Dựa vào hình thái đặc trưng nào để phân biệt nấm độc

Có ba phương pháp để phân biệt nấm độc là phương pháp hóa học, phương pháp thử nghiệm bằng động vật và phương pháp nhận biết hình thái. Phương pháp hóa học tương đối phức tạp. Ở những đơn vị có cơ sở hạ tầng không dễ tiến hành. Phương pháp thử nghiệm ở động vật cũng không thể tùy tiện tiến hành. Trên thực tế phương pháp được ứng dụng chủ yếu là dựa vào nhận biết hình thái, tức là đối chiếu số ghế ngồi vào chỗ, điểm danh phân biệt cái độc.

Nấm gồm có ba bộ phận hình thành: mũ nấm, đường xếp tức ống nấm, cọng nấm. Các loại nấm khác nhau thì các hình thái kết cấu của ba bộ phận cũng khác nhau về mức độ to nhỏ, màu sắc, độ rộng, vòng viền của mũ nấm, kiểu dáng đường xếp, độ dầy, cỡ to hay nhỏ, độ dài ngắn của cọng nấm, có đặc trưng như nấm vòng, nấm đài, đường xếp, cọng nấm. Do không dễ dàng gì trong cách phân loại, thường dựa vào kinh nghiệm, đặc biệt là những người dân ở vùng núi, họ đã trải qua nhiều đời cha truyền con nối, nên họ phân biệt được các loại nấm độc ở địa phương rất thành thạo. Đương nhiên cuối cùng việc kiểm định còn cần phải gửi tới cơ quan nghiên cứu sinh vật học để giải quyết.

Có người cho rằng loại nấm nào tươi tắn đẹp mắt thường là nấm độc, nấm có mấu cũng là nấm độc, thân không dài cũng có độc, nấm có vị đắng, mùi thối cũng có độc, nấm nát cũng có độc, nấm thay đổi màu sắc hoặc chảy ra sữa cũng có độc, nấm đổi màu bạc thành màu đen cũng có độc, v.v… Nhưng những cách nói trên là không có cơ sở. Nếu như dùng để phân biệt một loại nấm nào đó hoặc sản phẩm đặc biệt của một khu vực nào đó thì có thế còn có ý nghĩa, nhưng không thể dùng cách nói đó để làm tiêu chuẩn phân biệt tất cả các loại nấm độc. Bởi vì có loại nấm màu sắc không tươi đẹp, sau khi vỡ ra không đổi màu, nấm gặp phải đồ bằng bạc và tỏi cũng không chuyển màu sang màu đen, song các loại nấm đó đều rất độc, ngay cả loại nấm có mùi, vỡ không chảy sữa, trên mũ nấm không có mấu, cũng là loại nấm độc.

Do đó có thể thấy có rất nhiều loại nấm độc, hình thức thay đổi khác thường, các nấm có chứa chất độc cũng khá phức tạp, không nên dựa vào một số đặc trưng đơn giản đê nêu ra những chỉ tiêu nhận xét thông thường.

Nấm độc có chất độc gì, biểu hiện lâm sàng sau khi ngộ độc

Tác dụng độc tính của nấm độc là do độc tố gây nên. Một loại nấm độc có thể chứa nhiều loại độc tố. Một loại độc tố cũng có thể tồn tại trong nhiều loại nấm độc. Hiện nay tính chất, kết cấu của một số độc tố còn chưa được làm sáng tỏ cho đến nay, có một số loại độc tố chủ yếu sau đây:

Nấm độc có kiềm, cũng gọi là kiềm độc đầu nhặng, có thể gây hưng phấn và giao cảm phụ thần kinh, gây ra nôn mửa, tiêu chảy, đồng tử thu nhỏ, ra mồ hôi, nước dãi bài tiết tăng, huyết quản co lại, huyết áp tăng cao, tim đập chậm chạp, bài tiết ở hệ hô hấp tăng.

Chất độc Peptid và nấm độc Peptid hình ô dù đều là tế bào độc, chất độc rất mạnh, có thể gây biến chứng cho hệ thần kinh, tế bào gan, thận và chất xenluynlô của cơ tim. Nấm độc hòa tan trong máu có thể thay đổi tính chất màng tế bào, sinh ra chứng hoà tan máu cấp tính. Nấm độc Atropin, có tác dụng giống như Atropin có thể gây ức chế cho thần kinh giao cảm.

