Vi khuẩn nào gây ra ngộ độc thịt độc

Ngộ độc thịt độc là tên gọi tắt của các ca ngộ độc thức ăn do trực khuẩn nha bào hình con thoi nằm trong thịt độc. So sánh với các ca ngộ độc thức ăn do vi khuẩn khác gây ra, thì tỷ lệ phát bệnh không cao, nhưng tỷ lệ tử vong là đứng hàng đầu.

Trực khuẩn thịt độc hình thoi là khuẩn Gram dương tính, có hình dạng giống như thoi dệt. Điều kiện sinh trưởng của nó giống với vi trùng uốn ván. Không thể sinh sôi được trong môi trường có nhiều khí ôxy, còn gọi là khuẩn sợ ôxy. Nó thường sống ký sinh trên xác chết của động vật hoặc ở thân thực vật thối rữa, là loại vi khuẩn điển hình sống ký sinh trên xác thối rữa.

Trong tình trạng bình thường nó không thể sinh sôi trong dạ dày và ruột của con người, con người đã làm xét nghiệm cấy nhiều lần nhưng không thành công. Gần đây qua nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện đặc biệt cũng có thể xảy ra việc nhiễm bệnh với người và sinh sôi phát ra chất độc ở trong đường ruột. Miệng vết thương là môi trường sợ ôxy cũng có thể trở thành chỗ để vi khuẩn xâm nhập.

Khả năng thích ứng với môi trường của loại vi khuẩn này rất yếu, gặp nước đun sôi là chết ngay, chỉ tồn tại trong 10 phút ở nước 800C, trong điều kiện nhiệt độ dưới 1500C, độ axid ở pH nhỏ hơn 4,5, cho thêm muối thì chúng không sinh sôi được. Nhưng loại vi khuẩn này có khả năng đặc biệt kháng lại môi trường bên ngoài không thích hợp. Khi gặp phải môi trường không thích hợp cho sinh trưởng, khuẩn thể sẽ chuyển sang thành nha bào, khả năng bảo tồn sinh mệnh của nha bào rất lớn, có thể kháng lại những điều kiện vật lý xấu như nhiệt độ cao, thời tiết khô ráo. Trong nước sôi 100oC nó có thể sống được trên 1 giờ đồng hồ. Tức là khi nấu bình thường hoặc muối, phơi… vẫn không thể diệt được chúng. Nha bào còn sống cả ở trong đất và có thể theo gió phát tán đi khắp nơi. Tuy không sinh trưởng trong thức ăn, nhưng khả năng mầm mống của nó rất mạnh, khi có điều kiện đầy đủ thức ăn, lượng nước phong phú, nhiệt độ thích hợp, cách ly được ôxy thì nhanh chóng chuyển thành thể dinh dưỡng.

Về mức độ nha bào trong đất các nơi trên thế giới đều không cân bằng, có một vài vùng bị nhiễm đặc biệt cao, Trung Quốc có vùng Tân Cương.

Về chất độc trong thịt độc

Trực khuẩn hình thoi trong thịt độc sinh sản thải ra chất độc, gọi là độc tô trong thịt độc. Do có sự khác biệt giữa các loại vi khuẩn nên độc tố cũng chia ra làm 7 loại là A, B, C, D, E, F, G. Trong đó độc tố A, B, E là chất độc gây ra ngộ độc thịt độc đối với con người. Chất độc loại B mạnh nhất. Thông tin rất cá biệt cho hay loại F, G cũng có thể gây ngộ độc cho con người. Còn hai loại c, D là có thể gây ngộ độc cho gia súc gia cầm.

Chất độc trong thịt độc là chất lòng trắng trứng có phân tử cao, là chất độc hóa học và chất độc sinh vật có độc tính rất cao, khoảng 1 micrôgam cũng có thể gây chết người. Chất độc do hai loại chất lòng trắng trứng hợp thành, tức là chất độc thần kinh và chất làm đông tế bào máu. Nó có thể gây ra phản ứng miễn dịch ở động vật, sinh ra chất kháng độc, là thuốc chữa trị ngộ độc thịt độc.

