Bại não là tổn thương não không tiến triển xảy ra vào giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh đến 5 tuổi; Biểu hiện bằng các rối loạn về vận động, trí tuệ, giác quan và hành vi.

CHẨN ĐOÁN

Tiêu chuẩn chẩn đoán bại não theo thể lâm sàng

Bại não thể co cứng

Có hai tiêu chuẩn sau:

  • Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:

+ Tăng trương lực cơ ở các chi bị tổn thương.

+ Giảm khả năng vận động riêng biệt tại từng khớp.

+ Dấu hiệu tổn thương hệ tháp.

+ Tăng phản xạ gân xương ở các chi bị tổn thương.

+ Có các phản xạ nguyên thuỷ.

+ Dinh dưỡng cơ: không có teo cơ, co rút tại các khớp.

+ Cảm giác: có thể rối loạn điều hoà cảm giác.

+ Thần kinh sọ não: có thể bị liệt.

+ Các dấu hiệu khác: đa động gân gót, co rút tại các khớp, cong vẹo cột sống, động kinh…

  • Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau.

Thể múa vờn

Có hai tiêu chuẩn sau:

  • Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:

+ Trương lực cơ thay đổi (lúc tăng lúc giảm) ở tứ chi.

+ Giảm khả năng vận động thô.

+ Có các vận động không hữu ý.

+ Dấu hiệu tổn thương ngoại giáp: rung giật múa vờn.

+ Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng ở các chi bị tổn thương.

+ Có các phản xạ nguyên thuỷ.

+ Dinh dưỡng cơ: không có teo cơ, ít co rút tại các khớp.

+ Cảm giác: có thể rối loạn điều hoà cảm giác.

+ Thần kinh sọ não: có thể bị liệt.

+ Các dấu hiệu khác: động kinh, rối loạn nhai nuốt, điếc ở tần số cao…

  • Chậm phát triển trí tuệ ở các mức độ khác nhau.

Thể thất điều (mất điều phối):

Có hai tiêu chuẩn sau:

  • Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:

+ Giảm trương lực cơ toàn thân.

+ Rối loạn hoặc mất điều phối vận động hữu ý (quá tầm, rối tầm), không thực hiện được động tác tinh vi, rối loạn thăng bằng đầu cổ và thân mình, dáng đi như người say rượu.

+ Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ.

+ Có các phản xạ nguyên thuỷ.

+ Dinh dưỡng cơ: không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp.

+ Cảm giác: có rối loạn điều hoà cảm giác.

+ Thần kinh sọ não: có thể bị liệt.

+ Các dấu hiệu khác: cong vẹo cột sống động kinh…

  • Chậm phát triển trí tuệ ở các mức độ khác nhau.

Thể nhẽo (giảm trương lực)

Có hai tiêu chuẩn sau:

  • Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:

+ Giảm trương lực cơ toàn thân.

+ Giảm vận động hữu-ý.

+ Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ.

+ Có các phản xạ nguyên thuỷ.

+ Dinh dưỡng cơ: không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp.

+ Cảm giác: có rối loạn điều hoà cảm giác.

+ Thần kinh sọ não: có thể bị liệt.

+ Các dấu hiệu khác: cong vẹo cột sống, động kinh, có dấu hiệu Bakinski.

  • Chậm phát triển trí tuệ ở các mức độ khác nhau.

Thể phối hợp co cứng và múa vờn

Có hai tiêu chuẩn sau:

  • Rối loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương giống thể co cứng và múa vờn.
  • Chậm phát triển trí tuệ ở các mức độ khác nhau.

Xét nghiệm

Điện não đồ: hoạt động điện não cơ bản bất thường, có các hoạt động kịch phát điển hình hoặc không điển hình, khu trú hoặc toàn thể hoá.

Siêu âm qua thóp: để tìm các tổn thương khu trú như chảy máu não, giãn não thất…

Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ: xác định một số tổn thương não.

Chụp Xquang: xác định dị tật cột sống, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân kèm theo

Đo thính lực, thị lực.

Các xét nghiệm khác: CK, LDH để loại trừ bệnh cơ; T3, T4, THS để loại trừ suy giáp.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Điều trị liệu

Tử ngoại

  • Chỉ định: bại não có còi xương-SDD, bại não thể nhẽo.
  • Chống chỉ định: bại não có kèm theo động kinh, lao phổi tiến triển, suy thận, suy gan cấp.
  • Phương pháp: tử ngoại bước sóng 280-315nm.
  • Thời gian: liều đỏ da độ 1 sau tăng dần lên (tổng liều 1-5 phút/lần) X 20-30 ngày/đợt.

Điện thấp tần

Là dòng điện một chiều có điện thế không đổi trong thời gian điều trị.

  • Chỉ định: trẻ bại não không có động kinh lâm sàng.
  • Chống chỉ định: bại não có động kinh trên lâm sàng; bệnh nhân thể co cứng nặng.
  • Các phương pháp điện thấp tần.
  • Gavanic dẫn CaCl2 cổ:

+ Chỉ định: cho bệnh nhi chưa kiểm soát được đầu cổ, chưa biết lẫy.

+ Mục đích: tăng cường cơ lực nhóm cơ nâng đầu- cổ.

+ Kỹ thuật điện cực: cực tác dụng mang dấu (+) có tẩm dung dịch CaCl2 đặt vào vùng cổ (C57); Cực đệm mang dấu(-) đặt ở vùng thắt lưng (L45). Cường độ: 0,3-0,5mA/cm2 điện cực.

+ Thời gian điều trị: 15-30 phút/lần hàng ngày X 20-30 ngày.

  • Gavanic dẫn CaCl2 lưng:

+ Chỉ định: cho trẻ chưa nâng thân mình lên (chưa biết ngồi).

+ Mục đích: tăng cường cơ lực nhóm cơ nâng thân.

+ Kỹ thuật điện cực: cực tác dụng mang dấu (+) có tẩm dung dịch CaCl2 đặt vào vùng thắt lưng (L4_5); Cực đệm mang dấu (-) đặt vào vùng cổ (C5.7) hoặc giữa 2 bả vai. Cường độ: 0,3-0,5mA/cm2 điện cực.

+ Thời gian điều trị: 15-30 phút/lần/ngày X 20-30 ngày.

  • Dòng Gavanic ngược toàn thân:

+ Chỉ định: cho trẻ thể co cứng liệt tứ chi.

+ Mục đích: giảm trương lực nhóm cơ gập mặt lòng khớp cổ chân nhằm đưa bàn chân về vị trí trung gian.

+ Kỹ thuật địên cực: hai cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào vùng cơ dép hai bên; Cực đệm mang dấu (+) đặt ở vùng giữa hai bả vai hoặc thắt lưng. Cường độ: 0,3-0,5mA/cm2 điện cực.

+ Thời gian điều trị: 15-30 phút/lần hàng ngày trong 20-30 ngày.

  • Dòng Gavanic ngược khu trú chi trên:

+ Chỉ định: cho trẻ thể co cứng liệt nửa người.

+ Mục đích: giảm trương lực nhóm cơ gập mặt lòng khớp cổ tay nhằm đưa bàn tay về vị trí trung gian.

+ Kỹ thụật điện cực: cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào phần dưới cẳng tay liệt (điểm vận động của các cơ gập mặt lòng khớp cổ tay); Cực đệm mang dấu (+) đặt ở vùng 1/3 giữa (cơ hai đầu) cánh tay. Cường độ: 0,3-0,5mA/cm2 điện cực. Thời gian điều trị: 15-30 phút/lần hàng ngày trong 20-30 ngày.

  • Dòng Gavanic ngược khu trú chi dưới:

+ Chỉ định: cho trẻ bệnh nhân thể co cứng liệt nửa người.

+ Mục đích: giảm trương lực nhóm cơ gập mặt lòng khớp cổ chân (cơ sinh đôi, dép) nhằm đưa bàn chân về vị trí trung gian.

+ Kỹ thuật điện cực: cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào vùng cơ dép bên liệt (bắp chân); Cực đệm mang dấu (+) đặt ở vùng giữa hai bả vai hoặc thắt lưng. Cường độ: 0,3-0,5 mA/cm2 điện cực. Thời gian điều trị: 15-30 phút/lần hàng ngày trong 20-30 ngày.

  • Dòng Gavanic ngắt quãng (xung chữ nhật hoặc tam giác) khu trú (T/R);

+ Chỉ định: cho trẻ thể co cứng (bàn chân thuổng, bàn tay gập mu quá mức, co rút gập hình thành tại gối…).

+ Mục đích: không phải kích thích lên cơ trực tiếp mà kích thích lên thần kinh bị ức chế. Phương pháp này còn gọi là thể dục trị liệu.

+ Kỹ thuật điện cực: cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào điểm vận động của cơ định kích thích (cơ gập mu bàn tay, cơ chày trước, cơ đầu đùi…); Cực đệm mang dấu (+) đặt ở vùng đầu gần của chi tương ứng (hoặc C4_6 hoặc vùng thắt lưng) Cường độ: dò cường độ và giữ lại ở liều có co cơ tối thiểu. Thời gian điều trị: 15-30 phút/lần hàng ngày trong 20-30 ngày.

Thuỷ trị liệu

Chỉ định: trẻ bại não không có động kinh trên lâm sàng.

Chống chỉ định: trẻ bại não có động kinh trên lâm sàng.

Mục đích: thư giãn, giảm trương lực cơ, tăng khả năng vận động có ý thức.

Phương pháp: bồn nước xoáy, bể bơi (nhiệt độ nước 36-38°C).

Thời gian: 20-30 phút.

Vận động trị liệu

Nguyên tắc

  • Theo các mốc phát triển về vận động thô của trẻ:

Kiểm soát đầu cổ -» lẫy-> ngồi -> quỳ-> bò -» đứng -» đi -> chạy.

  • Theo thể lâm sàng bại não.
  • Hoàn thành mốc vận động trước rồi mới chuyển sang mốc sau.

Mục tiêu và các bài tập cụ thể

  • Duy trì tầm vận động tối đa tại các khớp lớn:

+ Bài tập vận động thụ động, có trợ giúp, chủ động theo tầm hoặc hết tầm tại các khớp lớn.

+ Thay đổi tư thế nằm: chơi, ngủ đúng cho từng thể lâm sàng.

  • Phá vỡ các phản xạ bất thường.

+ Bài tập tạo thuận tay, chân.

+ Bài tập tạo thuận tư thế đầu cổ.

+ Bài tập phá vỡ phản duỗi chéo, nâng đỡ hữu hiệu.

  • Tăng khả năng kiểm soát đầu cổ.

+ Kỹ thuật tạo thuận nâng đầu cổ: trên sàn, trên gối tam giác, trên gối tròn, trên bóng…

+ Kỹ thuật day dọc 2 bên gai sau cột sống.

+ Đai nâng cổ.

  • Tăng khả năng lẫy:

+ Bài tập lẫy thụ động, có trợ giúp trên sàn.

+ Tư thế nằm nghiêng có gối lót.

  • Tăng khả năng ngồi:

+ Bài tập vận động thụ động, trợ giúp trẻ nằm ngồi dậy.

+ Bài tập thăng bằng ngồi có trợ giúp: trên sàn, trên bóng, trên bàn thăng bằng, trên đùi…

+ Ngồi đứng tư thế trên ghế đặc biệt: ghế góc, ghế có bộ phận tách hai chân.

  • Tăng khả năng quỳ bò:

+ Bài tập quỳ bốn điểm có trợ giúp: trên sàn, trên gối tròn, trên đùi…

+ Bài tập bò có trợ giúp.

  • Tăng khả năng đứng:

+ Bài tập quỳ trên hai chân, một chân có trợ giúp: trên sàn…

+ Bài tập ngồi đứng dậy có trợ giúp từ ghế, trên sàn…

+ Tập ngồi xổm đứng dậy.

  • Tăng khả năng đi:

+ Bài tập thăng bằng đứng trên từng chân.

+ Tập đi có trợ giúp: kỹ thuật viên, thanh song song, khung tập đi, xe đẩy, nạng, gậy.

Ngôn ngữ trị liệu

  • Huấn luyện về giao tiếp sớm:

+ Kỹ năng tập trung.

+ Kỹ năng bắt chước.

+ Kỹ năng chơi đùa.

+ Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh.

+ Kỹ năng xã hội.

  • Huấn luyện kỹ năng ngôn ngữ:

+ Kỹ năng hiểu ngôn ngữ.

+ Kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

  • Huấn luyện kỹ năng nhà trường:

+ Kỹ năng trước khi đến trường.

+ Kỹ năng nhà trường.

Hoạt động trị liệu

Huấn luyện khả năng sử dụng hai tay sớm: kỹ năng cầm đồ, kỹ năng với cầm.

Huấn luyện khả năng sinh hoạt hàng ngày sớm: kỹ năng ăn uống, kỹ năng mặc quần áo, đi giầy dép, kỹ năng vệ sinh cá nhân, kỹ năng tắm rửa, đánh răng rửa mặt.

Huấn luyện khả năng nội trợ: kỹ năng đi chợ tiêu tiền, kỹ năng nấu nướng.

Huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp: chọn nghề, học nghề cho phù hợp, giao thông.

Dụng cụ chỉnh hình

Dụng cụ trợ giúp: ghế ngồi bại não, khung và xe tập đi, xe lăn.

Nẹp dưới gối, trên gối, áo cột sống, nẹp bàn tay, đai nâng cổ.

Giáo dục

Huấn luyện các kỹ năng giáo dục tiền học đường.

Huấn luyện kỹ năng giáo dục đặc biệt và giáo dục hoà nhập.

0/50 ratings
Bình luận đóng