Mục lục
Ngộ độc cấp tính về thuốc sâu thường có triệu chứng gì
Có một số triệu chứng thường thấy ở các ca ngộ độc thuốc sâu, đặc biệt là thời kỳ đầu bị ngộ độc, các loại thuốc sâu khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau. Những triệu chứng này đối với việc phân biệt các ca ngộ độc tuy không có ý nghĩa, nhưng kết hợp với quá trình tiếp xúc với thuốc sâu sẽ có ý nghĩa nhất định trong việc phát hiện sớm và xác định loại thuốc sâu bị ngộ độc.
Đa số các thuốc sâu đều gây hại cho hệ thần kinh, cho nên sau khi ngộ độc thường có các biểu hiện như cơ năng thần kinh bị tổn thương trước tiên như váng đầu, chóng mặt, mệt mỏi toàn thân, nhiều mồ hôi, ăn uống giảm, v.v… có người còn thấy những trạng thái thay đổi như bị ép ngực. Đối với đường tiêu hóa, triệu chứng thường hay gặp nhất là ợ chua, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Thậm chí nếu là ngộ độc do uống, thì triệu chứng xuất hiện sớm nhất vẫn là buồn nôn và nôn mửa.
Ở đây, ngoài những liên quan đến độc tố toàn thân ra, thì sự kích thích của thuốc sâu đối với niêm mạc dạ dày là nhân tố quan trọng. Triệu chứng thường thấy nhất ở hệ hô hấp là nghẹn, ho, tức ngực, khó thở, đặc biệt là với thuốc sâu ở thể khí, khi hít vào qua đường hô hấp. Các biểu hiện của ca ngộ độc theo đường này vừa sớm vừa rõ rệt, khi nặng thì thở hổn hển, thậm chí bị khí thũng phổi.
Với một người khỏe mạnh, khi tiếp xúc hoặc sử dụng thuốc sâu hoặc sau khi sử dụng thuốc sâu không lâu, nếu như đột nhiên xảy ra các triệu chứng trên, cần cảnh giác xét xem liệu có khả năng xảy ra ngộ độc thuốc sâu. Lúc đó phải rời khỏi hiện trường ngay cởi bỏ quần áo bị ô nhiễm ra, chuyển đến nơi thoáng mát, đồng thời phải mời bác sĩ đến khám và điều trị. Nếu thấy cần, còn phải dùng xà phòng để tẩy rửa sạch sẽ cơ thể người bệnh.
Biểu hiện đặc biệt của ngộ độc thuốc sâu cấp tính
Khi ngộ độc thuốc sâu cấp tính thường phát bệnh đột ngột, có khi còn có thể ngửi thấy mùi thối đặc trưng của thuốc sâu trên cơ thể bệnh nhân. Nếu như có mùi của thuốc sâu Phospho hữu cơ, Clo hữu cơ… Như thuốc sâu lân hữu cơ có mùi thối của tỏi, thuốc sâu Chlorin hữu cơ có mùi khác, thuốc diệt chuột Kẽm Phosphoric có mùi thối như cá thôi. Nhưng cũng có một số loại thuốc sâu lại không có mùi đặc trưng gì. nếu như khi chẩn đoán mà tách rời quá trình tiếp xúc với thuốc sâu,.thì còn nói gì đến bất kỳ biểu hiện gì đặc biệt của các ca ngộ độc về thuốc sâu, bởi vì tất cả biểu hiện nào về ngộ độc thuốc sâu đều không tìm được triệu chứng nào trong hàng nghìn căn bệnh quái gở của loài người. Cho nên ở đây nói biểu hiện đặc thù chỉ là những ca đã có quá trình tiếp xúc với thuốc sâu rõ rệt, hơn nữa chỉ có như vậy mới khẳng định được hoặc cơ bản xác định được các ca ngộ độc thuốc sâu.