Một số loại nấm độc khác có thể gây ra ảo giác, tê liệt hoặc mất cân bằng cơ thể, v.v… nhưng chất độc của các loại nấm ấy chưa được kiểm định rõ ràng. Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc nấm độc đều có liên quan đến các nhân tố như các loại nấm độc đã ăn phải, lượng ăn vào, cách chế biến, thể chất, tuổi tác, loại rượu đã uống, v.v… cũng có nghĩa là tính chất độc tố của nấm độc và sự nhạy cảm của bệnh nhân có liên quan với nhau. Do nấm độc mang độc tố đan xen với nhau để dễ dàng nhận biết được phải căn cứ vào biểu hiện lâm sàng có thể chia ra 4 loại: dạ dày và ruột, loại tổn thương thần kinh, loại hòa tan máu, và tổn thương gan. Khi quan sát thực tế, rất ít khi có triệu chứng ở một hệ thống, mà thường có các triệu chứng khác ở mức độ khác nhau, nhưng không ảnh hưởng đến việc chẩn đoán triệu chứng.

Phân biệt các biểu hiện về ngộ độc nấm độc gây tổn thương dạ dày, ruột, gan, thần kinh, loãng máu

Có hơn 30 loại nấm độc có thể gây ra các triệu chứng về dạ dày và đường ruột, chủ yếu gồm có nấm độc có phấn, nấm hình gan bò mũ màu vàng, nấm sữa núm có lông, nấm độc màu đỏ, nấm có đốm màu, nấm hình cái ô múm có lông, v.v… Thành phần độc tố chủ yếu có trong các loại nấm độc này là acid nấm, loại Guadini, loại nấm độc Fenol, v.v… Biểu hiện lâm sàng của các loại này phát bệnh rất nhanh, thời kỳ ủ bệnh chỉ cần 1 đến 3 giờ, đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Nếu điều trị đúng theo bệnh thì sẽ hồi phục rất nhanh. Nếu không bị tổn thương các hệ thống khác, đỡ rồi thì yên tâm, rất ít khi xảy ra tử vong.

Nấm độc có khả năng gây ra các bệnh về hệ thần kinh cũng có thể đến hơn 30 loại. Chủ yếu gồm có nấm hình cái ô múm đầu nhặng, nấm hình ô mũ tơ vàng, nấm hình ô xếp như hoa và nấm gan bò tươi đỏ, v.v… Đặc điểm của ngộ độc các loại nấm này là còn kèm theo các triệu chứng về dạ dày, đường ruột và nhiều biểu hiện đa dạng ở hệ thống thần kinh. Chất độc có thành phần chủ yếu là có kiềm nhặng độc, acid cây nấm, acid nấm trắng, v.v… Triệu chứng ở hệ thần kinh chủ yếu là hệ thần kinh giao cảm hưng phấn như ra nhiều mồ hôi. Con ngươi thu nhỏ, khí thũng phổi, thâm tím, huyết áp tăng; có khi còn mê sảng, hăng hái và ảo giác; có khi còn có triệu chứng như say rượu, bước đi không vững, lúc khóc lúc cười, một số ít bệnh nhân nặng còn có thể bị ức chế hô hấp dẫn đến tử vong. Sức khỏe sau khi bình phục thường không để lại di chứng gì.

Chứng máu bị hòa tan thường do nấm hoa hươu, nấm hình ngỗng béo, v.v… gây nên. Các chất gây nên độc tố là nấm độc hoa hươu, v.v… gây nên chất độc hòa tan trong máu. Lúc phát bệnh cũng khá nhanh, thời kỳ ủ bệnh thường từ 6 đến 12 giờ. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là phát sốt, hoàng đản, huyết sắc tố lẫn trong nước tiểu, gan, lá lách phù to, cũng có thể đồng thời có các triệu chứng ở dạ dày và đường ruột. Có thể tử vong.

