Định nghĩa

Tập hợp những biểu hiện có nguồn gốc từ tất cả những rối loạn của quá trình hấp thu ở tiểu tràng.

Căn nguyên và bệnh sinh

RỐI LOẠN TIÊU HOÁ ở GIAI ĐOẠN TRONG LÒNG RUỘT HOẶC KEM TIÊU HOÁ (khuyết tật thuỷ phân và hoà tan chất mỡ):

– Suy tuy ngoại tiết nguyên phát hoặc thứ phát: viêm tuy mạn tính, bệnh xơ nang tuỵ, ung thư tuy. Các enzym tuỵ không được hoạt hoá trong hội chứng

Zollinger-Ellison hoặc do pH Ở ruột quá acid. Sau khi cắt dạ dày một phần hoặc cắt dây thần kinh phế vị, thì dạ dày tống đẩy thức ăn quá nhanh xuông ruột làm cho enzym của tuỵ bị pha loãng quá mức.

  • Thiếu muối mật: ứ mật mạn tính, xơ gan, suy hồi tràng, rò mật.
  • Nhiễm khuẩn và hội chứng quai ruột tịtvới tình trạng vi khuẩn sinh sản cực mạnh trong tiểu tràng, và muối mật mất tác dụng tiêu hoá.
  • Túi thừa, chít hẹp, dính, gây tắc không hoàn toàn, hẹp tiểu tràng sau thiếu máu cục bộ và sau tia xạ.
  • Rò (rò dạ dày-đại tràng, hỗng- đại tràng, hỗng-hồi tràng). Hội chứng quai ruột tịt sau cắt dạ dày kiểu Billroth
  • Rối loạn vận động ruột: sau cắt dây thần kinh phế vị, bệnh thần kinh thực vật do đái tháo đường.

RỐI LOẠN HẤP THU Ở GIAI ĐOẠN NIÊM MẠC (diện tích niêm mạc bị giảm về chất lượng và số lượng):

  • Teo nhung mao ruột (teo lông ruột):bệnh tạng (xem bệnh này), bệnh spru nhiệt đổi, bệnh do ký sinh trùng ở tiểu tràng (do lamblia, do giun lươn, do Cryptosporidia), viêm dạ dày- ruột bạch cầu hạt ưa acid, suy động mạch mạc treo ruột trên, và viêm hồi tràng sau tia xạ.
  • Thâm nhiễm thành ruột:bệnh Crohn, bệnh Whipple, u lympho ở ruột, bệnh thoái hoá dạng tinh bột và bệnh xơ cứng bì khu trú ở ruột (“trướng khí ruột thể nang”), bệnh chuỗi nặng

KHUYẾT TẬT HỌÁ SINH RIÊNG Ở NIÊM MẠC RUỘT: chứng không dung nạp disaccharid, kém hấp thu galactose, cystin niệu, bệnh Hartnup, mất beta lipoprotein huyết, kém hấp thu vitamin B12 nguyên phát ở hồi tràng.

RỐI LOẠN LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT Ở TIỂU TRÀNG: tật giãn mạch bạch huyết nguyên phát ở ruột, u lympho ở ruột, suy tim phải, viêm ngoại tâm mạc chít hẹp.

BỆNH RUỘT XUẤT TIẾT (xem bệnh này)

THUỐC: neomycin, cholestyramin, thuốc nhuận tràng, colchicin V..V…

KÉM HẤP THU KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN: giảm gammaglobulin huyết, hội chứng carcinoid, ưu năng cận giáp trạng, nhược, năng cận giáp trạng, suy tuyến vỏ thượng thận mạn tính, bệnh tăng dưỡng bào (tăng tế bào bón).

Triệu chứng

Rất thay đổi tuỳ theo căn nguyên gây ra kém hấp thu, mức độ nặng và thời gian bị bệnh. Tuy nhiên, khám lâm sàng chu đáo có thể cho phép đưa ra chẩn đoán và định hướng những xét nghiệm X quang, nội soi và chức năng. Các triệu chứng có thể biểu hiện ở những hệ thống sau đây:

HỆ THỐNG TIÊU HOÁ

– Phân có mỡ: là dấu hiệu chính của chứng kém hấp thu chất m3, đôi khi kèm theo đau bụng và sút cân.

  • ỉa chảy thâm thâu.
  • Chướng bụng, đày hơi: hay thấy nhất là trong trường hợp chất đường không tiêu hoá được và lên men dưới tác động của vi khuẩn (xem: không dung nạp disaccharid).
  • Viêm lưỡi, viêm miệng, viêm môi: thiếu hụt chất sắt, thiếu hụt.
  • Rối loạn tiêu hóa.

