Các khuyến nghị

–  Những cá nhân có nguy cơ hạ đường huyết nên được hỏi về hạ đường huyết có triệu chứng và không triệu chứng mỗi khi thăm khám. C

–  Dùng lượng glucose (15 – 20 g) là thích hợp để xử lý tình huống hạ đường huyết, dù nhiều dạng carbohydrat chứa glucose khác cũng có thể được sử dụng. Mười lăm phút sau khi uống, nếu vẫn còn hạ đường huyết (TKTGM), thao tác điều trị trên nên được lặp lại. Cho đến khi TKTGM trở về bình thường, bệnh nhân nên ăn một bữa ăn chính hoặc một bữa ăn nhẹ để ngăn chặn hạ đường huyết tái phát. E

–  Các cá nhân có nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng nên được chỉ định glucagon và người chăm sóc hoặc các thành viên trong gia đình nên được hướng dẫn về cách sử dụng. Việc dùng glucagon không bị giới hạn chỉ khi có các cán bộ y tế. E

–  Hạ đường huyết không có dấu hiệu hoặc một hoặc nhiều đợt hạ đường huyết nặng nên được đánh giá lại về phác đồ điều trị. E

–  Bệnh nhân đang điều trị bằng insulin có hạ đường huyết không dấu hiệu hoặc hạ đường huyết nghiêm trọng nên được tư vấn để nâng cao mức đường huyết mục tiêu để tránh hạ đường huyết trong ít nhất nhiều tuần liền để giảm hạ đường huyết không dấu hiệu và giảm nguy cơ trong tương lai. A

–  Bác sĩ cần gia tăng cảnh giác và theo dõi liên tục khả năng nhận thức của bệnh nhân và người chăm sóc nếu phát hiện khả năng nhận thức kém và/hoặc suy giảm nhận thức. B

Hạ đường huyết là yếu tố hạn chế hàng đầu trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 1 và typ 2 đang điều trị bằng insulin. Hạ đường huyết nhẹ làm bệnh nhân thấy bất tiện hoặc sợ hãi về bệnh Đái tháo đường. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây tổn thương cấp tính cho bệnh nhân và những người khác, đặc biệt trong trường hợp ngã, tai nạn giao thông hoặc các trường hợp khác. Một nghiên cứu lớn trên bệnh nhân Đái tháo đường typ 2, ở người lớn tuổi, tiền sử hạ đường huyết nặng có liên quan đến mất trí nhớ. Ngược lại, trong nghiên cứu ACCORD, suy giảm nhận thức nền hoặc chức năng có liên quan đáng kể đến biến cố hạ đường huyết nặng. Nghiên cứu DCCT/EDIC trên thanh thiếu niên và thanh niên có Đái tháo đường typ1 không cho thấy bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa hạ đường huyết nặng và suy giảm nhận thức như đã bàn trong Mục 11 – Trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo ACCORD, hạ đường huyết nặng có liên quan đến tỷ lệ tử vong ở những người tham gia ở nhóm đường huyết chuẩn và nhóm mục tiêu đường huyết nghiêm ngặt, nhưng mối quan hệ giữa hạ đường huyết, A1C đạt được và mức độ điều trị là không đơn giản. Sự liên quan của hạ đường huyết nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cũng được tìm thấy ở nghiên cứu ADVANCE. Tự báo cáo về hạ đường huyết nghiêm trọng và tử vong trong 5 năm đã có trong thực hành lâm sàng.

Năm 2013, ADA và Hội nội tiết công bố báo cáo đồng thuận “Hạ đường huyết và Đái tháo đường: Báo cáo hợp tác của ADA và Hội nội tiết” trên hiệu quả và điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân Đái tháo đường. Hạ đường huyết nghiêm trọng được định nghĩa là một biến cố đòi hỏi sự hỗ trợ từ người khác. Trẻ nhỏ và người lớn tuổi mắc Đái tháo đường cần được xem là đối tượng dễ bị tổn thương do hạn chế về khả năng nhận diện triệu chứng hạ đường huyết và khả năng giao tiếp. Cá thể hóa việc giáo dục bệnh nhân, can thiệp chế độ ăn uống (ví dụ như bữa ăn nhẹ để ngăn ngừa hạ đường huyết ban đêm), luyện tập thể dục, điều chỉnh thuốc, kiểm soát đường huyết và theo dõi lâm sàng thường xuyên giúp cải thiện kết quả ở bệnh nhân.