Bệnh do nấm độc hình ô dù, nấm độc hình ô dù màu trắng, nấm độc hình ô dù cọng vảy cá, nấm hình ô nhỏ vảy cá màu nâu, v.v… có thể gây ra ngộ độc, tổn hại đến gan, thận, cũng có thể đồng thời có các triệu chứng về hệ thần kinh, dạ dày và ruột. Chất độc chủ yếu là Peptid và loại nấm độc Peptid có ô. Kết cấu của loại độc tố này ổn định, ở nhiệt độ cao, khô khan, đun nấu theo cách thức thông thường thì nó không bị phá hủy. Chất độc thực chất chỉ gây tổn thương cho tế bào gan và thận. Bao gồm tiểu cầu thận và thận tiểu quản. Có một số nghiên cứu viên đã cho điều trị thử nghiệm thuốc Mercaptan đạt kết quả rất tốt, cho rằng Mercaptan có thể kết hợp với độc tố, cắt đứt chuỗi Alkyl sulfi.de, đạt được mục đích loại bỏ chất độc Peptid.

Biểu hiện của loại ngộ độc gây tổn thương cho gan, thận có thời kỳ ủ bệnh khá dài, triệu chứng gan thận thường xuất hiện sau 2 đến 3 ngày. Loại này bệnh tình trầm trọng, biểu hiện của việc tổn thương gan, thận là gan phù to, ấn thấy đau, có hoàng đản và khuynh hướng xuất huyết, sau đó sẽ phát triển nhanh thành hôn mê gan, xét nghiệm tử thi có thể thấy gan đã bị hoại tử thành từng mảng lớn. Biểu hiện của tổn thương thận là ít đi tiểu, bí tiểu tiện, trong nước tiểu có nhiều chất lòng trắng trứng, hồng cầu trong nước tiểu, sau đó rất nhanh xuất hiện urê trong nước tiểu, rồi ngộ độc acid. Cuối cùng do bị suy gan, thận cấp tính sẽ dẫn đến tử vong.

Thời kỳ khỏi giả vờ về ngộ độc nấm

Do một loại nấm độc có chứa vài loại độc tố, nên triệu chứng biểu hiện thường là tổng hợp. Các triệu chứng ở hệ thống khác lần lượt xuất hiện. Ví dụ triệu chứng ở dạ dày, đường ruột xuất hiện khá nhanh, chuyển biến tốt cũng khá nhanh. Gan, thận bị tổn thương, thường phải ủ bệnh 2 đến 3 ngày. Cho nên sau cao trào của triệu chứng ở dạ dày, đường ruột thì triệu chứng bị tổn thương ở gan và thận chưa biểu lộ đầy đủ, biểu hiện lâm sàng có biểu hiện tốt lên. Các triệu chứng

chậm chạp đó, và tình trạng ủ bệnh kín nguy hiểm như vậy gọi là thời kỳ khỏi giả vờ. Khi điều trị bệnh nhân bị ngộ độc nấm, nhất định phải tìm ngay ra loại nấm gây hại, tìm hiểu rõ độc tính, cảnh giác với hiện tượng khỏi ngụy trang, kịp thời có các biện pháp điều trị bảo vệ gan, bảo vệ thận cho phù hợp.

Điều trị ngộ độc nấm như thế nào

Ngộ độc nấm được điều trị theo một số biện pháp sau:

Đầu tiên cho nôn hết ra, rửa sạch dạ dày. Có thể dùng nước sạch hoặc dung dịch Sodium Permenganate 0,2%. đến 0,5% để rửa dạ dày. Khi có triệu chứng nôn mửa nhiều, có thể cho uống trà thật đặc nhiều lần hoặc dung dịch than hoạt tính hoặc dung dịch cồn iode loãng. Sau khi rửa xong dạ dày dùng Sunfat Magiê để thụt.

Tiếp đó là điều trị tích cực, đặc biệt cần chú ý đến sự cân bằng về nước và chất điện giải, bổ sung đủ lượng Vitamin cần thiết, cho nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, bảo vệ gan, v.v…

Điều trị theo chứng bệnh cần căn cứ vào các triệu chứng ở hệ thống thần kinh trung ương, sự tổn thương ở gan, thận, máu hòa tan và xem có hôn mê nặng hay không, bị suy gan cấp tính, bị sốc, bị phù não, khí thũng phổi, V.V…. Cần phải xử lý theo nguyên tắc của nội khoa.

