Triệu chứng thường xuyên mê ngủ

Bạn suốt ngày cảm thấy buồn ngủ ư ? Mi mắt nặng cứ như không mở nổi, bạn rất lo không biết mình có mắc chứng bệnh mê ngủ (Sleeping sickness) hay không ? Nếu bạn từng ở miền Trung Châu Phi, bị con muỗi nơi đó cắn thì mới có khả năng mắc chứng bệnh này, nếu không thì đừng bao giờ nghĩ bậy. Thực ra nhiều trường hợp mê ngủ chỉ là vấn đề tâm lý, vì họ thường quá vô vị, ủ rủ, hay dùng lộn một số thuốc có tác dụng ru ngủ, cho nên chúng ta phân biệt ra sao về hiện tượng mê ngủ là do tâm lý hay lý do khác ?

Chắc mỗi người đều có kinh nghiệm như sau : ngủ với một thời gian lâu hơn ngày thường nhằm trốn tránh những việc không vui hay những gì không sao hoàn thành, đó là một cách giúp chúng ta chạy trốn sự thật.

Mê ngủ
Mê ngủ

Chứng mê ngủ cũng có thể là do tâm trạng vô vị buồn chán, hay sức ép của cuộc sống. Chẳng hạn như con gái tôi mỗi lần kéo chồng đi shopping, tới nơi chồng nó sẽ tìm một chỗ ngủ gà ngủ gật, để con gái tôi mua một cách thỏa thích, khi ra về anh ta lại tỉnh táo ngay, và khi đi vào một tiệm khác thì anh ta tiếp tục ngủ, còn con tôi lại mua tiếp, giữa hai chúng nó không ai làm phiền ai…

Nhưng nguyên nhân gây mê ngủ không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một lần có người bệnh tìm tới tôi hỏi về triệu chứng mê ngủ của mình, tôi khám bệnh cho anh ta, tìm hiểu về vấn đề mắc mứu về tâm lý. Tuy nhiên tất cả kết quả kiểm tra đều cho thấy anh ta rất khoẻ và hoàn toàn không có vấn đề gì cả. Cuối cùng khi tôi tìm hiểu kỹ về thói quen thuốc men của anh mới vỡ lẽ ra rằng thứ thuốc anh uống hàng sáng là thứ vitamin giúp tăng tinh thần, hóa ra đã bị lẫn lộn bởi thuốc ngủ (vì hai thứ thuốc có hình dáng và màu sắc giống nhau, mà hai chai đựng lại không có nhãn để phân biệt). Câu chuyện tiếp đó chắc bạn cũng hiểu là nguyên nhân tại sao mà anh bạn này luôn cảm thấy buồn ngủ rồi đó. Tóm lại tôi muốn nói một điều rằng, có nhiều thứ thuốc nhất là loại thuốc an thần, dễ khiến người ta mê ngủ, thậm chí ngủ qua tới sáng hôm sau. Chất gây ngủ này chứa nhiều trong thuốc trị ho và trị cảm, thuốc chống dị ứng…Mê ngủ thường xuyên

Nếu chứng mê ngủ không do vô vị buồn chán, u uất hay thuốc gây nên thì có thể tham khảo các nguyên nhân sau đây :