Điều trị hạ đường huyết

Điều trị hạ đường huyết cần sự tiêu hóa glucose hoặc carbohydrat từ thức ăn. Đường huyết tức thời phản ánh sự tương quan với glucose tốt hơn so với carbohydrat trong thực phẩm. Glucose tinh khiết là phương pháp điều trị ưu tiên, nhưng các dạng carbohydrat chứa glucose khác cũng làm tăng đường huyết. Việc thêm vào chất béo có thể làm chậm và kéo dài đáp ứng đường huyết tức thời. Hoạt tính insulin liên tục hoặc tiết insulin dẫn đến hạ đường huyết thường xuyên trừ khi nạp thêm thức ăn sau khi hồi phục.

Glucagon

Những người có tiếp xúc gần gũi, hoặc chăm sóc bệnh nhân Đái tháo đường bị hạ đường huyết (như các thành viên trong gia đình, bạn cùng nhà, nhân viên trường học, người chăm sóc trẻ, nhân viên cải huấn và đồng nghiệp) nên được hướng dẫn sử dụng bộ kit glucagon. Cá nhân không cần thiết phải trở thành nhân viên chăm sóc sức khỏe để sử dụng glucagon an toàn. Bộ kit glucagon cần kê đơn bởi bác sĩ và đảm bảo không hết hạn dùng.

Phòng ngừa hạ đường huyết

Phòng ngừa hạ đường huyết là một thành phần quan trọng của việc quản lý Đái tháo đường. TKTGM và kiểm tra glucose liên tục là những công cụ cần thiết để đánh giá điều trị và phát hiện hạ đường huyết tiềm tàng. Bệnh nhân nên biết về những tình huống làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết, chẳng hạn như việc nhịn ăn để xét nghiệm, trong và sau khi tập thể dục cường độ cao và trong khi ngủ. Hạ đường huyết gia tăng nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác như việc lái xe. Giáo dục bệnh nhân Đái tháo đường để cân bằng việc sử dụng insulin và lượng carbonhydrat nhập vào và luyện tập thể dục là cần thiết, nhưng vẫn không đủ để phòng ngừa.

Ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 1 và typ 2 thiếu insulin nghiêm trọng, hạ đường huyết không dấu hiệu (hoặc hạ đường huyết do thất bại trong điều trị) có thể thỏa hiệp với kiểm soát Đái tháo đường nghiêm ngặt và chất lượng cuộc sống. Hội chứng này đặc trưng bởi sự thiếu phóng thích của các hormon, đặc biệt là ở người lớn tuổi, sự giảm các đáp ứng của cơ thể là những yếu tố nguy cơ và gây ra bởi hạ đường huyết. Kết quả của “vòng lẩn quẩn” này là việc tránh hạ đường huyết trong nhiều tuần đã được chứng minh cải thiện hormon và nhận thức đến một mức độ nào đó ở một số bệnh nhân

Do đó, bệnh nhân có một hoặc nhiều đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể được hưởng lợi từ việc thay đổi mục tiêu đường huyết ít nghiêm ngặt hơn (cao hơn).

Bác sĩ có kinh nghiệm trong quản lý Đái tháo đường cần điều trị bệnh nhân như trong bệnh viện. Để biết thêm thông tin về quản lý nhiễm keto acid Đái tháo đường và tăng đường huyết tăng thẩm thấu, vui lòng tham khảo báo cáo của ADA “Khủng hoảng tăng đường huyết ở bệnh nhân trưởng thành” .

5/51 rating
Bình luận đóng