- Con ngươi thu nhỏ rõ rệt, thường hay gặp nhất ở ca ngộ độc Phospho hữu cơ, ngoài ra còn thấy ở thuốc thực vật trừ sâu và ngộ độc thuốc điều tiết sinh trưởng thực vật.
- Thèm ngủ, thường hay gặp nhiều ở các ca ngộ độc thuốc trừ sâu có Amoniac, bệnh nhân sau khi tỉnh ngủ, lại thèm ngủ tiếp, có khi bệnh nhân có thể ngủ liên tục hàng chục giờ.
- Cơ thể bị run rẩy, rung động, thấy rõ nhất ở các ca ngộ độc có chứa thủy ngân hữu cơ, khi ngộ độc có thể chân, tay bị run rẩy.
- Cơ bắp co quắp run rẩy liên tục, các cơ bắp co quắp liên tục, từng cơn, thường hay gặp ở các ca ngộ độc thuốc sâu Phospho hữu cơ và Amino methyl Tormate Thường thấy giần giật ở các cơ xung quanh mắt, cả ở ngực và cổ nhiều nhất. Một số” loại cũng gây chấn động cơ bắp như ngộ độc thủy ngân hữu cơ, Sunfat Kẽm, Flo hữu cơ…
- Co giật cơ bắp từng cơn hoặc co quắp điên khùng, thường gặp ở các ca ngộ độc các loại thuốc trừ sâu.
- Bị thâm tím toàn thân, do sắt trong Hemoglobin tăng quá nhiều gây ra, tiếp đó phải kể đến là ngộ độc Natri Clorate cũng thường hay gặp, khi ngộ độc thuốc trừ cỏ cũng có thể có hiện tượng trên.
- Phồng hoặc loét niêm mạc miệng, ngoài việc người bệnh uống phải thuốc trừ sâu có khả năng ăn mòn da, trường hợp này thường hay xảy ra với thuốc sâu có chứa thủy ngân hữu cơ và Arsen.
- Niêm mạc miệng chuyển màu xanh lam, thường gặp ở các ca ngộ độc thuốc có chứa Sunfat Đồng và các dung dịch có chứa Sunfat Đồng.
- Trong mồm có mùi vị kim loại, chủ yếu gặp ở các loại thuốc sâu có chứa kim loại như Sunfat Đồng, thủy ngân hữu cơ, Thiếc hữu cơ, Arsen…
- Móng tay có vân ngang trắng, còn gọi là vân hạt gạo, chỉ gặp ở các ca ngộ độc thuốc sâu được chế từ Asen, nhưng không xảy ra khi đang bị ngộ độc cấp tính, mà nó xảy ra sau khi bị ngộ độc từ 40 đến 70 ngày, nên chẩn đoán ngay lúc đó để có biện pháp điều trị đối với ca ngộ độc này.
- Lẫn Hemoglobin và chất lòng trắng trứng trong nước tiểu, thường gặp ở ngộ độc Natri Clorate.
- Khuynh hướng xuất huyết, thường hay gặp ở các ca ngộ độc phải thuốc diệt chuột chống đông máu, cũng thường gặp ở ca ngộ độc có chất Arsenic.
- Triệu chứng đái ra máu, đái dắt, đái dầm… thường hay gặp do bị ngộ độc bởi thuốc trừ sâu, do sự chuyển hóa của thuốc đã gây ra chảy máu do viêm bàng quang.
Nếu như đã xác định được bệnh nhân đã bị ngộ độc một loại thuốc sâu nào đó, nhưng lúc đó chưa biết chính xác là loại nào, cần căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng để phân biệt, nhận thức được các biểu hiện đặc thù ấy sẽ giúp ích cho chẩn đoán.
Phân biệt ngộ độc thuốc sâu với các bệnh khác
Vào những ngày hè thời tiết nóng bức, khi đang phun thuốc trên đồng ruộng, nếu thấy có xảy ra nhức đầu, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa hoặc có kèm theo đau bụng, tháo tỏng, mặt biến sắc, thì cần dừng ngay công việc lại, cởi bỏ quần áo phòng hộ, rời khỏi hiện trường, về nhà nghỉ ngơi và điều trị.
