Sưng miệng là một loại bệnh vòm miệng thường thấy thời kì trẻ thơ, chỉ phiếm diện lở loét nhỏ, màu trắng hoặc màu vàng nhạt, xuất hiện trên niêm mạc các chỗ: môi, răng, viền lưỡi, hai má, hàm ếch trên ở trong vòm miệng, đơn chiếc, hoặc nhiều cái, hình dạng ôvan, cục bộ nóng đau nhức, thường phát đi phát lại, người bị nặng sẽ ảnh hưởng đến nhai ăn và nuốt.

Do thai bị nhiệt, hoặc do trẻ chỉ thích ăn thịt, không ăn rau xanh, dẫn đến tỳ vị tích nhiệt, nhiệt uất lâu thành hỏa, hoặc sau khi bị bệnh nhiệt tân dịch bị tổn thương, và đến cả vòm miệng không sạch sẽ hoặc bị tổn thương, đều có thể dẫn đến miệng lưỡi bị sưng.

Ba đặc trưng lớn của bệnh sưng miệng

  • Tỳ vị tích nhiệt

Triệu chứng bệnh thấy vòm miệng loét tương đối nhiều, hoặc là, đầy miệng thối loét ra, niêm mạc xung quanh đỏ chót, đau quá không chịu ăn, cáu kỉnh, kêu la nhiều, mép chảy nước dãi, hơi miệng thối, nước tiểu ít mà vàng, phân khô táo, hoặc có sốt mặt đỏ, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch hoạt nhanh. Chữa trị: lấy thanh nhiệt giải độc, thông phủ tả hỏa. Chọn bài thuốc lương cách tán gia giảm. Cụ thể các vị thuốc có: Hoàng linh, Hoàng liên, Sơn chi tử, Đại hoàng, Mang tiêu, Đạm trúc diệp, Bạc hà. sắc nước ngày một tễ, chia 3 lần uống. Miệng lở loét không ngậm nhỏ lại được, cho thêm Nhân trung bạch, Ngũ bội tử, khát nước, bồn chồn cho thêm Sinh thạch cao., Tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ thêm Sinh địa, Mộc thông.

  • Tâm hỏa thượng viêm

Triệu chứng thấy trên lưỡi thôi lở hoặc lở loét, niêm mạc xung quanh đỏ, đau buốt, ăn uống khó khăn, bồn chồn không yên, miệng khô muốn uống nước, tiểu tiện ít nước đỏ. Lưỡi hồng đầu lưỡi đỏ chót, rêu lưỡi mỏng vàng mạch tế. Chữa trị lấy Thanh tâm tiết nhiệt, Thông lợi tiểu tiện. Chọn dùng bài thuốc: Tả tâm đạo xích thang gia giảm. Các vị thuốc là Hoàng liên, Sinh địa, Mộc thông, Đăng tâm, Cam thảo, sắc nước, ngày một tễ, chia 3 lần uống.

  • Hư hỏa thượng phù

Triệu chứng thấy vòm miệng lở loét rải rác, kéo dài mãi không khỏi, hoặc là khỏi rồi lại tái phát lặp đi lặp lại, không đau đớn lắm, người gầy xọp, miệng chảy dãi, hơi miệng hơi thối, tinh thần mệt mỏi, hai má đỏ hồng, miệng khô mà không khát nước, lưỡi hồng, rêu lưỡi ít, mạch nhỏ yếu. Chữa trị lấy Bổ thận âm, giáng hỏa quy nguyên. Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm. Các vị thuốc Sinh địa, Thục địa, Bắc sa sâm, Sơn thù nhục, Đan bì, Sơn dược, Bạch thược, Hoàng bá, Cam thảo, sắc nước, ngày một tễ, chia 3 lần uống. Nếu mắt đỏ, chân lạnh cho thêm nhục quế, ra mồ hôi trộm ít ngủ, cho thêm Táo nhân, long cốt (sắc sẵn lên); sốt về chiều thì cho thêm địa cốt bì, tri mẫu, nếu ỉa chảy kéo dài ngày mà bệnh tưa miệng vẫn tái phát, thì lấy tỳ khí hư nhược làm chính, có thể dùng Sâm linh Bạch truật tán, thêm Thăng ma, Cát căn, Lương huyết thanh nhiệt thêm Thạch hộc, Hạn liên thảo, Sinh địa.,

Dự phòng và chăm sóc trẻ bị bệnh tưa miệng

  • Chú ý vệ sinh ăn uống, thức ăn tươi mới, sạch sẽ, đầy đủ các dinh dưỡng. ăn nhiều rau tươi, hoa quả, ăn ít các thực phẩm cay nóng, xào khô, chua cay kích thích.
  • Làm tốt công tác vệ sinh vòm miệng, sau khi ăn uống xúc miệng kịp thời, luôn giữ cho vòm miệng sạch sẽ. Khi làm sạch vòm miệng không nên lau chùi bằng vải thô cứng. Những trẻ mang bệnh đã lâu. cơ thể suy nhược, sốt cấp tính thì phải chú ý kiểm tra vòm miệng, sớm phát hiện chỗ lở loét, kịp thời bôi dầu băng phiến hoặc cao mềm dầu gan cá, để xúc tiến chóng lành và giảm nhẹ đau đớn.
  • Dụng cụ dùng để ăn uống trong nhà, phải thường xuyên giữ gìn sạch sẽ, định kì khử trùng.
5/51 rating
Bình luận đóng