Chẩn đoán và điều trị dị tật hậu môn trực tràng ở trẻ em

Dị tật hậu môn trực tràng là một dị tật đường tiêu hoá thường gặp. Các tên gọi khác là không hậu môn, hậu môn lạc chỗ. Mục đích điều trị đòi hỏi không chỉ tái tạo lại cấu tạo giải phẫu mà còn phải đảm bảo được chức năng đại tiện bình thường. CHẨN ĐOÁN Lâm sàng Trẻ đến khám vì không có hậu môn hoặc hậu môn lạc chỗ do nữ hộ sinh hoặc gia đình phát hiện. Trẻ đến khám vì hội chứng tắc ruột sơ sinh. … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật – U WILMS ở trẻ em

U Wilms (ung thư nguyên bào thận – nephroblastoma) ở trẻ em đại đa số có tiên lượng tốt với hơn 90% bệnh nhân sống trung bình trên 4 năm sau khi được điều trị. Tiên lượng của căn bệnh này không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn của u, đặc điểm giải phẫu bệnh, tuổi bệnh nhân và kích thước u, mà còn phụ thuộc vào sự hợp tác chẩn đoán điều trị giữa các bác sĩ ngoại nhi, các bác sĩ điều trị ung thư bằng tia xạ … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại não ở trẻ em

Bại não là tổn thương não không tiến triển xảy ra vào giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh đến 5 tuổi; Biểu hiện bằng các rối loạn về vận động, trí tuệ, giác quan và hành vi. CHẨN ĐOÁN Tiêu chuẩn chẩn đoán bại não theo thể lâm sàng Bại não thể co cứng Có hai tiêu chuẩn sau: Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương: + Tăng trương lực cơ ở các chi bị tổn … Xem tiếp

Phục hồi chức năng cho trẻ bị dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh

Bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật bàn chân xảy ra trong thời kỳ bào thai gồm: Rối loạn vị trí khớp giữa xương gót – sên – ghe và xương gót – hộp: xương ghe bị kéo vào trong về phía mắt cá trong; khớp gót – hộp bị trật vào trong; phần đầu, cổ xương sên kéo vào trong; phần sau của xương gót bị kéo ra ngoài; xương gót xoay trong. Bất thường mô mềm và các cơ: chày sau, gập ngón dài, dây chằng … Xem tiếp

Bệnh tay chân miệng là gì?

Mục lục 1. Đại cương 2. Bệnh sinh 3. Dịch tễ học 4. Lâm sàng 5. Cận lâm sàng 6. Biến chứng 7. Chẩn đoán 8. Phân độ lâm sàng 9. Xử trí 10. Yếu tố nguy cơ 11. Tiêu chuẩn nhập viện 12. Phòng ngừa 1. Đại cương – Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột Enterovirus gồm: coxsackieviruses và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Enterovirus có tính kháng với cồn 700 và ether. Có thể hoạt động nhiều ngày trong nhiệt … Xem tiếp

Nhiễm khuẩn sơ sinh

Mục lục 1.    ĐẠI CƯƠNG 2.    NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ 3.    TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN 4.    ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG SƠ SINH 5.    PHÒNG NHIỄM KHUẨN 1.    ĐẠI CƯƠNG Nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) là tình trạng tổn thương viêm của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể do nhiễm trùng gây ra ở thời kỳ sơ sinh. Mặc dù có những phương pháp điều trị hiện đại với những kháng sinh mới ra đời nhưng tỷ lệ tử vong do … Xem tiếp

Co giật ở trẻ

Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em. Trong đó nặng nhất là cơn co giật liên tục khi cơn co giật cục bộ hay toàn thể kéo dài trên 30 phút hay nhiều cơn co giật liên tiếp nhau không có khoảng tỉnh. Biến chứng co giật là thiếu oxy não, tắc nghẽn đường thở gây tử vong. Nguyên nhân của co giật rất đa dạng, thường gặp nhất ở trẻ em là sốt cao co giật. CHẨN ĐOÁN Công việc chẩn đoán … Xem tiếp

Bệnh Hirschsprung – phình đại tràng bẩm sinh

Mục lục I. ĐẠI CƯƠNG II. CHẨN ĐOÁN III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT IV. BIẾN CHỨNG V. ĐIỀU TRỊ I. ĐẠI CƯƠNG Là tình trạng vắng bẩm sinh các tế bào hạch thần kinh của các đám rối cơ ruột từ cơ thắt trong làm mất dẫn truyền nhu động ở đoạn ruột bệnh lý, gây ứ phân và hơi phía trên. Thường gặp nhất là ở trực tràng và đại tràng sigma (75-80%), đến đại tràng góc lách (8,5%), đại tràng ngang (2,5%), toàn bộ đại tràng (10%), hồi … Xem tiếp

