DÀY SỪNG TIẾT BÃ (Seborrheic keratoses)

Đặc điểm lâm sàng

Là bệnh u lành da thường gặp, nguyên nhân không rõ và không có dấu hiệu ác tính, số lượng thương tổn thay đổi có thể từ vài cái đến rất nhiều hay gặp ở mặt và thân mình.

Bề mặt thương tổn có màu nâu, khô và nứt. Giới hạn thương tổn rõ và kích thước thay đổi từ 0,2cm đến hơn 3cm. Thương tổn nằm trong thượng bì và nổi gồ trên mặt da. Vị trí thường gặp ở vùng phơi bày ra ánh sáng: mặt, ngực, hai tay. ở chi, thương tổn thường nhỏ, gồ nhẹ, màu giống màu da. Ớ thân mình và mặt, thương tổn gồ cao có màu nâu đen.

Bệnh thường không có triệu chứng nhưng một số trường hợp Dày sừng tiết bã có thể gây ngứa nhất là ở người già. Ngứa có thể tăng khi bị kích thích bởi quần áo hoặc ẩm ướt (đặc biệt khi Dày sừng tiết bã ở vùng nếp vú).

  • Dấu hiệu Leser-Trelat

Sự xuất hiện đột ngột của Dày sừng tiết bã trên vùng da không viêm đã được báo cáo là có liên quan đến một số bệnh ác tính nội tạng. Tuổi xuất hiện thường trên 60 tuổi. Loại ung thư thường gặp là adenocarcinoma (69%), dạ dày (40%). Bệnh nhân có nhiều thương tổn hoặc tăng số lượng và kích thước đột ngột. Dày sừng tiết bã không cần tầm soát ung thư trừ khi thương tổn khởi phát đột ngột.

Điều trị

Thường thì Dày sừng tiết bã được điều trị với mục đích thẩm mỹ. Có thể điều trị bằng:

Chấm nitơ lỏng hoặc nạo khi thương tổn mỏng.

Đốt điện hoặc laser.

STUCCO KERATOSES

Thương tổn là những sẩn tăng sừng nhẹ gần như khó thấy, xuất hiện ở chi dưới, đặc biệt là ở quanh vùng gân Achilles, mặt lưng bàn chân và mặt trước cẳng tay ở người lớn tuổi. Thương tổn có màu trắng, khô như vảy da, kích thước từ l-10mm.

Điều trị: Nạo thương tổn hoặc chấm ni-tơ lỏng.

DERMATOSIS PAPULOSA NIGRA

Những bệnh nhân da đen trẻ hoặc trung niên có thể có nhiều sẩn hình vòm, bề mặt láng màu nâu đen, kích thước từ 2-3mm ở mặt. Bệnh này có thể xem như là một loại của Dày sừng tiết bã.

SỪNG DA (Cutaneous horn)

Bệnh có đặc điểm như một khối hình nón, cứng, cấu tạo bởi chất keratin và giống như một cái sừng ở thú vật và có thể rất dài. Hay gặp ở mặt, tai và bàn tay.

Điều trị: Đốt bằng điện hoặc Laser hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

SKIN TAGS (Achrochordon, Fibroma pendulum…)

Đặc điểm lâm sàng

Đây là loại u lành da thường gặp, chiếm 25% ở cả phái nữ và nam. Vị trí thường gặp nhất là nách (48%), vừa ở nách và cổ (35%), và bẹn. Đa số các trường hợp (71%) có trên 3 thương tổn. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 sau đó tăng dần số lượng và nhiều nhất ở lứa tuổi 50.

Chúng là những khối nhỏ màu nâu hoặc màu bình thường của da và được dính vào da bằng một cuống nhỏ, ngắn. Theo thời gian, khối u có thể lớn lên đến 1cm khi cuống dài và nhỏ. Bệnh nhân hay than phiền những u này gây khó chịu khi mặc quần áo hoặc đeo nữ trang.

  • Skin tags và polype đại tràng: Nhiều tác giả cho rằng có mối liên hệ giữa Skin tags và polyp dạng tuyến (adenoma tous polyps). Một nghiên cứu trên 98 bệnh nhân có Skin tags và không có triệu chứng ở đại tràng cho thấy 33 người có polypes: 3 người là dạng tăng sinh và 2 là Ung thư dạng tuyến (adenocarcinoma), 28 người là polype dạng tuyến.

Điều trị: Đốt bằng điện hoặc laser.

