Khi bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính thì bệnh thường phát triển rất nhanh, nếu không cấp cứu ngay, sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Do vậy phải hết sức tranh thủ thời gian, càng sớm càng tốt. Điều kiện để cấp cứu các ca ngộ độc thuốc sâu cấp tính hết sức đơn giản, phần nhiều các bệnh viện ở nông thôn cũng có thể đáp ứng được. Cho nên các ca ngộ độc thuốc sâu cấp tính chỉ nên cấp cứu tại chỗ là chủ yếu, đặc biệt ở các nơi xa xôi, giao thông không thuận tiện, càng nên làm như vậy. Cho dù là các nơi có giao thông phát triển, thì cũng phải thực hiện sơ bộ cấp cứu tại chỗ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, người nhà không thể chỉ vừa thấy bị ngộ độc thuốc sâu liền nghĩ đến đưa lên bệnh viện tuyến trên, bất kể là đường xa hay gần, bỏ qua bước sơ cứu, rồi hoang mang bối rối chỉ lo chuyển lên trên, sẽ làm lỡ thời gian, làm tăng lượng thuốc sâu bị hấp thụ, gây khó khăn hơn cho việc cứu chữa. Khi nhân viên y tế sơ cứu, không thể tùy tiện qua loa, đại khái, kết luận chẩn đoán. Cần làm tốt công tác sơ cứu ở hiện trường, cởi bỏ quần áo bị ô nhiễm, tắm rửa cơ thể và rửa dạ dày, đồng thời căn cứ tình trạng ngộ độc khác nhau bước đầu dùng thuốc, là cơ sở tốt để thuận lợi cho cứu chữa sau này, đặc biệt là rửa dạ dày đối với các ca ngộ độc qua mồm, nhất định phải cứu chữa kịp thời và triệt để. Khi bị ngộ độc do uống nếu không rửa dạ dày hoặc rửa không triệt để mà đã chuyển bệnh nhân đi thì rất dễ xảy ra sự việc đáng tiếc. Đề ra cứu chữa tại chỗ là chính cũng không phải là bài xích khi cần thiết nên gửi lên bệnh viện cấp trên. Có một số bệnh nhân sau khi được sơ cứu, bệnh tình vẫn nặng, và sinh ra nhiều chứng bệnh, khi xử lý đòi hỏi phải có khá nhiều thiết bị máy móc hay thuốc men và kinh nghiệm điều trị, mà ở địa phương thì khó làm được, hoặc có một số ca ngộ độc thuốc sâu tuy sơ cứu thì chuyển biến tốt nhưng tác dụng sau thời kỳ cuối khá lớn, bệnh nhân có nhiều cơ hội thay đổi, khi sinh mệnh đã ổn định, trên đường đi sẽ an toàn hơn, khi có điều kiện cũng có thể phái bác sỹ hộ tống chuyển người bị ngộ độc lên bệnh viện cấp trên điều trị.

Khi cấp cứu người bị ngộ độc vì sao lại phải hiểu được tên gọi, chủng loại của các loại thuốc sâu

