HỔ PHÁCH
Tên khoa học: Succinum ex carbone
Bộ phận dùng: Nhựa cây thông (Pinus sp.) lâu năm, kết tinh lại thành từng cục ở dưới đất. Hổ phách trong suốt, đỏ vàng là tốt, sẫm đen là xấu. Người ta làm giả hổ phách để làm tràng hạt, cúc áo.
Hổ phách cứng và giòn, nghiền ra bột ngay, rất nhẹ, đốt ra khói trắng thơm, nếu khói đen là nhựa thông.
Thành phần hóa học: Chất nhựa và tinh dầu.
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào bốn kinh tâm, can, phế và bàng quang.
Tác dụng: an thần, thông lâm lậu, hóa tan ứ đọng.
Công dụng: Trị kinh giản, mất ngủ, trị lâm lậu, đái ra huyết, đau bụng máu: nhì chẩm thống.
Liều dùng: Ngày dùng 1 – 3g.
Kiêng kỵ: âm hư, nhiệt trong nội tạng mà không có ứ thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng hổ phách làm thuốc thì lấy nước hòa với bột nhân hột trắc bá, cho vào trong nồi đất, bỏ hổ phách vào mà nấu độ 2 giờ thì có ánh sáng lạ thường rồi nghiền thành bột dùng (Lôi Công). Nay chỉ chế với sữa người rồi tán bột dùng (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Nghiền thanh bột mịn dùng.
6.0pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">Bảo quản: Dễ bảo quản, để nơi khô ráo, tránh làm nát vụn.