Chất độc trong thịt độc không sợ men tiêu hóa và acid, nên không gây phá hoại trong dạ dày. chất độc khi gặp kiềm thì không ổn định, sợ nhiệt, khi ở 70oC chỉ cần 2 phút lập tức mất hết độc tính. Mỗi một loại chất độc khi gặp chất kháng độc tương ứng sẽ kết hợp chặt chẽ với nhau sẽ mất đi sức độc. Nhưng không phải chất kháng độc cùng loại thì không có khả năng ấy.

Khi bị ngộ độc thịt độc có đặc điểm gì

Có nhiều điểm giống với các ca ngộ độc thực phẩm khác, ngộ độc thịt độc cũng có chung nguồn gốc từ thực phẩm. Nhất định là phải ăn một loại thực phẩm nào đó mới bị ngộ độc, nếu không ăn thì nhất định không bị. Đặc điểm phát bệnh ở nhà tương đối đột xuất, đây là hình thức bột phát các ca ngộ độc thịt độc chủ yếu ở nước ta hiện nay. Ví dụ, tháng 2 năm 1980, tại một gia đình nông dân ở Tề Ninh – Sơn Đông, đã dùng đậu chế biến theo kiểu lên men, sau 18 ngày lên men đã bỏ ra ăn. Ngay lần ăn đầu tiên đã bị ngộ độc ngay lập tức. Cả gia đình 12 người trừ 2 người là 1 già 1 trẻ là ăn ít, còn lại tất cả đều bị ngộ độc, trong 10 người bị ngộ độc có 5 người bị tử vong. Sau khi xét nghiệm được biết đây là ngộ độc thịt độc thuộc 2 nhóm B, E.

Việc bột phát trong gia đình còn do ăn phải các loại thực phẩm do bạn bè hoặc hàng xóm biếu, từ đó làm cho các thành viên trong gia đình đều bị ngộ độc.

Thói quen chế biến thức ăn và mùa cũng có liên quan với nhau, do khi bị phát ngộ độc thường’ là ở một khu vực có mang đặc điểm mùa của khu vực đó. Như tại một khu vực nào đó mọi người thích ăn món đậu tương, đậu phụ vào mùa xuân, thì sẽ thường thấy ở đó sẽ thấy mắc bệnh vào mùa xuân; còn ở khu vực khác khi chế biến đậu vào mùa hè có nhiệt độ cao, thì cao trào phát bệnh sẽ vào tiết hè, thu.

Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc thịt độc có đặc điểm gì

Đầu tiên quá trình phát bệnh tương đối chậm, thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày. Theo thống kê phát bệnh từ 2 đến 7 ngày chiếm 60%. Do đa số” bệnh phát là do dùng các chế phẩm từ đậu lên men, mỗi lần dùng một lượng nhỏ, dần dần tích lại thành ngộ độc, do vậy gọi là thời kỳ ủ bệnh tương đối dài. Cũng có khi phát bệnh trong vòng 2 ngày, ước chiếm 6%. Người bị ngộ độc do thịt hoặc thịt hộp làm môi giới, thời kỳ ủ bệnh chậm là 1 ngày, ngắn nhất là 3 giờ. Thường thì thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.

Sau khi vi khuẩn độc kí sinh vào thịt, thì thức ăn bị thối rữa ở mức độ khác nhau, chất phân giải lòng trắng trứng ấy có thể kích thích cơ thể, nên người bị ngộ độc thấy có các triệu chứng đầu tiên như váng đầu, chóng mặt, mỏi mệt, buồn nôn, nôn mửa, v.v… nhẹ thôi.

Biểu hiện điển hình khi bị ngộ độc là triệu chứng tê liệt thần kinh. Chất độc tác động vào đầu dây thần kinh ở cơ bắp, ngăn cản việc truyền thông tin, khiến cho thần kinh không chỉ huy cho cơ thịt vận động, gây cản trở cho vận động, đặc điểm của ca ngộ độc này là thần kinh sọ não bị tổn thương ảnh hưởng tới việc tiến hành vận động và làm cho cơ bắp đối xứng không có sức. Các tuyến bài tiết của cơ thể đều giảm thiểu, không kèm theo cảm giác bị cản trở, ý thức tỉnh táo, không nóng sốt, huyết áp bình thường.