  • Suy tuyến giáp thường khiến người bệnh trong trạng thái mê ngủ, đồng thời có thêm triệu chứng táo bón, lên cân, rụng tóc, thấy lạnh và mệt.
  • Hội chứng Pickwickian hay còn gọi là hội chứng giảm thông khí của người béo, cần có đủ carbonic oxy để kích thích trung khu hô hấp mới có thể thử bình thường, khi thiếu CO2 thì sẽ cảm thấy thiếu ngủ, do người mập khi thở thường không lay động tới hoành cách mô, không khí ra vào phổi sẽ bị hạn chế, khiến hàm lượng CO2 trong máu bị hạ thấp, khiến tác dụng của trung khu ru ngủ bị tê liệt. Khi trẻ đang trong tuổi mới lớn sau khi ăn thì đi ngủ, nên chú ý xem có mắc hội chứng Klein Levin – đây là một bệnh mất cân đối về hormon hiếm có thường xuất hiện trên đứa trẻ thời thanh xuân.
  • Trước khi bạn thấy mê ngủ, đầu bạn từng bị chạm phải gì đó. Điều này cho thấy vết thương đầu bạn bị thương nặng hơn bạn tưởng, huyết khối trong xương sọ đè tới não bộ, bệnh này khiến người ta luôn bị mê ngủ.
  • Ngoài chứng mê ngủ ra, nếu bạn còn bị nhức đầu, nhìn kém, tay chân yếu sức, nói năng khó khăn, chóng mặt thì có nghĩa là bị trúng gió hay khối u trong đầu, cần phải nhanh chóng tìm tới bác sĩ.
  • Hiện tượng ưa ngủ gật có thể là hiện tượng suy yếu của sức khoẻ, gồm chứng bệnh như thận, ung thư di căn, viêm nhiễm. Tuy nhiên cũng có thể chỉ là một ít cảm. Khi đàn ông mắc chứng tiền liệt tuyến, suốt đêm cứ thức dậy đi tiểu, hoặc người bệnh hen suyễn, suy tim, vì buổi tối khó chịu khó thở, cũng khiến sáng mai cảm thấy mệt mỏi và cần ngủ bù., kể cả người ngáy suốt đêm cũng có triệu chứng tương tự. Ngoài ra còn một thứ bệnh gọi là Narcolepsy, người bệnh dù có mệt hay không cũng luôn muốn ngủ, như đột nhiên ngủ, nhưng vài phút sau lại tỉnh, như không có xảy ra chuyện gì. Vài tuần, vài ngày sau lại không có phát bệnh, nhưng cũng có thể chỉ tỉnh lại vài phút, sau lại phát bệnh. Chứng bệnh này hoàn toàn khác với ngủ gục vì ngủ gục là ngủ khi mỏi mệt hay có tâm lý chuẩn bị trước còn chứng bệnh trên thì ngủ một cách bất thình lình, có khi ngủ trong chuyến lái xe hay làm công việc nguy hiểm.

Hơn nữa người bệnh trước khi đi vào giấc ngủ hay sau khi vừa thức, trong vài giây đó chân tay như bị tê liệt, không nắm vững cả món đồ trong tay, thậm chí cả mình quỵ xuống, nhưng trạng thái đuối sức chỉ trong giây lát, cơ nhanh chóng trở lại bình thường, người bệnh trước và sau khi rơi vào giấc ngủ còn nghe trông thấy một số sự việc không tồn tại.Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em làm sao để khắc phục

Tuy nhiên đến nay người ta còn chưa phát hiện nguyên nhân thực sự của chứng bệnh này, may là có một thứ thuốc gọi là Ritalin có thể không chế chứng bệnh một cách hữu hiệu.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : THƯỜNG XUYÊN MÊ NGỦ

Khả năng mắc bệnhBiện pháp xử lý
1. U uất, lo lắng, buồn chán, stress• Thử tự giải quyết hay tìm người khác giúp đỡ.
2. Phản ứng do thuốc• Thay thuốc hay ngưng thuốc.
3. Suy tuyến giáp• Bổ sung kích tố tuyến giáp.
4. Chứng thiếu CO2• Giảm mập.
5. Tạm ngưng hô hấp khi ngủ• Dùng máy trợ giúp hô hấp.
6. Hội chứng Klein Levin• Điều trị bằng hormon.
7. Bị thương trong não• Điều trị.
8. Thận hay biến chứng gan, ung thư, viêm nhiễm• Điều trị.
9. Chứng ngủ rũ (Narcolepsy)• Thuốc Ritalin.

Xem chi tiết bệnh

Chẩn đoán và điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ

Biểu hiện Stress – dấu hiệu căng thẳng tâm lý nguy hại cho sức khỏe

0/50 ratings
Bình luận đóng