Mục lục
ĐẠI CƯƠNG
Vai trò và ý nghĩa của hệ thần kinh
Thiết lập mối quan hệ và tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Điều hoà hoạt động của các quá trình sống ngay trong bản thân cơ thể.
Thực hiện sự phối hợp các hoạt động bên trong và bên ngoài, quyết định sự thống nhất toàn vẹn của cơ thể trong mọi hoàn cảnh, đảm bảo cho cá thể thích nghi, tồn tại và phát triển trong môi trường.
Định nghĩa cảm giác
Trong hoạt động của hệ thần kinh, cảm giác có vai trò rất quan trọng. Nó là khâu đầu tiên trong thành phần cung phản xạ. Mọi sự thay đổi bên trong hoặc bên ngoài cơ thể (các kích thích) đều được hệ cảm giác ghi nhận và phản ánh về trung ương thần kinh để đáp ứng điều chỉnh. Các kích thích có thể chia thành hai loại:
- Loại kích thích con người có thể nhận biết được như nóng, lạnh, đau, rung…
- Loại kích thích con người không nhận biết được như các quá trình sinh hoá diễn biến trong cơ thể, các quá trình điều hoà hormon, các phản ứng tâm lý, bài tiết, vận mạch…
Vậy cảm giác là gì?
Định nghĩa: cảm giác là sự cảm thụ những kích thích mà con người ta có thể nhận thấy được.
Phân loại cảm giác
Trên lâm sàng cảm giác được chia thành ba loại như sau:
- Cảm giác nông: gồm có cảm giác đau nông, cảm giác nhiệt độ và xúc giác.
- Cảm giác sâu: gồm có cảm giác rung, cảm giác tư thế, cảm giác áp lực và cảm giác trọng lượng.
- Cảm giác phức tạp:
+ Cảm giác vẽ da (cảm giác không gian hai chiều).
+ Cảm giác nhận thức vật.
PHÂN BỐ CẢM GIÁC TRÊN CƠ THỂ
Trung khu vỏ não của cảm giác: nằm ở phần trước của hồi sau trung tâm hay hồi đỉnh lên. Trong thực tế sự phân tích cảm giác không chỉ xảy ra tại hồi đỉnh lên mà còn ở nhiều vùng khác trên não bộ. Trình tự xuất chiếu cảm giác của cơ thể trên vỏ não theo kiểu hình người lộn ngược (hình 3.28).
- Phân bố cảm giác trên bề mặt cơ thể theo hai hình thức (hình 2.24aa và b).
+ Phân bố theo kiểu rễ: ở tứ chi theo kiểu dài, ở thân theo kiểu khoanh đoạn.
+ Phân bố theo kiểu dây thần kinh.
CÁC TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN CẢM GIÁC
Mất cảm giác
Có thể mất một hay nhiều loại cảm giác, ví dụ:
- Mất cảm giác đau (analgesia).
- Mất cảm giác nhiệt độ (thermanaesthesia).
- Mất cảm giác định khu (topoanaesthesia).
- Mất cảm giác nhận thức vật (stereoagnosia).
- Mất cảm giác cơ khớp (bathyanaesthesia).
Trong trường hợp mất tất cả các loại cảm giác người ta gọi là mất cảm giác hoàn toàn hay mất cảm giác toàn bộ.
Giảm cảm giác (hypoaesthesia hay hypaesthesia)
Là tình trạng giảm sút cường độ của một hay nhiều loại cảm giác.
Tăng cảm giác
Là tăng nhận biết về cường độ của một hay nhiều loại cảm giác do sự tập cộng kích thích (một kích thích do thăm khám gây nên và một kích thích của bản thân quá trình bệnh lý).
Rối loạn cảm giác kiểu phân ly
Có nghĩa là trên cùng một phần của cơ thể một vài loại cảm giác bị rối loạn trong khi các cảm giác khác vẫn còn nguyên vẹn. Có hai ví dụ kinh điển về loại rối loạn cảm giác này.
- Rối loạn cảm giác kiểu giang mai thần kinh (tabes dorsalis); trên cùng một phần cơ thể cảm giác sâu bị mất nhưng vẫn còn cảm giác đau và nhiệt độ. Nguyên nhân do tổn thương cột sau tuỷ sống (hình 29a).
- Rối loạn cảm giác kiểu rỗng tủy: trên cùng một phần cơ thể cảm giác đau và nhiệt độ bị mất nhưng vẫn còn cảm giác sâu, do tổn thương mép xám trước tủy sống (hình 28b).
Loạn cảm đau (hyperpathia)
Là một loại rối loạn cảm giác được đặc trưng bởi:
- Tăng ngưỡng tri giác: không nhận biết được các kích thích có cường độ nhẹ như sờ, ấm, mát cũng như các cảm giác tinh vi như cảm giác định khu.