Chảy máu vùng hàm mặt

I. NGUYÊN NHÂN Có nhiều nguyên nhân: Chảy máu sau nhổ răng Chảy máu do nha chu viêm. Chảy máu do chấn thương gãy xương hàm. Do bệnh về máu: xuất huyết do giảm tiểu cầu, Hemophilie. II. TRIỆU CHỨNG Máu tiếp tục chảy sau nhổ răng nhiều giờ, bệnh nhân nhổ ra nhiều máu tươi lẫn nước bọt và máu cục đọng ở chỗ răng Máu chảy rỉ ra quanh viền nướu Chấn thương gây rách phần mềm hoặc gãy xươ hàm thì mức độ chảy máu thể hiện: + … Xem tiếp

Cấp cứu chấn thương sọ não trẻ em

I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa Chấn thương sọ não là tình trạng chấn thương đầu có hoặc không có biến chứng nội sọ, là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ em, gần bằng các nguyên nhân khác cộng lại. 2. Tần suất Nam/nữ = 1,5/2 Tuổi gặp nhiều nhất: 4 – 11 tuổi Tỷ lệ tử vong: 19/100.000, thường ở trẻ < 4 tuổi 3. Phân loại: theo cơ chế Chấn thương sọ não kín: không có sự thông thương của các thành phần trong sọ với … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị bệnh kawasaki

Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi. Biểu hiện và biến chứng hay gặp của bệnh là viêm tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và suy vành mãn tính về sau. Bệnh có xu hướng gia tăng tại các nước phát triển và tần suất gặp nhiều hơn ở trẻ em Châu Á. Tại Nhật Bản hàng năm gặp … Xem tiếp

Bệnh thiếu hụt Enzyme Beta – Ketothiolase

Bệnh thiếu hụt enzyme beta-ketothiolase hay còn gọi là enzyme Mitochondrial acetoacetyl-CoA thiolase (T2 hay Acetyl CoA acetyltranferase 1) là do đột biến gen ACAT1 (T2) nằm trên nhiễm sắc thể 11q22.3-q23. Trên thế giới bệnh được phát hiện lần đầu vào năm 1971 bởi Daum RS và phân lập được gen gây bệnh vào năm 1990 bởi Fukao T. Thiếu hụt enzyme này gây tổn thương sự giáng hoá và tổng hợp xeton ở trong tế bào gan, cũng như xúc tác quá trình giáng hoá của 2-methylacetoacetyl- CoA … Xem tiếp

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong quá trình chiếu đèn

Đặt trẻ trong lồng ấp, khoảng cách dưới đèn là 30 – 60cm. Dinh dưỡng: tiếp tục cho bú mẹ. Truyền dịch thêm trong quá trình chiếu đèn (như trên). Thuốc điều trị phối hợp trong quá trình chiếu đèn. Kiểm tra lại bilirubin máu 12 – 24 giờ/1 lần. Ngưng chiếu đèn: Đủ tháng: bilirubin <18mg/dl (310mmol/l) hay bilirubin < 14mg/dl (240mmol/l), trẻ 49 – 72 giờ. bilirubin < 15mg/dl (260mmol/l), trẻ > 72 giờ. Đẻ non: 10,7 ± l,2mg/dl (190 ± 20,5mmol/l) Đèn chiếu vàng da

Chẩn đoán và điều trị giảm CALCI máu sơ sinh

Gọi là giảm calci máu khi: Calci toàn phần < 7,5mg% (l,8mmol/l). Calci < 3mg% (0,75mmol/l) CHẨN ĐOÁN Lâm sàng: Triệu chứng thường không điển hình: Cơn ngừng thở. Co giật, run giật. Tăng trương lực cơ, co cứng. Co thắt thanh quản. Dấu hiệu bàn tay sản khoa (ít gặp). Chú ý: Dấu hiệu lâm sàng của hạ calci sớm thường ít gặp, nhẹ. Hạ calci muộn thường có co giật. Xét nghiệm Hạ calci máu: đối tượng cần được theo dõi calci máu sớm sau đẻ bao gồm: … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị ong đốt ở trẻ em

Ong đốt là tai nạn thường gặp ở trẻ em tuổi học đường. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2004) có 38 bệnh nhân, tuổi 7-15 chiếm 68,4%, trẻ nam /nữ (3/1), trẻ chủ yếu nông thôn. Nguyên nhân: thường do trẻ chọc phá tổ ong (74%), thường gặp vào mùa hè. Tỷ lệ tử vong 10%. Đa số ong đốt gây phản ứng tại chỗ lành tính, khoảng 3% có thể có biến chứng nguy hiểm là sốc phản vệ, có thể gây tử vong. Hoặc gây hội chứng … Xem tiếp