CHÓC MÁU
Tên khác: Chóc máu, Chóp máu Trung Quốc.
Tên khoa học: Salacia chinensis L; thuộc họ Dây gối (Celastraceae).
Tên đồng nghĩa: Salacia prinoides (Willd) DC.
Mô tả: Cây bụi leo cao 1-2m, cành nhỏ có cạnh, màu đỏ nhạt, sau đen dần. Lá mọc đối, hình bầu dục dài 5-11cm, rộng 3-5cm, đầu hơi nhọn, mép nguyên hay có răng cưa, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nâu; 6-7 cặp gân phụ; lá kèm nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mọc 1-2 cái ở nách lá; cánh hoa cao 6mm; 2 nhị; đĩa mật to. Quả mọng, hình quả lê, sau tròn đầu, màu đỏ, cao 13-15mm, chứa 1-2 hạt 8mm.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Salaciae).
Phân bố sinh thái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở các rừng thưa từ Lạng Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, Ninh Bình qua Quảng Trị, Quảng Nam-Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Ðồng Nai tới Kiên Giang, An Giang.
Thu hái chế biến: Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Chóc máu có vị chát, tính ấm; có tác dụng khu phong, trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc.
Công dụng: Chữa viêm khớp, phong thấp, đau lưng, mỏi bắp, cơ thể suy nhược.
justify;text-indent: 14.2pt">Liều dùng: Ngày dùng 20-40g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với Khuy áo nhẵn và Dây máu mỗi vị 15-20g cùng sắc uống.