Nhưng cuối cùng là bệnh gì vậy, hay là ngộ độc thuốc sâu? Liệu có loại bệnh nào dễ lẫn với ngộ độc thuốc sâu? Đáng chú ý nhất là say nắng và viêm dạ dày cấp tính, đó là vì hai loại bệnh này đều có hiện tượng giống như khi bị ngộ độc thuốc sâu, bệnh phát đột ngột, có thể xuất hiện các triệu chứng như đã nói ở trên. Khi làm việc dưới ánh nắng của mặt trời vào mùa hè oi bức rất dễ xảy ra say nắng, tiết trời mùa hạ oi bức, thực phẩm dễ bị thiu thối, chỉ cần sơ ý, ăn phải hoa quả không sạch sẽ, hoặc ăn các loại thức ăn bị biến chất, cũng rất dễ xảy ra viêm dạ dày cấp tính. Ví dụ, vào một mùa hè của năm X, có hai thanh niên làm công nhật cho xưởng nông dược của một thành phố, trong quá trình khuân vác thuốc sâu (loại bột hỗn hợp 1605) trong kho nông dược dưới trời oi bức, đã xảy ra váng đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, chảy nhiều mồ hôi, mặt trắng bệch, liền đi đến bệnh viện để khám bệnh. Họ không hề nói với bác sỹ là họ đã tiếp xúc với thuốc sâu, bác sỹ cũng không chú ý hỏi han kỹ, liền chẩn đoán họ bị say nắng. Bệnh tình mỗi lúc càng nặng, tâm trí có nhiều điều khác thường. Bác sỹ cảm thấy rất kỳ lạ, đã tìm đến bạn bè đồng sự làm việc ở công trường để hỏi ra loại nông dược và tình trạng mà họ tiếp xúc, điều trị theo bệnh bị ngộ độc thuốc sâu mới khỏi. Mùa hè năm 1973, một nông dân của một làng đi phun thuốc sâu giữa buổi trưa loại Rogor trộn với DDT, đến chiều về thấy buồn nôn, kèm theo nôn mửa một lần, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, đưa đến bệnh viện khám, không nói cho bác sĩ biết tình hình phun thuốc sâu, bác sỹ đã cho tiến hành điều trị theo căn bệnh viêm dạ dày cấp tính, đến tối về thấy bụng đau đã thuyên giảm, đã đỡ rồi, không ỉa chảy nữa, nhưng chỉ là giảm nhẹ đau bụng, còn thần trí lơ mơ, đồng thời còn phát hiện ra cơ bắp của bệnh nhân giần giật, sau khi hỏi gia đình, mới biết anh này đã có tiếp xúc với thuốc sâu, mới đổi hướng sang điều trị ngộ độc loại thuốc sâu Phospho hữu cơ mới chữa khỏi. Các sự cố tương tự như vậy xảy ra rất nhiều. Do vậy phát bệnh sau khi có đi phun thuốc sâu thì cần kịp thời đi khám ngay, nhớ không được quên là phải báo cho bác sỹ biết tình hình phun thuốc sâu của mình, đồng thời nói cho bác sĩ biết có bị say nắng hoặc đã ăn phải thức ăn gì (bẩn thỉu) hay không. Khi bác sĩ chẩn đoán, ngoài việc hỏi kỹ bệnh ra, cần chú ý đến sự thay đổi của bệnh để phân biệt khi chẩn đoán. Nếu như bệnh nhân bị cảm say nắng, sau khi xảy ra triệu chứng, rời ngay hiện trường, cởi bỏ quần áo bị ô nhiễm, chuyển đến nơi thoáng mát, cho bệnh nhân uống nước mát, nếu bị say nắng cảm ở mức độ nhẹ, bệnh tình sẽ chuyển biến nhanh, chóng khỏi. Nếu làm đúng như vậy, bệnh tình không những không chuyển mà lại còn nặng lên, cần nghĩ ngay đến xem liệu có phải đã bị ngộ độc nông dược không. Trước khi xảy ra viêm dạ dày cấp tính thì thường có quá trình ăn uống không vệ sinh, có nhiều người cùng đồng thời phát bệnh. Lúc mới phát bệnh mà không điều trị thấy có đau bụng, tiêu chảy diễn biến mỗi lúc một nhiều, tiếp