TRIỆU CHỨNG

Lâm sàng

Biểu hiện thường thấy nhất ở những người có rối loạn lipid máu là tình trạng thừa cân, béo phì. Triệu chứng này được xác định bằng cách tính chỉ số khối cơ thể (BMI):

BMI=W/H2

Trong đó:

  • BMI (Body Mass Index): chỉ số khối cơ thể
  • w (Weight): cân nặng (kg)
  • H (Height): chiều cao (m)

Tiêu chuẩn của chỉ số BM1 ở người Việt Nam như sau:

  • BM1 < 18,5: thiếu cân
  • 18,5 < BMI < 23: bình thường
  • 23 < BMI < 25: thừa cân
  • BMI > 25: béo phì

Ngoài ra, đối với người cao tuổi, tình trạng béo phì còn được xác định bằng vòng bụng, tỷ số giữa vòng eo và vòng mông:

`Béo phì coi chừng rối loạn lipid máu
Béo phì coi chừng rối loạn lipid máu
  • Béo phì ngoại vi: thường gặp ở nữ giới. Tình trạng béo phì thường xảy ra ở vùng dưới của cơ thể (từ mông trở xuống), còn gọi là béo phì hình quả lê.
  • Béo phì trung tâm: thường gặp ở nam giới, nhưng cũng có khi gặp ở nữ giới. Tình trạng béo phì thường xảy ra ở phần trên cơ thể (vùng bụng, eo), còn gọi là béo phì hình quả táo. Người béo phì trung tâm có vòng eo > 94 cm ở nam giới và > 80 cm ở nữ giới.
  • Tỷ số vòng eo trên vòng mông, hay còn gọi là tỷ số eo trên mông (waist-hip ratio – WHR) là giá trị của phép chia giữa số đo chu vi vòng eo và số đo chu vi vòng mông (tại vị trí lớn nhất có thể của vòng mông). Giá trị này có tác dụng xác định sự phân phối mỡ trên cơ thể. Người béo phì có WHR > 1 đối với nam và > 0,85 đối với nữ.

Cận lâm sàng

Chủ yếu biểu hiện bằng sự thay đổi của các chỉ số sinh hóa máu:

  • Cholesterol toàn phần: > 5,2mmol/l (200mg/dL)
  • HDL: < 0,9mmol/l (35mg/dL)
  • LDL: > 3,4mmol/l (130mg/dL)
  • Triglycerid: >2,3 mmol/1 (200 mg/dL)
  • Glucose: bình thường, hoặc có thể có glucose huyết tương lúc đói > 7mmol/l (126mg/dL).

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Một người được chẩn đoán xác định có rối loạn lipid máu khi:

  • Cholesterol toàn phần: > 6,2mmol/l (240mg/dL)
  • LDL: > 4,1mmol/l (160mg/dL)
  • Triglycerid: > 2,3mmol/l (200mg/dL)
  • Hoặc cholesterol toàn phần trong khoảng từ 5,2mmol/l (200mg/dL) đến 6,2mmol/l (240mg/dL), kèm theo có HDL: < 0,9mmol/l (35mg/dL).

Chẩn đoán nguyên nhân

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, cần khai thác kỹ các thông tin về cách sống, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình người bệnh.

  • Rối loạn lipid máu do chế độ ăn: ăn nhiều thức ăn có chứa các acid béo bảo hòa. đường, tinh bột; uống rượu nhiều…
  • Rối loạn lipid máu do thói quen trong sinh hoạt hằng ngày: môi trường sống tĩnh tại, ít vận động, hút thuốc lá…
  • Rối loạn lipd máu thứ phát:

+ Rối loạn lipid máu do đái tháo đường: thường gặp ở người mắc đái tháo đường typ 2. xác định bằng xét nghiệm glucose máu,

+ Rối loạn lipid máu do rối loạn chức năng một số tuyến nội tiết: dựa vào biểu hiện lâm sàng đặc trưng của rối loạn nội tiết và xét nghiệm nồng độ các hormon có liên quan như: GH, ACTH, tyrosin, corticoid, adrenalin, noradrenalin…

  • Rối loạn lipd máu có tính chất gia đình hoặc liên quan đến gen di truyền: khai thác các thông tin về tiền sử bệnh tật có liên quan của gia đình người bệnh.