Cần chú ý mấy điểm sau: Đầu tiên là nếu có triệu chứng về nấm độc có kiềm, có thể sử dụng Atropin cho tới khi tan hết Atropin thì thôi, nhưng cần chú ý nếu có nấm độc có thành phần atropin thì không thể sử dụng Atropin được. Tiếp theo phải cảnh giác với thời kỳ khỏi ngụy trang. Đối với những người bị ngộ độc các loại nấm độc hình ngỗng béo mọc vào mùa xuân, loại nấm độc hình ngỗng béo như tháp bút, loại nấm độc hình cái ô trắng, v.v… thì bất luận là có các triệu chứng gan thận (kể cả người đã ăn nấm độc nhưng chưa phát bệnh, đều cần kịp thời có biện pháp bảo vệ gan, cần sớm cho dùng ngay thuốc mercaptan như tiêm vào bắp 5 ml sodium dimercapt sulíonate Natri dimercapto propani sulforatun 5%, mỗi ngày tiêm hai lần, hoặc 1 gam dung dịch Natri demercapto sulfbnatum Natri dimercapto succiratum pha với dung dịch đường Glucose tiêm chậm vào tĩnh mạch mỗi ngày 1 lần, tiêm liên tục 5 đến 7 ngày.

Như đã nói ở trên, do xử lý rau không đúng cách, có thể dẫn đến ngộ độc Nitrite, thâm tím là đặc trưng của biểu hiện lâm sàng.

Sau khi ăn phải, có thời kỳ ủ bệnh từ 1 đến 3 giờ, thời gian đủ để vi khuẩn Nitrate chuyển hóa cân bằng thành Nitrite.

Có thể có các triệu chứng chóng mặt, váng đầu, mệt mỏi, hồi hộp, bồn chồn, thèm ngủ, khó thở, cũng có khi còn buồn nôn, nôn mửa, trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, v.v…

Đặc trưng của thâm tím là môi, đầu lưỡi, móng tay tím xạnh, khi bị nặng thì kết mạc, da toàn thân hiện rõ màu tím, khi lấy máu ra thấy có màu sẫm và kni lung lay không thấy chuyển màu đỏ tươi, khó thở, ngày càng nặng, rồi huyết áp tụt, hôn mê, đái dầm, ỉa đùn (đại tiểu tiện không nhịn được).

Khi điều trị, ngoài việc cho nôn, rửa dạ dày, thụt, xử lý đúng theo bệnh và điều trị tích cực ra, đồng thời cần điều trị giải độc chứng Hemoglobin sắt cao trong máu. Tiêm tĩnh mạch 5 đến 6 ml Glytylen 1%, có tác dụng điều trị đặc biệt đối với chứng Hemoglobin sắt cao trong máu. Nếu sau 1 đến 2 giờ không thuyên giảm, có thể tiêm tiếp 1 mũi. Bởi vì thuốc này có tác dụng làm cho Hemoglobin sắt cao trong máu trở lại huyết sắc tố bình thường.

Điều đáng chú ý là, dùng lượng lớn Glytylen không chỉ không có tác dụng điều trị, ngược lại còn có thể thành chất ôxy hóa, làm nặng thêm chứng Hemoglobin sắt cao trong máu. Khi điều trị cần phải tiến hành hết sức cẩn thận.

Glytylen chỉ là thuốc tiêm vào tĩnh mạch, nếu tiêm dưới da hay tiêm bắp sẽ gây ra hoại tử cục bộ ở các tổ chức phần mềm. Khi tiêm tĩnh mạch nếu để thuốc rò rỉ ra ngoài mạch máu, có thể gây viêm tĩnh mạch, cho nên khi tiêm phải hết sức lưu ý.

Tiêm tĩnh mạch 60 đến 100 ml đường Glucose 50%, pha thêm 1g Vitamin C cũng có tác dụng phục hồi chất Hemoglobin sắt cao trong máu.

0/50 ratings
Bình luận đóng