Chẩn đoán xác định

chẩn đoán xác định đái tháo đường chủ yếu dựa vào chỉ số glucose trong máu. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999 (đã được xác định lại vào năm 2002), có ba tiêu chí để chẩn đoán xác định đái tháo đường như sau:

  • Glucose huyết tương lúc đói (tối thiểu là 8 giờ sau ăn) > 7mmol/l (> 126mg/dL).
  • Glucose huyết tương giờ thứ hai sau nghiệm pháp tăng đường máu > 11,1mmol/l (> 200mg/dL).
  • Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ > 11,1mmol/l (> 200mg/dL), kèm theo các triệu chứng lâm sàng: đái nhiều, uống nhiều, gầy sút.Xét nghiệm glucose trong máu phải được làm ít nhất 2 lần ở hai thời điểm khác nhau.

Xét nghiệm glucose trong máu phải được làm ít nhất 2 lần ở hai thời điểm khác nhau.

Chẩn đoán phân biệt

Một người bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:

  • Đái tháo nhạt: xét nghiệm glucose máu bình thường, glucose niệu âm tính, tỷ trọng nước tiểu rất thấp.
  • Đái tháo đường phối hợp với đái tháo nhạt: glucose máu cao không xứng với glucose niệu vì lượng nước tiểu quá nhiều.
  • Đái tháo đường do thận: do thềm thận thấp làm cho đường  thoát ra nước tiêu. Vì vậy, glucose máu không quá 6,lmmol/l (110mg/dL).

Chẩn đoán nguyên nhân đái tháo đường

  • Đái tháo đường do tụy:

+ Sỏi tụy: chụp X quang vùng tụy để phát hiện sỏi.

+ Di truyền: xét nghiệm tìm các kháng nguyên HLA   loại      B8,       B14,     B15, B18, Cw3, DR3, DR4.

+ Yếu tố miễn dịch: xét nghiệm tìm kháng thể chống tế bào tiểu đảo tụy, tự kháng thể kháng tế bào tiểu đảo (ICA), kháng thể kháng insulin (IAA)…

+ Đái đường da đồng (bệnh thiếu huyết tố – hcmochromatose): đái tháo đường, xơ gan, da sạm màu đồng đen.

  • Nguyên nhân ngoài tụy:

+ Cường thùy trước tuyến yên: biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng của bệnh khổng lồ hoặc to viễn cực.

+ Cường vỏ thượng thận: biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng của hội chứng Cushing.

+ Cường giáp trạng: biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng cường giáp trạng.

+ Di truyền và yếu tố môi trường: phát hiện bằng cách hỏi tiền sử gia đình, tuổi, thói quen sinh hoạt hằng ngày, đo chỉ số khối cơ thể… đối với những người mắc bệnh đái tháo đường typ 2.

PHÂN LOẠI

Tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường là thuật ngữ dành cho các trường hợp có rối loạn dung nạp glucose mà chưa có biểu hiện lâm sàng. Các trường hợp này chỉ được phát hiện khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu. Ngoài ra, còn có thể dùng corticoid để tăng độ nhạy của nghiệm pháp.

  • Rối loạn dung nạp glucose nếu: glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống trong khoảng từ 7,8mmol/l  (140mg/dL) đến 11,0mmol/l (198mg/dL).
  • Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói nếu: lượng glucose huyết tương lúc đói từ 5,6mmol/l (100mg/dL) đến 6,9mmol/l (125mg/dL) và lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống < 7,8mmol/l (< 140mg/dL).

Đái tháo đường typ 1

Đái tháo đường typ 1 còn được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin.

Tiêu chuẩn phân loại:

  • Khởi phát rầm rộ, đủ các triệu chứng
  • Đái nhiều
  • Uống nhiều
  • Sút cân nhanh chóng
  • Ceton niệu dương tính
  • Có các kháng thể: ICA, anti GAP
  • C-peptid thấp hoặc mất lúc đói hoặc sau ăn
  • Thường kết hợp với bệnh tự miễn khác.

Đái tháo đường typ 2

Đái tháo đường typ 2 còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Thường gặp ở người cao tuổi.

Tiêu chuẩn phân loại:

  • Khởi phát chậm, các triệu chứng lâm sàng thường không biểu hiện rõ ràng
  • Thể trạng béo
  • Bệnh có liên quan mật thiết với tiền sử gia đình và đặc điểm bệnh lý của từng dân tộc
  • Thường không có ceton niệu
  • Không có các kháng thể: ICA, anti GAP
  • C-peptid bình thường hoặc tăng vào lúc đói hoặc sau ăn
  • Không kết hợp với bệnh tự miễn khác.
5/52 ratings
Bình luận đóng