PHÂN LOẠImo-mau-cao-pl

Phân loại theo de Gennes

  • Tăng cholesterol máu đơn thuần:

+ Cholesterol tăng cao

+ Triglycerid bình thường + Tỷ lệ cholesterol/triglycerid >2,5 + LDL tăng

  • Tăng triglycerid máu đơn thuần:

+ Cholesterol tăng

+ Triglycerid tăng cao + Tỷ lệ triglycerid/cholesterol > 2,5 + LDL bình thường hoặc giảm

+ Chylomicron tăng cao đơn thuần; hoặc VLDL tăng cao đơn thuần; hoặc tăng cả chylomicron và VLDL

  • Tăng lipid máu hỗn hợp:

+ Cholesterol tăng

+ Triglycerid tăng

+ Tỷ lệ cholesterol/triglycerid <2,5

+ LDL tăng; hoặc tăng VLDL và IDL

Để đánh giá một cách chính xác loại rối loạn lipid máu, nên áp dụng cả hai cách phân loại quốc tế và phân loại theo de Gennes.

ĐIỀU TRỊ

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Để điều trị có hiệu quả tình trạng rối loạn lipid máu, trước tiên, người bệnh cần tuân thủ việc điều chỉnh chế độ ăn trong vòng 2 — 3 tháng. Không nên vội vã dùng thuốc đối với những trường hợp rối loạn lipid ở mức độ nhẹ. Chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu bao gồm:

+ Hạn chế các loại thức ăn có chứa các chất béo bão hòa như: các loại thức ăn có mỡ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ động vật, dầu dừa, dầu cọ, các loại bánh như bích quy, ga tô…

+ sử dụng các loại thức ăn có chứa các chất béo không no như dầu thực vật (đậu nành, vừng…), cá (có nhiều acid béo không no họ omega-3 có tác dụng làm giảm cholesterol máu).

+ Giảm các thức ăn chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật; giảm các đồ ăn có nhiều đường, tinh bột.

+ Hạn chế bia, rượu, thuốc lá, đặc biệt là khi có tăng triglycerid.

+ Tăng sử dụng các loại rau, quả tươi, sữa đậu nành.

  • Tăng cường hoạt động thể lực: nên chọn một môn thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khoẻ của người bệnh để nâng cao sức khoẻ, tiêu hao nguồn năng lượng thừa, giảm cân (nếu thừa cân, béo phì). Nhìn chung, nên khuyến khích người cao tuổi vận động bằng cách đi bộ khoảng 30 – 45 phút/ngày, tập luyện hằng ngày hoặc ít nhất 3 lần/tuần.
  • Trường hợp đã điều chỉnh chế độ ăn và thực hiện chế độ luyện tập thể lực mà cholesterol vẫn > 5,2mmol/l và/hoặc triglycerid > 2,3mmol/l thì cần phối hợp với sử dụng thuốc; đồng thời vẫn cần kết hợp với việc duy trì chế độ ăn bệnh lý và chế độ luyện tập phù hợp với tình hình sức khoẻ người bệnh.

Dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Resin – bản chất là các nhựa trao đổi Ion (Cholestyramin, Cholestipol)

Tác dụng: thuốc uống không bị hấp thụ qua niêm mạc ruột, không bị các men tiêu hoá tác động, có khả năng trao đổi ion Cl với acid mật, làm cho acid mật ở dạng liên kết không bị hấp thu trở lại mà theo phân để thải ra ngoài; cắt chu trình ruột – gan của acid mật và làm giảm cholesterol, LDL, tăng nhẹ HDL. Thuốc có thể làm tăng triglycerid và VLDL. Sau khi ngừng dùng thuốc 3-6 tháng, lượng cholesterol toàn phần và LDL tăng trở lại.