- Thời gian tiềm tàng kéo dài.
- Đau xuất hiện bùng phát, dữ dội, nung nấu, vị trí lan toả khu trú không rõ ràng. Khi kích thích đã châm dứt đau vân tồn tại tiếp tục một lúc sau. Loại đau này hay gặp trong chứng đau bỏng buốt (causalgia) do tổn thương các dây thần kinh ngoại vi như dây giữa, dây quay, dây hông to, dây V hoặc đau do đồi thị.
Rối cảm (dysesthesia)
Tri giác kích thích bị thoái biến, khi kích thích xúc giác bệnh nhân lại thấy đau, kích thích lạnh lại thấy nóng…
Rối loạn cảm giác chủ quan
Dị cảm: là nhận thức về một cảm giác nào đó trong khi không có tác nhân kích thích trong thực tê. Thường gặp các loại dị cảm kiểu kim châm, kiến bò, cảm giác tê buồn, cảm giác lạnh toát hay nóng bừng.
Cảm giác đau: đau là triệu chứng của nhiều quá trình bệnh lý khác nhau (ví dụ: viêm ruột thừa, đau lưng, đau đầu…). Triệu chứng đau rất có ý nghĩa trên lâm sàng, nó thông báo cho ta biêt trong cơ thể có quá trình bệnh lý đang diễn biến; đôi khi đau còn là tiêu chí dùng để đánh giá mức độ nặng nhẹ của một bệnh. Tuy nhiên, khi quá trình bệnh lý đã được phát hiện nhưng đau vân không thuyên giảm thì nó trở thành rất có hại cho con người.
CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN CẢM GIÁC
Hội chứng tổn thương dây và đám rối thần kinh
Rối loạn tất cả các loại cảm giác ở khu vực da do dây thần kinh đỏ chi phối, ví dụ: tổn thương dây thần kinh trụ, giữa, quay.
Hội chứng rễ sau
Rối loạn tất cả các loại cảm giác theo hình dải (ở chi), theo hình khoanh đoạn (ở thân). Đau dọc theo vùng phân bố của dây thần kinh, đau tăng khi hắt hơi, ho và làm căng rễ.
Gặp trong thoát vị đĩa đệm, tabes, u tuỷ, Zona…
Hội chứng sừng sau
Rối loạn cảm giác kiểu phân ly trên một vùng da có hình dải hoặc khoanh đoạn.
Hội chứng mép xám trước
Rối loạn cảm giác kiểu phân ly ở các vùng da đối xứng giữa hai bên cơ thể như kiểu cánh bướm. Thường gặp trong rỗng tủy, chảy máu tủy sống (hematomyelia), u nội tủy hoặc giang mai tủy sống.
Hội chứng cột bên
Rối loạn cảm giác đau và nhiệt độ theo kiểu đường dẫn truyền ở bên đối diện với tổn thương.
Hội chứng cột sau
Rối loạn cảm giác cơ – khớp, rung bên tổn thương theo kiểu đường dẫn truyền.
Hội chứng cắt ngang nửa tủy (hội chứng Brown – Séquard)
- Bên tổn thương:
+ Liệt kiểu trung ương dưới mức tổn thương.
+ Rối loạn cảm giác sâu, rung, mất điều hoà (ataxia).
- Bên đối diện:
+ Rối loạn cảm giác đau và nhiệt độ.
Nguyên nhân thường gặp là u ngoại tủy.
Hội chứng cắt ngang tuỷ sống
- Liệt trung ương các chi dưới mức tổn thương.
- Mất mọi cảm giác dưới mức tổn thương theo kiểu đường dẫn truyền.
- Rối loạn cơ vòng.
Nguyên nhân thường gặp trong chấn thương, vết thương tuỷ sống, u tủy, lao cột sống…
Hội chứng đồi thị (hội chứng ba nửa)
Mất các loại cảm giác ở một nửa người đối diện theo kiểu đường dẫn truyền.
Mất phối hợp nửa người (hemiataxia).
Bán manh hai bên ở phía đối diện với tổn thương. Ngoài ra cũn rối loạn cảm giác chủ quan, đau đồi thị ở nửa người đối diện (đau lan toả, lan xuyên, nóng rát, không chịu ảnh hưởng của các thuốc giảm đau).
Hội chứng vỏ não (tổn thương hồi sau trung tâm)
Rối loạn tất cả các loại cảm giác ờ nửa người bên đối diện (giống ở tổn thương đồi thị hoặc bao trong), trên lâm sàng thấy biểu hiện rõ ở ngọn chi.
Tổn thương các cảm giác phức tạp khác.