Khi cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính, đầu tiên bác sỹ phải biết được tên gọi, chủng loại thuốc sâu đã tiếp xúc gây ra ngộ độc, nhiều khi còn phải biết nó là loại thuốc gì, là thuốc nguyên chất hay dung dịch đã pha chế, để có thể chữa trị đúng theo bệnh. Người thân hoặc người đưa đi viện có thể biết rõ việc này, cần phải cụ thể và cũng phải khẳng định. Thậm chí cũng phải mang đi theo bao bì đựng thuốc, nhãn hiệu, tờ thuyết minh hay phần thuốc sâu còn sót lại ở lọ mà đã uống nhầm để bác sỹ có thể nhanh chóng mạnh dạn yên tâm kết luận ngộ độc loại thuốc sâu nào đưa ra thuốc giải độc chính xác, dốc toàn lực để cấp cứu. Nhưng cũng có một số người thân khi đưa bệnh nhân đi, nhưng không nói rõ được tên loại thuốc sâu nào đã gây ngộ độc cho bệnh nhân, hoặc nói rất mơ hồ, như vậy sẽ làm khó cho bác sỹ. Bởi vì lúc này bác sỹ phải phán đoán phân tích bệnh trạng của bệnh nhân bị ngộ độc loại thuốc sâu nào, là rất khó khăn. Hiện tượng khi bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính, nhìn bề ngoài đều có điểm giống nhau, nhưng khi cứu chữa lại không giống nhau, nên rất dễ gây ra nhầm hoặc điều trị sai hướng. Cho dù đã tìm được các bác sỹ có kinh nghiệm phân tích, nghiên cứu chẩn đoán, thậm chí cuối cùng có thể chứng thực là phán đoán chính xác, song cũng đã để lỡ mất thời cơ quý báu. Khi bệnh nhân được đưa vào viện, các bác sỹ có thể hỏi ngay tên và loại thuốc gây ngộ độc, tranh thủ thời gian, điều trị sẽ không bị sai hướng, người nhà bệnh nhân cũng có thể tiết kiệm được tiền thuốc men, điều chủ yếu là bệnh nhân sẽ được điều trị kịp thời, chính xác, giảm bớt lo lắng về tính mạng bị uy hiếp, cũng giảm thiểu được đau đớn cho bệnh nhân. Có người cho rằng, khi bệnh nhân đã bị ngộ độc, cần cứu người như cứu hỏa, đâu còn thời gian hỏi xem đã dùng thuốc sâu gì, gặp phải trường hợp như thế thì trước tiên phải đưa bệnh nhân đi, mà phải tìm người nhà, người làm rõ xem loại thuốc sâu nào đã gâỵ ngộ độc cho bệnh nhân, sau đó cho bệnh nhân đến bệnh viện, báo cáo lại cho bác sỹ biết, làm được như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị của bác sỹ.

Có nhiều nguyên nhân của việc không nắm rõ tên của loại nông dược gây ra ngộ độc như trước đó trong đội sản xuất có dùng thuốc phòng sâu bệnh, thì việc dùng loại thuốc gì do kỹ thuật viên quyết định, hoặc họ sẽ tự pha trộn mấy loại thuốc sâu với nhau, nhưng không báo cho người phun hay rải thuốc sâu ở đồng ruộng biết, dẫn đến khi sử dụng thuốc sâu đã có người bị ngộ độc; ngoài ra người rải thuốc sâu đều không được giải thích rõ loại thuốc sâu nào, càng không biết pha chế loại thuốc sâu gì. Do đó trước khi sử dụng thuốc sâu nhất thiết phải cho nhân viên sử dụng nắm rõ độc tố tên về loại có liên quan đến thuốc sâu, khi pha chế thuốc sâu để dùng cần báo cho mọi người cách pha chế, lấy loại thuốc sâu nào là chủ yếu, làm như vậy cũng có lợi cho việc đề phòng ngộ độc. Ngoài ra, chủng loại của thuốc sâu rất nhiều, hơn nữa một loại thuốc sâu lại thường có mấy tên gọi, nhân dân còn chưa quen biết một số tên thuốc sâu mới, trí nhớ có khó khăn, cho nên trong một số trường hợp, dù có điều trị, song có khi không tránh khỏi nhầm lẫn, khi cấp cứu các ca ngộ độc đã phát hiện không ít tình trạng báo sai tên thuốc sâu. Cho nên khi phát hiện ra ngộ độc, đặc biệt là loại ngộ độc do uống, khi đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu, nếu có thể cần đem theo nhãn hiệu của chai thuốc sâu hoặc bao bì đựng thuốc sâu hoặc số thuốc sâu còn sót lại, để bác sỹ sẽ khảo sát, chắc chắn cũng sẽ rất có lợi cho việc cấp cứu kịp thời người bị ngộ độc.