Thời kỳ đầu thường có triệu chứng là cơ mắt vận động bị cản trở, như phúc thị, nhìn lé, mí mắt nặng, người bệnh thường kêu nhìn lơ mơ không rõ; cũng có thể có nhãn cầu nhấp nháy, con ngươi dãn to ra, phản ứng với ánh sáng chậm. Tiếp theo là miệng há ra, nhai nhấm nháp, thè lưỡi khó khăn, nói không rõ tiếng, tiếng nói khàn yếu, miệng khô, ho hắng, v.v… nuốt khó khăn, có khi còn chẩn đoán nhầm là có ung thư ở thực quản. Biểu hiện nghiêm trọng nhất là hô hấp bị ức chế, cơ hô hấp bao gồm vận động của vách cơ bị tê liệt. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong.

Biểu hiện điển hình của cơ bắp đối xứng chủ yếu là chứng nặng đầu, khi ngồi thì đầu ủ rũ, khi nằm thì cổ mềm ra không thể ngẩng đầu lên được, nhấc tay nhấc chân khó khăn, không lật người được, khi đang nằm muốn dậy được thì phải lần mò dậy bằng nhiều động tác. Do có các triệu chứng ở quanh vùng tim tương đối nặng, nên tuy có nhấc tay khó khăn nhưng sức nắm còn được, tuy không thể nhấc chân lên được nhưng sức dẫm đạp lại rất mạnh. Sức cơ bắp yếu nhưng độ căng cơ bình thường. Cơ bắp vận động khó khăn, nhưng không có kèm theo đau cơ bắp hoặc bị co cơ bắp. Do nước bọt giảm làm cho niêm mạc miệng, họng khô, rêu lưỡi dày, miệng khát. Do ít ra mồ hội nên da khô, thường có kèm theo táo bón.

Chẩn đoán ngộ độc thịt độc như thế nào, các bài học trước đây

Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc thịt độc rất đặc biệt, các bệnh ở hệ thống thần kinh biểu hiện giống với các ca ngộ độc khác viêm thần kinh do bị nhiễm bệnh nhiều lần cơ bắp mềm yếu, viêm tuỷ xám sừng trước, tê liệt có tính chu kỳ, u thực quản… Chỉ cần luôn cảnh giác với ngộ độc thịt độc thì nói chung sẽ không xảy ra chẩn đoán sai. Nếu như bệnh lan truyền rộng rãi có thể phải kiểm tra đặc điểm phát bệnh ở các nhà ăn công cộng.

Khi chẩn đoán ngộ độc thịt độc cần phải tìm ra thức ăn có độc, xét nghiệm xem trong thịt có chất độc hay không. Đồng thời có thể dùng chuột để thử nghiệm và làm xét nghiệm trung hòa, thông qua kết quả thử nghiệm trung hòa bước đầu cho biết là loại vi khuẩn nào, sẽ giúp ích cho cách điều trị.

Căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng điển hình, vào các tài liệu điều tra bệnh học phổ biến, làm xét nghiệm các chất độc, loại trừ các bệnh có biểu hiện giống như vậy, việc chẩn đoán ngộ độc thịt độc thường không khó khăn lắm.