đến là buồn nôn, nôn oẹ cũng tăng lên. Như đã nói ở phần trên, việc ngộ độc thuốc sâu do bị hấp thụ qua da vì sử dụng thuốc sâu trên ruộng thường gặp nhiều nhất là các loại thuốc sâu có Phospho hữu cơ, Amino Carbamate, v.v… Ngộ độc thuốc trừ sâu khi gây thâm tím toàn thân, thèm ngủ, ỉa ra máu và một số triệu chứng đặc biệt khác. Ngộ độc Amino Carbamate có triệu chứng gần giống với triệu chứng ngộ độc Phospho hữu cơ. Ngộ độc Phospho hữu cơ chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Hiện nay đã phân biệt được giữa ngộ độc Phospho hữu cơ với cảm say nắng và viêm dạ dày cấp tính.
Cấp cứu tại chỗ khi bị ngộ độc thuốc sâu
Ngộ độc thuốc sâu là chứng bệnh cấp tính, sau khi xảy ra, bệnh sẽ phát triển rất nhanh, điều trị khỏi cũng nhanh, nếu để kéo dài thì chết cũng nhanh, đó là 3 đặc điểm “nhanh”, cho nên khi cấp cứu các ca ngộ độc đầu tiên cần tranh thủ thời gian, lấy quan điểm “nhanh”, trong đầu óc cần phải có quan điểm tranh thủ từng phút từng giây, thời gian chính là mạng sống. Do đó, việc cấp cứu lẫn nhau là chính, đối với ngộ độc thuốc sâu cần được coi trọng, đợi bác sỹ đến là không kịp, cấp cứu tại chỗ thường theo 3 bước cơ bản sau:
- Nhanh chóng cắt đứt với nguồn gây độc, rời khỏi nơi ngộ độc. Đây là cách đơn giản mà có hiệu quả để bảo vệ bệnh nhân không tiếp tục bị nguy hiểm vì thuốc sâu nữa, kể cả dừng việc phun thuốc sâu, nhanh chóng đưa bệnh nhân rời khỏi hiện trường ngộ độc, làm sạch đường hô hấp. Nếu như bị ngộ độc do phun thuốc sâu trên ruộng thì tất cả mọi người cùng phun thuốc sâu phải lập tức dừng ngay việc phun thuốc lại, đưa người bệnh ra khỏi thửa ruộng đó, đến chỗ thoáng mát ở đầu gió cách xa thửa ruộng, cởi bỏ quần áo, rửa sạch mặt mũi, tắm rửa cho người bệnh. Nếu như bị ngộ độc do khí độc ở trong kho, cũng cần đưa người bệnh đặt ở hướng đầu gió, lập tức đóng nút nắp nơi phát ra khí độc. Nếu như phải đi cứu người bị ngộ độc trong thời gian ở nhà kho hay trong hầm tầu và trong khoang xe toa tầu chuyên dụng quá lâu, cần đeo mặt nạ phòng độc ngay mới được đi vào. Nếu như thời gian không lâu, chỉ cần khoảng chừng 1 phút, với tình thế cấp bách, người đi cứu cần hít một hơi dài nhịn thở chạy nhanh vào lôi bệnh nhân ra, trong môi trường khí độc lan ra thì không nên thở, nếu không thì chính người đi cứu người ngộ độc cũng sẽ bị hôn mê. Tại một nhà máy sản xuất nông dược đã từng xảy ra ngộ độc khí Sunfurơ, khi tiến hành cấp cứu cho nhau, đã không chú ý đến các nguyên tắc trên, kết cục là cả người vào cứu cũng lần lựơt ngã xuống, liên tiếp có 5 người bị ngộ độc, cuối cùng tất cả mới được cứu thoát, đây chính là bài học do không nắm được các kiến thức về cấp cứu tại chỗ. Nếu như người bị ngộ độc qua miệng ăn phải, thần trí còn tỉnh táo thì có thể dùng lông hoặc đũa để kích thích ở cổ họng cho nôn ra, nôn hết thuốc sâu ra rồi mới cấp cứu tiếp. Bất kể là do bệnh nhân tự nôn ra hay do gây nôn, chất nôn ra nếu như gây ô nhiễm quần áo và da bên ngoài cơ thể, cần phải giặt giũ tắm rửa thay quần áo sạch sẽ ngay, tránh để thuốc hấp thụ trở lại.