Tác dụng không mong muốn: dễ gây đầy bụng, buồn nôn, táo bón, cản trở hấp thu các vitamin tan trong lipid và một số thuốc khác (digitalis, thuốc chống đông, hormon tuyến giáp) khi qua ruột.

Chỉ định: typ II

Chống chỉ định: tăng triglycerid máu, suy gan, tắc đường dẫn mật, táo bón nhiều.

Acid nicotinic (Dilexpal, Novacyl)

Tác dụng: với liều cao 2 – 6g/ngày, acid nicotinic làm giảm VLDL; giảm triglycerid do ức chế quá trình tiêu lipid ở tổ chức mỡ; làm giảm lượng acid béo cần thiết cho gan tổng hợp VLDL; tăng chuyển hoá VLDL, qua đó giảm LDL. Ngoài ra, thuốc còn làm giảm lipoprotein(a), tăng nhẹ HDL.

Tác dụng không mong muốn: dễ gây rối loạn tiêu hoá, cảm giác nóng rát dạ dày, suy thận, tăng nhãn áp.

Do dùng liều cao và có nhiều tác dụng không mong muốn nên thuốc ít được dùng ớ nước ta hiện nay.

Các acid béo không no omega-3 (Maxepa)

Tác dụng: các acid béo không no họ omega-3 được chiết xuất từ cá biến, có tác dụng làm giảm triglycerid và VLDL máu là chính; giảm nhẹ cholesterol, LDL; tăng nhẹ HDL (hiệu lực chưa bằng Fibrat); làm giảm nguy cơ huyết khối do tác động đến chuyến hoá của prostaglandin

Thuốc ít có tác dụng không mong muốn.

Chỉ định: typ IIa, IIb, III, IV

Fibrat

Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm:

+ Clofibrat (Misclerduon, Lipavlon)

+ Benzafibrat (Bezalip)

+ Fenofibrat (Lipanthyl)

+ Gemfibrozil (Lopid) …

Tác dụng: giảm dòng acid béo về gan, giảm tổng hợp VLDL, tăng độ thanh thải VLDL, giảm hình thành LDL nhỏ và đăc dễ gây vữa xơ động mạch, giảm oxy hoá LDL. Kết quả là làm giảm cả triglycerid và cholesterol, giảm VLDL và LDL, tăng HDL; các fibrat còn làm giảm kết tập tiểu cầu, giảm fibrinogen, acid uric máu. Các fenofibrat còn làm giảm lượng lipoprotein(a). Gemfibrozil còn làm tăng tổng hợp apoprotein AI và

Tác dụng không mong muốn: đầy bụng, buồn nôn, ỉa lỏng, mẩn ngứa, có thể tăng men gan, yếu cơ, sỏi mật.

Chỉ định: typ IIa, IIb, IV, V.

Chống chỉ định: suy gan, suy thận, bệnh lý túi mật.

Statin

  • Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm:

+ Atorvastatin (Lipitor)

+ Fluvastatin (Lescol)

+ Lovastatin (Mevacor) + Pravastatin (Elisor)

+ Simvastatin (Zocor)…

Tác dụng: ức chế men hydroxy-methyl-glutaryl-Co-enzym A (HMGCoA reductase) làm cản trở quá trình sinh tổng hợp cholesterol trong tế bào, tăng tổng hợp các cảm thụ cho LDL để tăng thoái giáng LDL theo con đường thụ thể. Các statin làm giảm Cholesterol và LDL là chính, làm giảm nhẹ triglvcerid và tăng nhẹ HDL.

Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hoá, đau đầu, nối mẩn, đôi khi tăng các men gan, tổn thương cơ, tiêu hủy cơ vân.

Chỉ định: typ IIa, có thể dùng cho typ II

Chống chỉ định: suy gan, suy thận.