Trong công tác tác trước đây, đã có không ít bài học: Một là tuyên truyền chưa đủ, quần chúng nhân dân thiếu các kiến thức vệ sinh có liên quan. Theo phân tích các tài liệu thì tuyệt đại đa số các ca ngộ độc thịt độc là do gia đình tự chế biến thực phẩm, nên cần phải tăng cường chỉ đạo quần chúng giữ gìn vệ sinh khi tự làm thực phẩm lên men. Chất độc của thịt độc tuy mạnh, nhưng xử lý lại không khó. Thứ hai là các tuyến y tế cơ sở thiếu kiến thức về ngộ độc thịt độc. Trong một bài báo cáo tổng kết năm 1978 có nêu 300 ca ngộ độc thì có tới 43 ca xảy ra do chẩn đoán nhầm, vượt quá 14%. Đa số chẩn đoán nhầm là u thực quản, suy nhược thần kinh, thậm chí là mắt cận thị… Tỷ lệ chẩn đoán nhầm là u thực quản rất nhiều, rất đáng phải lưu ý. Cũng có bệnh nhân khi kể bệnh rằng nuốt khó, thấy mắc nghẹn, có cảm giác tắc ở cổ họng. Đồng thời bác sĩ không chú ý còn có các biểu hiện khác nhau như mí mắt sệ xuống, nhìn loáng mờ, sặc nước, nhấc tay chân khó khăn thì nghi là u thực quản nên phải đưa đi chụp soi, kết quả là bệnh nhân bị tê liệt hô hấp, cộng với bị sặc nước rồi chết ở phòng chụp X quang.

Điều trị ngộ độc thịt độc thế nào

Khi điều trị ngộ độc thịt độc, điều đầu tiên cần nhanh chóng loại bỏ hết các chất độc còn chưa ngấm vào cơ thể. Đối với những ca cấp tính, do ăn quá nhiều thịt hộp thì phải nhanh chóng cho nôn hết ra, rồi rửa dạ dày bằng nước sạch, sau đó cho thụt. Do bệnh nhân thường bị táo bón, nên cần rửa cả ruột. Nếu như thời kỳ ủ bệnh dài, thì cần cho dừng ngay việc dùng các loại thực phẩm có chứa chất độc như các loại thực phẩm làm từ đậu để lâu ngày, có thể không phải rửa dạ dày’, tránh xảy ra viêm phổi hoặc tức thở.

Cần coi trọng việc điều trị tích cực như nghỉ ngơi, bổ sung thêm nước và Vitamin, căn cứ vào tình hình trong ruột không đau nữa có thể điều chỉnh bảo đảm bổ sung đầy đủ chất lòng trắng trứng.

Cần chú ý giữ cho đường hô hấp luôn thông, đề phòng tê liệt hô hấp, làm sạch khoang miệng, luôn giữ cho miệng sạch sẽ… Khi cần thiết có thể phải mở khí quản hoặc cắm ống thông cho hô hấp nhân tạo.

Các thuốc kháng độc là các loại thuốc chuyên để điều trị ngộ độc thịt độc rất hiệu nghiệm, nhưng khi sử dụng cần chú ý phải tương ứng với từng loại vi khuẩn. Dùng thuốc phải sớm, đủ liều lượng, duy trì đủ thời gian. Khi không biết chính xác loại vi khuẩn nào thì dùng loại thuốc kháng độc tổng hợp có hiệu nghiệm.

Khi đã chẩn đoán được bệnh, bất luận là thời gian phát bệnh đã bao lâu, bất luận là tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, đều cần cho dùng thuốc ngay. Trước đây đã có quan điểm cho là thuốc kháng độc chỉ có thể trung hòa độc tố trong máu, nếu thời gian ngộ độc đã lâu, độc tố đã xâm nhập vào dây thần kinh ở cơ thịt, thì thuốc kháng độc không công nghiệm nữa. Nhưng thực tiễn đã chứng minh, cho dù đã phát bệnh được vài ngày, chỉ cần dùng đủ lượng thuốc thì vẫn cho hiệu quả. Năm 1974 có người đã dùng chuột để làm thực nghiệm, phát hiện ra độc tố ở các đầu nối cơ thể bị thuốc kháng độc trung hòa.

Liều lượng thuốc cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Người nhẹ có thể tiêm bắp mỗi ngày 1 đến 2 vạn đơn vị, người nặng có thể tăng tới 4 đến 8 vạn đơn vị. Thông thường, cần dùng thuốc liên tục trong 5 đến 10 ngày, sau khi không chế được hoàn toàn các triệu chứng mới cho dừng thuốc, nếu dừng thuốc quá sớm bệnh có thể tái phát.

0/50 ratings
Bình luận đóng