Nguyên nhân vô kinh

Vô kinh là tình trạng không có chu kỳ kinh nguyệt. Nó được phân loại là tự phát, nếu chưa bao giờ có kinh nguyệt đến khi 15 tuổi trong trường hợp không điều trị nội tiết, hoặc thứ phát, nếu không có chu kỳ kinh nguyệt nào trong > 3 tháng ở người phụ nữ đã có kinh nguyệt kỳ trước.

Mang thai cần được loại trừ ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ với vô kinh, ngay cả khi hỏi tiền sử và khám thực thể không gợi ý đến. Kinh thưa được định nghĩa là một kì kinh kéo dài > 35 ngày hoặc < 10 chu kì kinh nguyệt mỗi năm. Cả tần số và lượng máu chảy không đều trong kinh thưa. Chảy máu nhiều không đều hoặc thường xuyên là chảy máu bất thường từ tử cung nếu có tổn thương tử cung theo giải phẫu hoặc đã loại trừ chảy máu từ một tạng khác.

Các nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và thứ phát chồng chéo lên nhau, nên phân loại rối loạn kinh nguyệt gồm rối loạn tại tử cung, đường sinh dục và rối loạn rụng trứng là thích hợp.

Các dị tật giải phẫu đường ra mà không cho máu qua âm đạo bao gồm không có âm đạo hoặc tử cung, màng trinh không thủng, màng ngăn ngang âm đạo, và hẹp cổ tử cung.

Phụ nữ bị vô kinh và có nồng độ FSH và LH thấp là bị thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục do bệnh lý ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên. Nguyên nhân ở vùng dưới đồi bao gồm thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục vô căn bẩm sinh, tổn thương ở vùng dưới đồi (u sọ hầu và các khối u khác, lao, bệnh sarcoidosis, khối u di căn), chấn thương hoặc chiếu xạ vùng dưới đồi, bài tập mạnh, rối loạn ăn uống, căng thẳng và các bệnh suy nhược mãn tính (bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh ác tính, kém hấp thu). Hình thức phổ biến nhất của vô kinh do vùng dưới đồi là thiếu hụt GnRH chức năng, có thể thay đổi được do căng thẳng tâm lý hoặc thể chất, trong đó có tập thể dục quá sức và chán ăn tâm thần. Rối loạn của tuyến yên bao gồm những dị tật hiếm tiến triển, u tuyến yên, u hạt, suy tuyến yên sau bức xạ, và hội chứng Sheehan. Chúng có thể dẫn đến vô kinh bằng hai cơ chế: can thiệp trực tiếp vào sản xuất hormon hướng sinh dục, hoặc ức chế tiết GnRH qua sản xuất thừa prolactin.

Phụ nữ bị vô kinh và nồng độ FSH cao là có suy buồng trứng, có thể là do hội chứng Turner, loạn sản tuyến sinh dục đơn thuần, suy buồng trứng sớm, hội chứng kháng buồng trứng, và hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh ác tính.

Việc chẩn đoán suy buồng trứng sớm được áp dụng cho những người phụ nữ chấm dứt kinh nguyệt trước 40 tuổi.

Đánh giá vô kinh

Hình. Sơ đồ đánh giá vô kinh. β-hCG, human chorionic gonadotropin; FSH, hormon kích nang trứng; PRL, prolactin; TSH, Hormon kích thích tuyến giáp.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) được đặc trưng bởi sự tăng androgen trên lâm sàng hay sinh hóa (rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu kiểu nam) kèm theo vô kinh hoặc kinh thưa. Hội chứng chuyển hóa và vô sinh thường xuất hiện; các triệu chứng này trở nên tồi tệ khi xuất hiện cùng béo phì. Rối loạn có các biểu hiện tương tự bao gồm sản xuất dư thừa androgen từ các khối u thượng thận hoặc u buồng trứng và bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh khởi phát ở người lớn. Cường giáp có thể liên quan đến kinh thưa hoặc vô kinh; suy giáp thường liên quan với băng huyết hơn.

Chẩn đoán vô kinh

Các đánh giá lâm sàng ban đầu thận trọng bao gồm đánh giá triệu chứng của tăng androgen, xét nghiệm hCG huyết thanh hoặc nước tiểu, và nồng độ FSH huyết thanh. Dị tật giải phẫu thường được chẩn đoán bằng khám lâm sàng, mặc dù XQ vòi tử cung hoặc quan sát trực tiếp bằng soi buồng tử cung có thể được yêu cầu. Xét nghiệm karyotype nên được thực hiện khi nghi ngờ loạn sản tuyến sinh dục. Việc chẩn đoán buồng trứng đa nang được dựa trên sự cùng tồn tại của không rụng trứng mãn tính và thừa androgen, sau khi loại trừ nguyên nhân khác gây ra những tình trạng này. Trong trường hợp không biểu hiện các nguyên nhân của thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục, MRI vùng tuyến yên-dưới đồi nên được thực hiện khi hormon hướng sinh dục thấp hoặc không bình thường.

Điều trị vô kinh

Các bất thường ở đường ra được xử trí bằng phẫu thuật. Giảm sản xuất estrogen, cho dù từ suy buồng trứng hoặc bệnh lí vùng dưới đồi/tuyến yên, nên được điều trị bằng estrogen theo chu kỳ, hoặc trong các hình thức tránh thai đường uống hoặc estrogen liên hợp (0,625-1,25 mg/ngày đường uống) và medroxyprogesterone acetate (2,5 mg/ngày đường uống hoặc 5-10 mg trong 5 ngày cuối cùng của tháng). Buồng trứng đa nang có thể được điều trị bằng thuốc để kích thích rút ngắn khoảng cách giữa các chu kì kinh nguyệt (medroxyprogesterone acetate 5- 10 mg hoặc progesterone 200 mg mỗi ngày trong 10-14 ngày mỗi tháng, hoặc uống các thuốc tránh thai) và giảm cân, cùng với điều trị rậm lông và nếu muốn , kích rụng trứng (xem dưới đây). Người bị buồng trứng đa nang có thể có lợi khi dùng các thuốc nhạy cảm với insulin, chẳng hạn như metformin, và cần được sàng lọc bệnh đái tháo đường.

0/50 ratings
Bình luận đóng