- Nhanh chóng tiến hành cho sát trùng và đề phòng những triệu chứng có thể uy hiếp đến tính mạng bệnh nhân: khi đường hô hấp bài tiết ra nhiều chất, cần có biện pháp làm sạch ngay. Khi bệnh nhân hôn mê, bị nôn oẹ nhiều lần, phải kê đầu bệnh nhân thấp xuống, mồm hướng sang một bên, tránh để các chất bài tiết ra hoặc nôn tràn vào khí quản gây tắc đường hô hấp dẫn tới nghẹn thở và tử vong. Nếu như bệnh nhân dừng hô hấp hoặc tim ngừng đập, cần nhanh chóng tiến hành các thủ thuật nhân tạo hồi phục tim phổi hoạt động. Tim phổi sẽ được phục hồi nếu sau 3 đến 5 phút phải tiến hành làm ngay, kết quả là tương đối tốt, cho nên nếu đợi bác sỹ đến thì thường không kịp.
Sự nguy hại của nhiều loại thuốc sâu đối với hệ hô hấp thường vượt sang cả tim, cho nên, đối với những ca ngộ độc thuốc sâu nặng thường hay xảy ra dừng hô hấp, cần tiến hành hô hấp nhân tạo ngay. Khi tiến hành các kiểu hô hấp nhân tạo, thì dùng phương pháp kể miệng áp miệng làm hô hấp là có hiệu quả nhất. Cách làm như sau: Đầu tiên làm sạch các bộ phận ở hệ hô hấp như mồm, mũi, họng, giữ cho được thông suốt, để bệnh nhân nằm ngửa, một tay của người cấp cứu vòng ra sau cổ bệnh nhân, cố gắng để cho cổ của bệnh nhân ngửa ra sau, lấy chính tay đó vòng lên lật mồm bệnh nhân ra, rồi thổi khí vào dùng tay còn lại bịt chặt mũi của bệnh nhân, tránh để khí thoát ra. Người cấp cứu cần phải hít một hơi thật sâu, sau đó kề vào miệng bệnh nhân để thổi khí vào, khi nào thấy lồng ngực của bệnh nhân phồng lên mới thôi. Sau khi không thổi khí nữa, lập tức bỏ tay bịt ở mũi bệnh nhân ra, để khí của bệnh nhân thoát ra ngoài phổi. Khi cần còn có thể dùng tay ấn vào hai bên ngực của bệnh nhân, trợ giúp cho quá trình hít thở. Làm như vậy nhiều lần, mỗi phút 14 đến 16 lần; lúc đầu thổi khí áp lực có thể lớn hơn, vài lần cũng tăng khá lên, sau khi thổi 10 đến 20 lần rồi giảm dần áp lực đi. Nếu áp lực thổi khí quá lớn, có thể có nguy hiểm, sẽ bị rách màng phổi, cần chú ý, thời gian mỗi lần thổi khí tốt nhất là khoảng 1/2 thời gian hít thở của bệnh nhân. Khi bị dừng thở do ngộ độc thuốc sâu thì dùng phương pháp hô hấp nhân tạo cho kết quả tốt hơn nhiều so với các bệnh ngừng thở khác, việc kiên trì làm hô hấp nhân tạo đã giúp cho nhiều người bệnh có thể hồi phục tự thở được. Hơn nữa việc làm hô hấp nhân tạo còn có tác dụng nhất định đối với các ca ngộ độc thuốc sâu Phospho hữu cơ, có thể làm giảm nhẹ tác dụng gây hại của thuốc sâu đối với cơ thể, cho nên khi bệnh nhân bị ngừng thở do ngộ độc thuốc sâu, nhất định phải dùng phương pháp hô hấp nhân tạo để cấp cứu, không thể tùy tiện bỏ qua bước này được.
