Sử dụng chất hóa học (VWAs) như vũ khí trong cuộc khủng bố chống lại người dân thường là một mối đe dọa tiềm năng phải được giải quyết bởi tố chức y tế cộng đồng và y tế chuyên nghiệm. Việc Irac sử dụng cả chất độc thần kinh và sulfur mù tạt (sulfur mustard) chống lại quân đội Iran và người dân Kurd và cuộc tấn công sarin năm 1994 -1995 ở Nhật Bản đã cho thấy mối đe dọa này
Trong phần này chỉ thạo luận chất độc thần kinh và chất gây phồng rộp (vesicant), được cho là các chất rất có thể được sử dụng trong tấn công khủng bố.
Lưu huỳnh mù tạt (sulfur mustard) là nguyên mẫu cho nhóm CWAs này và được sử dụng đầu tiên ở chiến trường Châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ I. Chất này có hai dạng là hơi và dung dịch làm tổn thương bề mặt mô tiếp xúc. Cơ quan thường bị ảnh hưởng nhất là da, mắt, và đường thở. Phơi nhiễm một lượng lớn với sulfur mustard có thể gây nhiễm độc tủy xương. Sulfur mustard hòa tan chậm trong dịch như mồ hôi hoặc nước mắt nhưng khi chúng hòa tan tạo hợp chất phản ứng với protein tế bào, màng tế bào và quan trọng nhất là DNA. Các tổn thương sinh học là do alky hóa DNA và liên kết chéo ở tế bào phân chia nhanh ở biểu mô giác mạc, da, biểu mô phế quản, biểu mô đường tiêu hóa và tủy xương. Sulfur mustard phản ứng với mô trong vòng vài phút khi xâm nhập vào cơ thể
Biểu hiện lâm sàng
Ảnh hưởng cục bộ của sulfur mustard xuất hiện ở da, đường thở và mắt.
Sự hấp thu chất này gây các ảnh hưởng đến tủy xương và đường tiêu hóa (tổn thương trực tiếp đường tiêu hóa có thể xuất hiện nếu sulfur mustard xâm nhập vào đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc).
Da: ban đỏ là biểu hiện nhẹ nhất vá sớm nhất; các vùng da tổn thương xuất hiện mụn nước chúng hợp lại tạo bóng nước; phơi nhiễm liều cao có thể dẫn đến hoại tử đông trong bóng nước.
Đường thở: ban đầu, phơi nhiễm nhẹ, các biểu hiện đường thở chỉ là rát mũi, chảy máu cam, đau xoang, và đau họng. Nếu phơi nhiễm với nồng độ cao, có thể xuất hiện tổn thương khí quản và đường hô hấp dưới, gây viêm thanh quản, ho, khó thở. Phơi nhiễm rộng hoại tử niêm mạc đường thở gây hình thành giả mạc và tắc đường thở. Nhiễm trùng thứ phát có thể xuất hiện do vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc hô hấp trọc (denuded respiratory mucosa).
Mắt : mắt là cơ quan nhậy cảm nhất với tổn thương của sulfur mustard. Phơi nhiễm nồng độ thấp có thể gây ban đỏ và kích ứng. Phơi nhiễm với nồng độ cao gây viêm kết mạc nặng, sợ ánh sáng, đau co thắt mi, và tổn thương giác mạc.
Biểu hiện đường tiêu hóa gồm buồn nôn và nôn, kéo dài lên đến 24h.
Suy tủy xương, đỉnh là 7 -14 ngày sau tiếp xúc có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết do giảm bạch cầu.
Điều trị sulfur mustard
Khử độc ngay lập tức là cần thiết để giảm thiểu tổn thương. Cởi bỏ quần áo và rửa sạch da nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Mắt nên rửa sạch với nhiều nước hoặc nước muối. Tiếp theo chăm sóc y tế hỗ trở.
Mụn nước trên da nên để nguyên. Bóng nước to nên được trích rạch và điều trị kháng sinh tại chỗ. Chăm sóc tăng cường giống như bỏng nặng với bệnh nhân có phơi nhiễm nặng. Oxy trong trường hợp phơi nhiễm nhẹ/trung bình đường hô hấp. Đặt nội khí quản và thở máy có thể cần thiết trong co thắt khí quản và tổn thương nghiêm trọng đường hô hấp dưới. Nên hút loại bỏ giả mạc; thuốc giãn phế quản có hiệu quả trong co thát phế quản. Sử dụng yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt và/hoặc cấy tế bào gốc có thể hiệu quả trong suy tủy xương nặng.