DA

  • Phù: mất protein do đường tiêu hoá (xem: bệnh ruột xuất tiết).
  • Vết bầm máu, ban xuất huyết: thiếu hụt vitamin K (tan trong dầu, mỡ).
  • Bệnh da dày sừng: thiếu hụt vitamin A, thiếu hụt niacinamid (vitamin PP).

HỆ THỐNG TẠO HUYẾT

  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ: thiếu sắt, thiếu
  • Thiếu máu hồng cầu to (đại‘hồng cầu): thiếu vitamin B12, acid folic.
  • Chảy máu: giảm prothrombin huyết do thiếu vitamin K (tan trong dầu, mõ).

HỆ THỐNG THẦN KINH

  • Viêm đa dây thần kinh: thiếu thiamin (vitamin Bl).
  • Khô mắt và chứng quáng gà: thiếu vitamin A.

HỆ THỐNG CƠ XƯƠNG KHỚP

  • Teo cơ, chậm tăng trướng: mất protein do tiêu hoá.
  • Yếu cơ và giảm phản xạ: giảm kali huyết.
  • Đau xương, mất khoáng chất (mất calci), gãy xương tự phát, lún đốt sống, co giật: giảm calci huyết.

HỆ THỐNG NỘI TIẾT

  • Nhược năng tuyến yênthứ phát với vô kinh, không dạy thì ở trẻ em đang lớn, suy tuyến vỏ thượng thận: kém hấp thu nặng và kéo dài.

+ Ưu năng cận giáp trạng thứ phát do giảm calci huyết kéo dài.

Xét nghiệm bổ sung

  • Chẩn đoán bệnh tiêu hoá gốc: tuỳ trường hợp mà sử dụng X quang truyền thông, chụp cắt lớp vi tính hoặc siêu âm, nội soi.
  • Chẩn đoán rối loạn chức năng là nguyên nhân gây ra kém hấp thu:sử dụng những phương pháp phát hiện tĩnh và động, đã được trình bày trong phần giới thiệu vế triệu chứng học (xem: hấp thu ở ruột).
  • Định lượng mỡ trong phânlà xét nghiệm chính để xác định chứng kém hấp thu lipid (chứng mỡ trong phân = bài tiết > 7 g/24 giờ).
  • Test với D-xylose,định lượng enzym disaccharidasetrong niêm mạc tiểu tràng, lấy được nhò sinh thiết qua đường miệng là xét nghiệm có ích trong chẩn đoán chứng kém hấp thu những hydrat carbon.
  • Test hô hấp với C02 đánh dấu có thể phát hiện được tình trạng vi khuẩn sinh sản quá mức trong tiểu tràng .
  • Sinh thiết qua đường miệng niêm mạc của đoạn trên tiếu trànglà xét nghiệm nhất thiết phải làm trong chẩn đoán bệnh tạng, bệnh ký sinh trùng có biến chứng kém hấp thu, bệnh Whipple, u lympho bào ác tính ở ruột, bệnh spru nhiệt đới, và bệnh mất betaliproprotein huyết.
  • Thử nghiệm Waldmann hoặc thử nghiệm với polyvinylpyrrolỉdon đánh dấu bằng I13‘ cho phép phát hiện tình trạng mất protein do tiêu hoá.
  • Những xét nghiệm hữu ích khác

+ Xét nghiệm chức năng tuỵ ngoại tiết (xem xét nghiệm này) trong trường hợp chứng phân có mỡ.

+ Calci huyết, chụp X quang bộ xương: để tìm xem có bị thiếu hụt calci không.

+ Huyết đồ: phát hiện thiếu máu hồng cầu nhỏ (nếu thiếu sắt) hoặc hồng cầu to (nếu thiếu vitamin B12 , acid folic).

+ Thời gian Quick: để phát hiện thiếu hụt vitamin K.

+ Định lượng những chất điện giải, đặc biệt là kali và magiê trong trường hợp ỉa chảy kéo dài.

Điều trị

Điều trị nguyên nhân. Trong khi chờ đợi kết quả điều trị bệnh gốc thì sửa chữa tình trạng thiếu dinh dưỡng (xem: chế độ ăn trong chứng kém hấp thu protein- năng lượng hoặc protein-calo), sửa chữa những rối loạn điện giải và thiếu hụt vitamin.

0/50 ratings
Bình luận đóng