U SỢl BÌ (Dermatofibroma)

Là thương tổn lành tính, thường gặp ở phụ nữ. Khối u có kích thước từ 3-10mm, màu hồng- nâu đôi khi bề mặt có vảy, sờ cứng, không có triệu chứng hoặc đôi khi ngứa nhẹ. số lượng thương tổn thay đổi có thể từ 1 đến 10 gặp ở bất kỳ nơi nào của cơ thể như chi, thân mình, nhưng hay gặp nhất ở mặt trước của chi dưới. Dermatofibroma có thể không coi là u lành mà là phản ứng tăng sinh mô sợi do cần thương, nhiễm siêu vi hoặc côn trùng đốt.

  • Điều trị: Đốt hoặc cắt bỏ

Chấn thương hoặc phẫu thuật ở một số người có cơ địa sẹo lồi có thể làm xuất hiện sẹo lồi. Sẹo lồi thường có triệu chứng như đau, tăng cảm hoặc tê, nhất là ở giai đoạn mới xuất hiện. Sẹo lồi hay gặp ở vai và ngực nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào. Người da đen thường nhạy cảm hơn và hay có sẹo lồi ở mặt. Một số bệnh nhân Mụn trứng cá cụm cũng dễ xuất hiện sẹo lồi ở ngực và lưng, cần phân biệt giữa sẹo lồi và sẹo phì đại.

SẸO PHÌ ĐẠI VÀ SẸO LỒI

Bảng phân loại giữa sẹo phì đại và sẹo lồi

Đặc điểmSẹo phì đạiSẹo lồi
Lâm sàng

màu

tổ chức

hình dáng

 

trắng, hồng hoặc đỏ

bóng, có màu da ít

gồ trên da, chắc, nằm trong giới hạn của vết thương

 

đỏ đậm hoặc tía

bóng, không có màu da

gồ trên da, chắc và lan ra ngoài giới hạn của vết thương

Diễn tiếnsẹo sẽ nhỏ theo thời gian (thường trong 6 tháng)Sẹo giữ nguyên kích thước, không tự nhỏ đôi khi còn lớn thêm
Mô họcvài sợi collagen dày

ít chất dạng nhầy

có nhiều hyalin hóa

chất dạng nhầy

có dạng nốt

sắp xếp biến dạng

Điều trị

Hiệu quả điều trị thay đổi tùy theo phương pháp.

Tiêm steroid vào thương tổn: Áp dụng khi thương tổn nhỏ, hẹp, còn mới. Liều 10mg-40mg/ml là đủ cho những thương tổn nhỏ, thời gian điều trị mỗi 4 tuần, kim dùng là 27 hoặc 30.

Phẫu thuật và tiêm steroid vào thương tổn: Nếu chỉ phẫu thuật thì tỷ lệ tái phát từ 55- 100% nhưng tỷ lệ sẽ tốt hơn nếu phẫu thuật phối hợp với tiêm steroid. Chương trình điều trị điển hình là tiêm triamcinolone acetonide – 40mg/ml vào bờ của thương tổn sau khi cắt. Điều trị phải lặp lại mỗi 2-4 tuần trong thời gian 6 tháng.

Liệu pháp lạnh (cryotherapy): cần phải chấm lên thương tổn nhiều lần.

U GAI SỪNG (Keratoacanthoma)

Là bệnh u biểu mô lành tính thường gặp, có thể có nguồn gốc từ siêu vi trước đây được xem là biến thể của Ung thư tế bào gai. Bệnh hay gặp ở người già (trung bình là 64 tuổi), tần suất 104/100.000, không phối hợp với ung thư nội tạng.

Keratoacantoma là sẩn đỏ, hình vòm, bề mặt láng giống như u mềm lây. Trong vài tuần u có thể lớn hơn l-2cm và trung tâm lõm có vảy. Nếu không điều trị u sẽ ngưng phát triển trong 6 tuần và trong hầu hết các trường hợp sẽ thoái triển chậm trong 2-12 tháng, khi lành để lại sẹo. u có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da nhưng thường gặp nhất ở bàn tay, cánh tay và thân mình.

  • Điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng thuốc (bôi hoặc chích 5-Fluorouracil, chích Methotrexate, chích interferon alfa-2a, xạ trị…)

NƠ-VI THƯỢNG BÌ (Epidermal Nevus)

Nhóm bệnh này bao gồm Nơ-vi thượng bì thành dãi, Nơ-vi thượng bì nửa bên cơ thể, Nơ- vi giống mụn cóc… Từ Nơ-vi mô tả những khiếm khuyết bẩm sinh của da do sự khu trú quá nhiều của một hoặc nhiều loại tế bào. về mô học, những tế bào này giống hoặc gần giống tế bào bình thường.

