Đái không tự chủ (di niệu) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Đái không tự chủ là chứng tiểu tiện không tự không chế được thường biểu hiện ở đái khi ngủ (đái dầm) hoặc đái nhiều lần không cầm được. Đái dầm thường thấy ở trẻ em, đái không cầm được thường thấy ở người già. Nguyên nhân có nhiệt, có hàn, song hàn nhiều hơn nhiệt. Chúng có quan hệ trực tiếp với thận và bàng quang. Thận chủ nhị tiện, bàng quang chủ việc chế ước. Nếu thận khí hư hoặc bàng quang không chế ước được thì sẽ … Xem tiếp

Đau thắt lưng (yêu thống) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Đau thắt lưng là đau ở một hoặc hai bên thắt lưng. Vì thắt lưng là phủ của thận nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với thận. Tuệ Tĩnh viết: “đau lưng là bệnh ở thận” (Nam dược thần hiệu-đau lưng). Trong y học hiện đại, đau thắt lưng thường thấy trong các bệnh của thận, thấp khớp, viêm cột sống dính khớp, bệnh ở cơ, gân màng xương ở lưng do làm quá sức hoặc chấn thương gây nên. Đau thắt lưng thường do các nguyên … Xem tiếp

Hen (chứng háo) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Hen là một bệnh khá ngoan cố, có nhiều người có hen suốt đời. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi nhi đồng, hoặc do sau khi bị bệnh tà khí còn lưu lại, hoặc do các thức ăn gây nên. Thuốc nam châm cứu ghi: “hen là một bệnh do trong cơ thể sẵn có đờm khí vướng mắc, khi gặp khí hậu thay đổi hoặc ăn phải thức ăn lạ, hoặc ngửi hít những chất mà cơ thể nhạy cảm, thì đờm vướng vít làm cho khí bế tắc … Xem tiếp

Lung bế (bí đái) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Bí đái là bệnh có triệu chứng chính là đái không thông thoát hoặc bí đái. Đái không thông thoát thường đái nhỏ giọt, nước tiểu ít, bệnh từ từ (lung), còn bí đái là muốn đái mà đái không được bệnh thường đến đột ngột (bế). Đây là bệnh ở bàng quang do khi hóa ở bàng quang không lợi gây nên. Lung bế và lâm chứng có điểm giống nhau là đi đái khó, song lung bế chỉ nói đến đi đái khó, nước tiểu ra khó hoặc … Xem tiếp

Khó thở (suyễn) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Suyễn (khó thở) là thở khó (cả thời hít vào thở ra, hoặc chủ yếu ở thì hít vào hoặc chủ yếu ở thì thở ra), nếu nặng thì phải há mồm ưỡn cổ so vai để thở và phải ngồi để thở, nằm thì rất khó thở. “Suyễn là một bệnh mà hơi kéo lên thở cấp không thể điều hòa hơi thở được” (Nam dược thần hiệu). Y học chính truyện viết: Khó thở là nói đến khí ra vào khi thở (Suyễn dĩ khí tức ngôn) nó … Xem tiếp

Ỉa chảy (tiết tả) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

ỉa chảy (tiết tả) là ỉa ra phân lỏng, có thể phân toàn nước, số lần ỉa đi trong ngày nhiều hơn bình thường. Thường là do bệnh lý ở tỳ vị, tiểu trường, đại trường, do các nguyên nhân thời khí như thấp hàn, phong, hỏa nhiệt hoặc ăn uống không cẩn thận (thức ăn sống lạnh, ôi thiu, bẩn), hoặc do tỳ vị đương hư (tỳ vị hư hàn) hoặc do mệnh môn hỏa suy, hoặc do tình chí không điều hòa. Người ta đặt những tên khác … Xem tiếp

Chứng chảy máu (huyết chứng) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Chứng chảy máu là tên chung của các bệnh gây nên chảy máu, tức là huyết đi ra ngoài kinh (lạc) mạch và thoát ra ngoài bằng đường mồm, mũi, tiền âm, hậu âm, hoặc thoát ra khỏi mạch rồi lưu lại ở da cđ. Tuệ Tĩnh gọi là chứng thất huyết (Nam dược thần hiệu). Các chứng chảy máu trong các bệnh cấp tính, mạn tính của y học hiện đại nằm trong phạm vi của chứng chảy máu cổ truyền. Huyết hành ở trong mạch là nhờ tâm, … Xem tiếp