THĂNG MA

Tên khoa học: Cimicifuga heracleifolia Komar; Họ mao lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Chọn rễ hình trụ tròn cong queo, to, bên ngoài sắc đen, xám, chất cứng, nhẹ khó bẻ gẫy, thịt trong, sắc xanh nhợt là tốt.
Thành phần hóa học: Có cimitin, tanin, acid béo v.v…
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, cay, hơi đáng, hơi hàn. Vào bốn kinh tỳ, vị, phế và đại trường.
Tác dụng: Tán phong, giải độc, làm cho dương khí thăng lên, thấu được ban, sởi.
Công dụng – liều dùng: Trị chứng dịch thời khí, nhức đầu, đau cổ họng lên ban sỏi, sang lở, ỉa chảy kéo dài, lòi đuôi trê, phụ nữ băng huyết, bạch đái.
Kiêng kỵ: trên thịnh, dưới hư, âm hư hỏa vượng kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đem thành phẩm ngâm nước độ 1 giờ, bỏ vào nồi đậy kín ủ một đêm rồi thái lát phơi khô dùng sống hoặc tẩm mật sao qua dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, ủ mềm thái lát mỏng phơi khô (dùng sống); có khi tẩm rượu dùng.
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên phải phơi khô,

để nơi khô ráo, kín, trong lọ có lót chất hút ẩm (vôi sống, silicagel…).

0/50 ratings
Bình luận đóng