Những Nơ-vi này xuất hiện lúc mới sinh hoặc lúc còn bé hay có thể lúc trẻ đã lớn. Chúng là những khối tròn hay hình oval hoặc theo đường, nhô trên mặt da, bề mặt phẳng, màu hơi nâu cho đến nâu đậm, có thể có dạng sùi giống mụn cóc hoặc bề mặt mịn có giới hạn rõ.

Thương tổn thường xuất hiện ở đầu và cổ, 13% bệnh nhân có thương tổn lan rộng. Chúng thường không có triệu chứng, đôi khi có thể hơi ngứa. Những bệnh nhân có Nơ-vi thượng bì có thể có khả năng đáng kể có những bất thường ở những cơ quan khác. Những bất thường này hay xuất hiện khi bệnh nhân có Nơ-vi thượng bì lan rộng, các cơ quan có hên quan là hệ xương, thần kinh và mắt.

NƠ-VI TIÊT BÃ (Nevus sebaceous)

Nơ-vi tiết bã là bệnh lý hầu như chỉ gặp trên da đầu, có thể ở trán và vùng sau tai. Nơ-vi tiết bã xuất hiện đơn độc và không có triệu chứng. 2/3 các trường hợp có lúc mới sinh, 1/3 còn lại xuất hiện khi trẻ lớn. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ tương đương nhau.

Có những bất thường bẩm sinh ở mắt, xương, mạch máu và hệ niệu-sinh dục đã được mô tả là có phối hợp với Nơ-vi tiết bã.

Thương tổn có hình oval hay theo đường, kích thước thay đổi từ 0,5xlcm đến 7x9cm. Thương tổn có 3 giai đoạn phát triển (sơ sinh, dậy thì và trưởng thành) song song với những thay đổi về mô học của tuyến bã. Ở giai đoạn dậy thì, thương tổn phát triển rõ, thường ba mẹ bệnh nhi sẽ lo lắng và tìm kiếm lời khuyên của thầy thuốc. Ở giai đoạn thứ ba, có khoảng 20% các trường hợp phát triển thành u tân sinh thứ phát, dạng thường gặp nhất là Ung thư tế bào đáy. Sự thoái hóa ác tính tương đối thấp, chỉ có vài trường hợp di căn đã được báo cáo.

Phẫu thuật thường là điều trị chọn lựa. Điều trị tại chỗ bằng đốt điện hoặc áp lạnh có thể dẫn đến tái phát.

NANG THƯỢNG BÌ (Epidermal cyst)

U thượng bì hoặc u tuyến bã xuất hiện nguyên phát ở mặt, lưng có thể gặp ở tai, ngực hoặc bất cứ vị trí nào của da. Trẻ em có u thượng bì hoặc bệnh nhân có u thượng bì ở vị trí hiếm gặp như chân cần phải được theo dõi hội chứng Gardner. u có hình tròn, lồi, bề mặt phẳng, di động, kích thước thay đổi từ vài mm đến nhiều cm. u có thể nhỏ trong nhiều năm hoặc có thể lớn. Khi u vở có thể tiết dịch vàng, sệt và đóng sừng trên lớp bì.

Điều trị: Phẫu thuật cắt u.

TĂNG SINH TUYẾN BÃ ở NGƯỜI GIÀ (Senile sebaceous hyperplasia)

Là những u nhỏ chứa đầy chất bã. Chúng khởi đầu là những sẩn hơi vàng, gồ nhẹ trên mặt da, sau một thời gian trở thành màu vàng, hình vòm và lõm ở giữa. Những tăng sinh tuyến bã có kèm dãn mạch có thể lầm với Ung thư tế bào đáy. 25% bệnh gặp sau 30 tuổi. Vị trí thường gặp ở trán, má, mi mắt và mũi.

Nguyên nhân gây bệnh không rõ, tiếp xúc lâu dài với ánh sáng mặt trời không phải là nguyên nhân.

Điều trị: Chấm acid, bôi Isotretinoin hoặc đốt.

U TUYÊN MỒ HÔI (Hydradenome, Syringoma)

Là bệnh lý của tuyến mồ hôi, thương tổn là những sẩn nhỏ, chắc, màu giống màu da hay gặp ở mi dưới đôi khi có thể gặp ở trán, ngực, bụng.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường khởi phát ở tuổi 30-40. Thương tổn tiên triển chậm, ngày càng trở nên nhiều. Bệnh không có dấu hiệu ác tính.

Điều trị: Đốt bằng điện hoặc laser.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng