Đờm ẩm Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Đờm ẩm là một loại bệnh mà nguyên nhân gây bệnh là thủy đọng lưu lại ở một vị trí trong cơ thể không vận hóa theo quy luật bình thường. Nội kinh gọi là tích ẩm. Kim quỹ gọi là đờm ẩm. Đờm ẩm thuộc 1 loại song có tác dụng khác nhau, và đều do tân dịch thủy cốc chuyển thành. Khi tinh khí lưu hành trong cơ thể, nếu gặp phải dương khí thì có thể bị chưng cô lại thành đồm. Đờm thì dính, đặc và … Xem tiếp

Ho máu (khái huyết) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Ho máu là máu ở phế được tống ra ngoài bằng ho, có thể máu lẫn với đờm, có thể trong đờm có dầy máu, có thể chỉ có máu, và máu nhất thiết phải qua khí quản để ra ngoài. Vì máu ở phế ra, phế chủ khí nên thường có bọt kèm theo: Nguyên nhân gây ho máu thường có ngoại cảm và nội thương. Ngoại tà có phong tà phạm phế trên cơ sở phế có táo nhiệt, hoặc phong táo phạm phế hoặc hàn lưu cữu … Xem tiếp

Cảm mạo Đông y và Pháp, phương thuốc điều trị

Cảm mạo là cảm nhiễm phải tà khí của bốn mùa trong năm, song thường gặp vào mùa xuân, mùa đông. Nguyên nhân là “Khí hậu trái thường của thời tiết, như mùa xuân đáng ấm mà lại rét, mùa hè đáng nóng mà lại mát, mùa thu đáng mát mà lại nóng, mùa đông đáng rét mà lại ấm. Các khí hậu trái thường đó xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra, nặng lắm thì gọi là trúng, vừa vừa thì gọi là thương và nhẹ thì gọi … Xem tiếp

Chóng mặt (huyễn vựng) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Chứng chóng mặt là tối tăm xay xẩm chòng chành như ngồi trên chiếc thuyền con hay trên chiếc xe để nghiêng, đứng dậy thì muốn ngã nhào (Nam dược thần hiệu – chóng mặt) (Huyễn là hoa mắt, vựng là có cảm giác chòng chành như ngồi thuyền, quay chuyển không yên, gọi chung là chóng mặt). Nhẹ thì hết ngay khi nhắm mắt lại, nặng thì kèm thêm buồn nôn, nôn, ra mồ hôi, có thể ngã v.v… Tố vấn chí chân yếu đại luận ghi: “Các chứng … Xem tiếp

Cổ trướng Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

“Bệnh cổ trướng là mặt, mắt chân tay không sưng, chỉ có bụng trướng lên mà trong thì rỗng như cái trông” (Nam dược thần hiệu), “đó là hiện tượng nổi ở bên ngoài mà rỗng ở bên trong” (Y trung quan kiện), cổ trướng là bụng trướng thân to, da căng, da vàng bệch, nổi gân xanh ở bụng (Loại chứng trị tài), cổ trướng là bụng to lên như trống, da vàng bệch, nổi gân xanh ở bụng (Nội khoa học). Bệnh cổ trướng tức là bệnh xơ … Xem tiếp

Khạc máu (lạc huyết) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Khạc máu là chỉ khạc ra máu mà không có ho, máu từ hầu họng ra chứ không phải từ phế ra. Nguyên nhân thường là phế nhiệt, tâm bào hỏa vượng, âm hư hỏa vượng. Khạc máu do phế nhiệt. Triệu chứng: Họng ngứa, muốn khạc, khạc ra đờm có lẫn máu, mồm mũi khô, mạch sác. Phép điều trị: Thanh nhiệt sơ phong. Phương thuốc: Tang diệp cúc hoa thang (Thuốc nạm châm cứu) Tang diệp 16g Cúc hoa 12g Bạc hà 12g Kinh giới 10g Mạn kinh … Xem tiếp

Trúng hàn Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Trúng hàn là hàn tà từ ngoài, nhân người hư yếu, chính khí suy vượt qua ba kinh dương, vào thẳng ba kinh âm hoặc tạng phủ gây nên trạng thái ngã lăn ra, bất tỉnh nhân sự, cấm khẩu, miệng lưỡi cứng đờ, chân tay giá lạnh, co quắp, hoặc bụng đau như bị dùi đâm (Thuốc nam châm cứu, Nam dược thần hiệu – Trúng hàn) Nguyên nhân là hai khí dinh vệ trong người suy yếu, tấu lý sơ hở, đi ở ngoài đường lạnh giá, hàn … Xem tiếp

Chứng quyết Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Chứng quyết là chứng đột nhiên bất tỉnh, chân tay lạnh toát, cũng là chứng khí thượng nghịch làm cho âm dương mất điều hòa không tương thuận. “Quyết giả tận dã” ý nói đây là một chứng nặng. Tuệ Tĩnh ghi: “Quyết chứng là chân tay giá lạnh. Khí thuộc dương, dương hư ở dưới thì âm lấn vào sinh giá lạnh, (hàn quyết) huyết thuộc âm, âm huyết hư ở dưới thì dương phát vào nên phát nóng (nhiệt quyết), đó là 2 chứng trạng âm dương đối … Xem tiếp

Thủy thũng Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Thủy thũng là bệnh nước ứ lại tràn ra cơ phu gây nên đầu mặt, mi mắt, chân tay, bụng lưng, thậm chí toàn thân phù thũng. Hải Thượng nói chứng phù thũng là bệnh về khí thì ấn vào lên ngay, chứng phù thũng là bệnh về thủy thì ấn vào hơi lõm xuống. Kim quỹ yếu lược thì chia thành phong thủy, bì thủy, chính thủy, thạch thủy và theo ngũ tạng (Phong thủy: mạch phù, sợ gió, không khát. Chính thủy: mạch trầm trì, khó thở. Thạch … Xem tiếp

Nhổ máu (thóa huyết) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Nhổ máu là máu tươi theo nước bọt ra, hoặc trong nước dãi có máu. Nguyên nhân chính là do thận âm hư, hư hỏa vượng làm máu đi sai đường. Tuệ Tĩnh cho rằng: thóa huyết là nhổ ra máu tươi, đó là máu từ thận ra cũng có khi do huyết ứ làm tổn phế khí, úng tắc không xuống được là sinh ra. Phép chữa nên thanh huyết, bổ âm huyết (Nam được thần diệu – Thóa huyết). Hư hỏa Phép điều trị: Tư âm giáng hỏa. … Xem tiếp

Trúng thử (say nắng) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Trúng thử là người đang làm việc ở nơi nắng gắt đột nhiên ngã vật ra bất tỉnh nhân sự, người rất nóng, có mồ hôi (ít hoặc nhiều) thở dốc không nói, hàm răng cắn hơi chặt hoặc mồm há, lưỡi đỏ, mạch hồng nhu hoặc sác. Bệnh thường xẩy ra vào các tiết tiểu thử, đại thử, xử thử mà Nội Kinh gọi là tam phục. Nguyên nhân là do thử nhiệt đã vượt qua dương minh (vệ khí) vào tạng phủ (dinh huyết). Phép điều trị: Cấp … Xem tiếp

Chứng kính Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Bệnh này có các triệu chứng “mình mẩy ngây đờ đầu cổ cứng ngắc, lưng cong uốn ván, là do phong hàn thấp ba tà khí cảm nhập kinh thái dương, hại đến các gân lớn, nên gân co rút lại mà sinh ra” (Nam dược thần hiệu). Hải thượng còn cho là “Do huyết táo gân khô sinh ra” (Y trung quan kiện). Kim quỹ yếu lược cho là còn do huyết dịch khô táo do phát hãn nhầm gây thương tân, công hạ nhầm gây thương âm, sinh … Xem tiếp

Tích tụ Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Hải thượng Lãn ông dẫn Nội kinh viết: Tích thuộc chứng âm, bệnh ở tạng, ẩn phục bên trong, có đau cố định ở một chỗ; tụ thuộc chứng dương, bệnh ở phủ nổi lên và di động, thể hiện ra bên ngoài, không có vị trí cố định. Ông viết: “Phàm bệnh tích tụ sinh ra là do chính khí kém, tà khí thừa hư lấn vào, khi mới phát phần nhiều cảm phải hàn tà hoặc do ăn uống không thận trọng hoặc làm việc nặng nhọc quá,, … Xem tiếp

Đái máu (niệu huyết) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Đái máu là chứng máu theo đường tiểu tiện ra ngoài, người bệnh không cảm thấy đau đớn gì ở bộ phận tiết niệu. Các tài liệu còn ghi một loại đái máu khác – huyết lâm để chỉ máu theo đường tiểu tiện ra ngoài. Huyết lâm là đái máu kèm theo cảm giác đau. đớn ở bộ phận tiết niệu (xem Lâm chứng). Ở đây chỉ trình bày đái máu không có đau đớn ở đường tiết niệu. Nguyên nhân gây đái máu thường là nhiệt ở tâm … Xem tiếp

Trúng phong do nội phong – Phong trúng tạng phủ

Nguyên nhân: là nội phong cho nên phong thường trúng ngay vào tạng phủ nói chung không có các triệu chứng của ngoại cảm trúng phong. Triệu chứng: Lúc bắt đầu, có đột nhiệt ngã vật, bất tỉnh nhân sự, chân tay bất toại, mồm méo chảy dãi. Nếu nặng có thể chết. Nếu không chết khi bệnh nhân tỉnh lại thì có bán thân bất toại, nói khó, miệng méo… Lúc bắt đầu lại có thể chia thành 2 chứng chính như sau: Chứng bế và chứng thoát. Chứng … Xem tiếp