Những điểm cần chú ý trên đường gửi đi bệnh viện cấp cứu hoặc chuyển viện

Khi chuyển bệnh nhân lên viện nên chọn phương tiện giao thông với tốc độ nhanh nhất. Trên đường đi không nên quá sóc. Khi cấp bách có thể xin đi nhờ ô tô, thậm chí đề nghị nhà ga xe lửa giúp đỡ. Nhân viên chuyển bệnh nhân cần khẩn trương và bình tĩnh, tuyệt đối không được hoảng loạn. Trên đường đi phải có người luôn theo dõi bệnh nhân, để bệnh nhân nằm ngửa, cởi bỏ các nút thắt buộc ở quần áo, đầu hơi thấp và hướng sang một bên, làm như vậy để lưỡi đỡ chặn đường hô hấp, nếu có xảỵ ra thì cũng không dễ gây nghẹt thở. Khi đường hô hấp có nhiều chất bài tiết, phải kịp thời làm sạch ngay, đồng thời đề phòng cho người bệnh bị va đụng gây sát thương khi bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính, thần trí bệnh nhân hay có biểu hiện khác thường, nếu để bệnh nhân bị va đập sẽ rất nguy hiểm, họ không thể tự mình khống chế được. Trước khi chuyển bệnh nhân đi viện, nếu như trong thôn có bác sỹ, tốt nhất nên mời bác sỹ đến xem cho, căn cứ vào bệnh tình, bác sỹ sẽ cho thuốc sơ cứu. Nếu bị ngộ độc Phospho hữu cơ có thể cho tiêm Atropin, tốt nhất nên mang theo mấy lọ để dùng trên đường, nếu trên đường không thuận tiện cho tiêm, có thể cưa đầu tuýp thuốc Atropin ra, đổ thuốc vào mũi bệnh nhân, Atropin có thể ngấm vào bệnh nhân qua niêm mạc mũi, có tác dụng điều trị. Nếu có thể mời bác sỹ ở làng xã cùng đi để bệnh nhân được trông nom theo dõi và điều trị trong quá trình đi đường, đương nhiên là tốt hơn.

Khi chuyển bệnh nhân ngộ độc thuốc sâu từ tuyến dưới lên tuyến trên, không những chỉ mang theo bệnh án và các ghi chép sơ cứu ban đầu, tốt nhất còn có bác sỹ hiểu rõ tình hình bệnh nhân đi cùng mang theo các thiết bị cấp cứu đơn giản (như túi ôxy, dụng cụ cấp cứu, v.v…, để đề phòng phải cấp cứu cho kịp thời, bảo đảm an toàn trên đường đi. Trước khi chuyển bệnh nhân đi phải có bước sơ cứu để ổn định các chỉ số quan trọng về thở, tim, huyết áp, v.v… Đối với các bệnh nhân đã luồn ống thông vào dạ dày, và đã rửa dạ dày khi di chuyển không nên rút ống thông ra cho việc rửa dạ dày ở bệnh viện tuyến trên lần nữa khi cần thiết.

Nếu như bệnh tình đã thật nghiêm trọng, dự kiến có khả năng thay đổi trên đường đi để tiện cấp cứu kịp thời, trước khi di chuyển nên tiêm một mũi từ từ vào tĩnh mạch, có bác sỹ cũng đi theo dõi chăm sóc. Nếu bệnh viện nông thôn có thiết bị thở dưỡng khí, trước khi di chuyển phải đem theo đầy đủ túi dưỡng khí, đề phòng cần dùng trên đường. Ngoài nhiệm vụ chăm sóc và theo dõi, cấp cứu, bác sỹ cùng đi còn phải báo cáo chi tiết với bác sỹ tuyến trên về tình trạng tiếp xúc với thuốc sâu của bệnh nhân, quá trình phát bệnh và các biện pháp sơ cứu đã tiến hành hay những tình huống mới xảy ra, nhằm có lợi cho bước điều trị và cấp cứu tiếp theo. Những việc này có khi người nhà trình bày không rõ ràng. Đặc biệt là các bước đã sơ cứu trước đó ở bệnh viện nông thôn và những thay đổi của bệnh tình, chủ yếu do bác sỹ đi theo giới thiệu, như vậy mới thật đầy đủ và rõ ràng.

0/50 ratings
Bình luận đóng