Nếu như tim của bệnh nhân dừng đập đột ngột, cần lập tức vỗ vào tiền khu tim, sau khi kích thích quan sát xem thấy có hiệu quả ngay không, nếu không có hiệu quả, tiếp tục làm lại, có thể làm 2 đến 3 lần. Nếu vẫn không thấy biến, chuyển thì phải thay đổi kiểu ấn kích thích khác, phương pháp này là đặt bệnh nhân nằm nghiêng trên giường, tay phải ấn mạnh vào mu tay trái, lợi dụng sức nặng của người cấp cứu, dùng lực ấn mạnh xuống phía dưới, làm cho xương ngực bệnh nhân lõm xuống 3 đến 4 cm, sau đó lại thả ra, mỗi phút là 60 đến 80 lần, ấn ép như vậy cho đến khi thấy động mạch đập trở lại, sắc mặt chuyển sang hồng. Khi ấn không được dùng lực quá mạnh, tránh xảy ra tổn thương nội tạng và gẫy xương sườn. Tim ngừng đập do ngộ độc thuốc sâu, đại đa số đều xảy ra sau khi bị dừng hô hấp, cho nên sau khi tiến hành vỗ kích thích ngực, cần đồng thời tiến hành hô hấp nhân tạo, nếu không sẽ rất khó làm tim hồi phục trở lại, nếu không tim khó hồi phục sẽ không dễ thành công, dù có thành công cũng sẽ không duy trì được lâu.
- Sử dụng thuốc giải độc nhanh chóng chính xác: Nếu như bị ngộ độc Phospho hữu cơ cần dùng Atropin với lượng lớn. Khi bị ngộ độc thuốc sâu Amino Carbamate cũng cần dùng Atropin. Khi bị ngộ độc thuốc sâu có Flo hữu cơ thì dùng thuốc giải Flo. Khi bị ngộ độc thuốc diệt chuột chống đông máu thì phải dùng Vitamin K, … Nếu như không có thuốc giải độc, cần xem xét dùng thuốc đúng bệnh. Ngoài ra còn cần biết cách dùng thuốc khi cấp cứu, như thuốc cấp cứu nhằm phục hồi tim, phổi. Biện pháp dùng thuốc này thường phải đợi, sau khi bác sỹ ở tuyến 1 tới, ngoài việc dùng thuốc giải độc, thuốc cấp cứu hay điều trị đúng bệnh ra, cần ghi nhớ các toa thuốc cấm không được sử dụng khi bị ngộ độc thuốc sâu cũng là điều cực kỳ quan trọng. Như khi bị ngộ độc thuốc sâu Amino Carhamate thì không được dùng thuốc phục hồi giải Phospho được, hay khi bị ngộ độc Clo hữu cơ không thể tùy tiện dùng thuốc trợ thận được; khi bị ngộ độc các loại thuốc sâu không thể tùy tiện sử dụng Morphin được.
Các biện pháp và kiến thức cấp cứu tại hiện trường không phức tạp, nhưng lại cực kỳ quan trọng, nếu làm tốt sẽ là cơ sở tốt để cứu chữa, bước tiếp theo làm không tốt có thể làm cho bệnh nhân phải điều trị kéo dài, có khi còn ảnh hưởng đến tính mạng.