Giảm liều khi dùng cùng với các chất kháng Vitamin K (trừ pravastatin).

Trong quá trình điều trị cần xét nghiệm định kỳ các chỉ số lipid máu để đánh giá tình trạng đáp ứng và điều chỉnh liều lượng thuốc.

Đồng thời, cần làm các xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, thận do đa số các sản phẩm trên đều có những tác dụng không mong muốn, đặc biệt là khi người bệnh cần điều trị trong một thời gian dài.

Có thể phối hợp thuốc để tăng hiệu lực điều chỉnh rối loạn lipid máu nhưng cần lưu ý:

  • Nếu phối hợp statin với resin thì phải uống statin vào lúc trước khi đi ngủ, cách 2 giờ sau khi uống resin.
  • Không phối hợp statin với fibrat vì tăng tính độc của thuốc.

BIẾN CHỨNG

Vữa xơ động mạch: rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân gây nên các mảng bám (mảng vữa xơ) tại thành động mạch, tạo ra hiện tượng xơ cứng và hẹp lòng động mạch. Từ đó dẫn tới tình trạng thiểu năng động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Đồng thời, vữa xơ động mạch cũng là yếu tố tham gia vào vòng xoắn bệnh lý tăng huyết áp.

rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân gây nên các mảng bám thành động mạch
rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân gây nên các mảng bám thành động mạch

DỰ PHÒNG RỐI LOẠN LIPID MÁU

Để phát hiện và điều trị sớm các biểu hiện ban đầu của bệnh rối loạn lipid máu một cách có hiệu quả, trước hết, thầy thuốc cần tư vấn cho người cao tuổi làm xét nghiệm về các chỉ số triglycerid, Cholesterol toàn phần, HDL, LDL định kỳ 5 năm/lần.

Cũng giống như bệnh đái tháo đường, vấn đề quan trọng nhất trong dự phòng rối loạn lipid máu là thay đổi lối sống. Đáy là cách phòng bệnh mang lại hiệu quả cao và ít tốn kém nhất. Căn cứ vào thực tế cuộc sống hang ngày của người bệnh, thầy thuốc cần có ý kiến tư vấn cho người bệnh một cách hợp lý về việc thay đổi lối sống, de người bệnh có thể thực hiện dự phòng rối loạn lipid máu một cách hiệu quả nhất.

Việc thay đổi lối sống bao gồm:

  • Ăn uống: đây là yếu tố quan trọng nhất trong dự phòng rối loạn lipid máu.

+ Người bệnh cần hạn chế các loại thức ăn có chứa các chất béo bão hòa như: các loại thức ăn có mổ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ động vật, dầu dừa, dầu cọ, các loại bánh như bích quy, ga tô….

+ Sử dụng các loại thức ăn có chứa cốc chất béo không no như dầu thực vật (đậu nành, vừng…), cá (có nhiều acid béo không no họ omega-3 có tác dụng làm giảm cholesterol máu).

+ Giảm các thức ăn chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật; giảm các đồ ăn có nhiều đường, tinh bột.

+ Hạn chế bia, rượu, thuốc lá.

+ Tăng sử dụng các loại rau, quả tươi, sữa đậu nành.

  • Luyện tập: hướng dẫn người bệnh thường xuyên hoạt động thể lực, luyện tập thể dục thể thao ở mức độ sức khoẻ cho phép giúp tiêu hao nguồn năng lượng thừa trong cơ thể, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì, từ đó có tác dụng phòng ngừa rối loạn lipid máu.
  • Đối với trường hợp mắc bệnh đái tháo đường hoặc bệnh do rối loạn chức năng một số tuyến nội tiết, cần điều trị triệt để (nếu có thể) hoặc quản lý tốt tình trạng bệnh tật dê dự phòng rối loạn lipid máu thứ phát.
  • Theo dõi các chỉ số lipid máu định kỳ, phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn lipid máu để có phương án điều trị và dự phòng thích hợp.
0/50 ratings
Bình luận đóng