Suy thận cấp trong thời kỳ có thai
Xẩy ra trong ba tháng có thai đầu tiên, thường là sau thủ thuật gây sẩy thai hoặc trong ba tháng cuối hay sau sản giật. Suy thận là do hoại tử ống thận cấp hay do hoại tử vỏ thận và nếu bị ở cả hai bên thì sẽ bị vô niệu và cần phải lọc máu.
Nhiễm độc thai nghén
TRIỆU CHỨNG: hội chứng mạch máu và thận xảy ra trong ba tháng đầu mang thai, thường gặp nhất ở người có thai lần đầu và khỏi sau khi sinh đẻ. Có huyết áp động mạch cao (trên 140/90 mmHg), phù lan toả (tăng cân), protein niệu và acid uric niệu cao. Nếu không được điều trị, nhiễm độc có thể dẫn đến sản giật. Huyết áp cao và protein niệu mất đi sau vài ngày hoặc vài tuần sau khi đẻ.
ĐIỀU TRỊ: có thể cho các thuốc hạ huyết áp nhưng không được dùng thuốc lợi tiểu. Cần phải nằm viện, theo dõi mẹ và thai nhi. Nếu cần thiết phải gây đẻ vào tuần thứ 38 hoặc phải mổ lấy thai (cách điều trị nhiễm độc thai nghén duy nhất có kết quả là lấy thai ra).
Sản giật
Các cơn co giật xuất hiện trong cơn cao huyết áp (>150/110 mmHg) ở phụ nữ mang thai.
TIỀN SẨN GIẬT: huyết áp tăng lên vào cuối 3 tháng giữa của lần mang thai đầu: có nhức đầu, cảm giác ruồi bay, ù tai, protein niệu, phù. Thai thường chậm phát triển.
CƠN SẢN GIẬT: cơn co cứng và co giật, tiếp theo là hôn mê ngắn (xem bệnh não có huyết áp cao), phù nặng và protein niệu cao. Nếu không được điều trị thì sản giật có thể gây tử vong.
HỘI CHỨNG TAN HUYET – TÃNG ENZYM GAN – TIEU CẦU GIẢM (tiếng Anh HELLP “Hemolysis, Elevated Liver enzymes, Low Platelet”):là một bệnh đa hệ thống (thận, não, tử cung, gan) và huyết áp rất cao, sản giật có tan huyết, giảm tiểu cầu và suy thận cấp.
BIẾN CHỨNG: hay gặp bong rau, thai chết trong tử cung. Có thể tiến triển thành suy thận cấp có vô niệu.
ĐIỀU TRỊ: nghỉ ngơi tuyệt đôi, thuốc an thần (benzodiazepin), thuốc giảm huyết áp có tác dụng nhanh (diazoxid hay nitroprussiat kali), truyền dung dịch muối đẳng trương. Gây mê nếu co giật nặng. Gây đẻ hoặc mổ lấy thai.
Suy thận cấp sau dẻ
TÊN KHÁC: xơ hoá cầu thận sau đẻ.
ĐỊNH NGHĨA: suy thận xảy ra vài ngày đến 10 tuần sau khi đẻ. về mặt lâm sàng và hoá sinh giống hội chứng tan máu có urê huyết cao.
CẢN NGUYÊN: chưa rõ. Dùng thuốc tránh thai theo đường uông dài ngày có thể là yếu tố thuận lợi.
TRIỆU CHỨNG: sau lần đẻ thường là có vẻ bình thường, bệnh khởi phát đột ngột : suy thận cấp có tan máu nhiều, xuất huyết nhiều nơi, huyết áp cao, rối loạn tim và thần kinh. Xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy có đông máu nội mạch rải rác.
TIÊN LƯỢNG: tỷ lệ tử vong trên 50%. Chức năng thận thường bị giảm không hồi phục.
CHẨN ĐOÁN: cần chẩn đoán phân biệt suy thận sau đẻ với hội chứng đông máu nội mạch rải rác xảy ra ngay sau một biến chứng sản khoa (nhau tiền đạo, chảy máu, sản giật, nhiễm khuẩn huyết). Trong suy thận sau đẻ có khoảng im lặng: bệnh xuất hiện sau khi đẻ có vẻ bình thường từ vài ngày đến vài tuần.
ĐIỀU TRỊ: chạy thận nhân tạo. Heparin, thuốc chống kết tụ tiểu cầu.
Các bệnh thận đã có từ trước
Tiên lượng có thai là tốt nếu không có cao huyết áp và độ thanh thải creatinin trên 50 ml/phút. Suy thận tăng lên nhẹ và thoáng qua ở 30-50% số trường hợp. Nếu có huyết áp cao và creatinin dưới 50 ml/phút thì xác suất sẩy hoặc đẻ non là trên 50%.
Lọc máu trường diễn
Đã có một vài trường hợp mang thai ở người chạy thận nhân tạo. Thường hay đẻ non.
Ghép thận
Đã có hơn 1000 trường hợp mang thai ở phụ nữ được ghép thận. Các biến chứng là như sau: đẻ non (50%), sản giật hoặc tiền sản giật (30%), sẩy thai (13%), thải thận ghép (9%). Các thuốc ức chế miễn dịch được dùng liên tục. Chưa rõ tác dụng của thuốc ức chế miễn dịch lên thai.