lên 3, khi đã nhận thức được về bản thân mình, Bé có thể nảy sinh một tính tình mới : phản đối lại các mệnh lệnh của người lớn. Chúng ta vẫn thường nhìn thấy cảnh môt đứa trẻ giằng tay với bố ở ngoài công viên, nhất định không chịu đi thêm một bước nào nữa. Trong nhà, khi được hỏi : “Bé có đi chơi không ?” hoặc khi mẹ bảo : “Bé, ăn cơm đi”, “đi ngủ đi”… Bé có thể trả lời : “Bé không đi đâu”.

Người lớn có nên buồn vì thái độ bướng bỉnh, không nghe lời của Bé không ? Trước tiên, nên hiểu nguyên nhân sự chống đối của Bé : Bé muốn tự quyết định công việc, như người lớn.

Thí dụ : Chưa muốn đi tắm ngay để còn thời giờ tự cởi quần áo; không đi ngủ ngay vì chưa tìm thấy cái nơ thắt trên cổ con gấu… Tóm lại, Bé đã tới tuổi muốn được hành động tự do một chút. Tâm lý Bé lúc này, có 2 điều trái ngược với nhau : nửa muốn làm một mình, nửa muốn có sự giúp đđ, như tâm trạng người nửa muốn đi, nửa muốn ở lại. Cuộc khủng hoảng tâm lý này kéo dài độ vài ngày với các biểu hiện sinh hoạt bất thường như hôm nay ngủ tốt, mai lại trằn trọc, hôm nay ăn nhiều, mai không chịu ăn…

Thời gian này, Bé có thể hay vòi, hay khóc để “thử” dò thái độ của người lớn. Bởi vậy nếu chú ý, chúng ta có thể thấy rằng để được ăn kẹo một đứa trẻ làm nũng với bà chỉ khóc 5 phút; đối với người giúp việc : 10 phút; với mẹ : 15 phút. Nhưng đối với bố, khi bố không cho thì thôi không khóc gì cả, vì biết rằng có khóc cũng chẳng ăn thua gì !

Bởi vậy, thái độ của người lớn là :

  • Không nên nhượng bộ khi trẻ em đòi những điều gì không hợp lý ! Đã nói không là không. Người lớn chịu “thua” trẻ em một lần có thể sẽ là thua mãi mãi.
  • ở ngoài công viên, có thể cho trẻ chạy chơi “tự do” trong một phạm vi nào đó mà mình quy định.
  • Nếu các cháu muốn làm lây một việc gì, hãy chỉ dẫn cho cháu, và để cháu thực hiện. Thí dụ : cháu muốn buộc dây giày lấy, cứ để cháu buộc rồi mình sẽ buộc lại. Không nên từ chối, không để cháu làm bất cứ việc gì, lấy cđ rằng cháu chưa biết làm hoặc sẽ làm hỏng. Như vậy, sẽ làm các cháu mất tự tin. Nhược điểm của người lđn là hay làm hộ các cháu vì nhìn các cháu làm lấy, hay sốt ruột, kém kiên nhẫn, muốn mình làm cho nhanh.
  • Khi trẻ nói : “Không”, chưa chắc là các cháu không chịu nghe người lớn đâu, mà đó là các cháu muốn bắt chước người lớn đấy. Vì từ khi các cháu tập đi, muốn sờ mó vào các thứ, các cháu đã được nghe người lớn nói bao nhiêu lần : “Không được… thế này, không được… thế kia”. Bây giờ, Bé thấy bố bảo : “Bé đã lớn rồi !” nên Bé cũng muốn xử sự như người lớn vậy.

Muốn Bé đổi ý kiến, nên tìm cách hướng sự chú ý của Bé sang một việc khác; trước khi Bé phản ứng với ý định của người lớn. Thí dụ : •

  • Bé, lại rửa tay nào.
  • Không !
  • Thôi được. Mang con gấu lại đây. Mẹ và Bé rửa tay cho gấu vậy.

hoặc :

  • Hồi con còn nhỏ xíu, con không dám rửa tay đâu.
  • Vậy, bây giờ Bé lớn chưa ?
  • Rồi. Lại đây nào.

Đôi khi, muốn cho Bé cảm thấy vui, vì đã là người lớn, hay cho Bé chơi với các đồ vật thông dụng của người lớn như : một cái ví cũ để Bé đựng giấy tờ như ba, một cái bút bi… Nếu ba đi công tác xa, hãy gửi về cho Bé một tấm bưu ảnh. Tuy chưa biết chứ, nhưng nếu được người đưa thư gọi tên để ra nhận thư như người lớn, Bé sẽ rất hãnh diện.

Chúng ta nên nhớ : 3 tuổi là độ tuổi người lớn của trẻ con.

0/50 ratings
Bình luận đóng