Căn nguyên
Tụ cầu, trực khuẩn Gram âm. Hiếm khi gặp do nhiễm nấm nguyên phát nhưng có thể bị bội nhiễm Aspergillus, Penicillium, Mucor. Viêm tai có thể thứ phát sau chấn thương (do lau rửa ống tai), eczema bị nhiễm khuẩn, sau khi đi bơi (nhất là ở bể bơi), dùng tai nghe hoặc đeo ống nghe bị nhiễm. Nhọt ống tai ngoài thường do tụ cầu vàng.
Triệu chứng
Viêm tai ngoài có thể lan toả ở toàn bộ ống tai hay chỉ khi trú thành một cái nhọt. Khởi đầu là ngứa và rất đau, nhất là nếu ống tai bị tắc do bị phù nề. Đôi khi có chảy mủ. Sưng hạch trước và / hoặc sau tai. Thể nặng có sốt. cần phải khám màng nhĩ và đo thính lực để loại trừ viêm tai giữa cấp tính, ở người tiểu đường và người bị suy giảm miễn dịch, viêm tai do Pseudomonas có xu hướng lan lên hộp sọ (liệt các dây sọ não).
Điều trị
Kháng sinh toàn thân và tại chỗ (phải coi chừng các phản ứng dị ứng). Corticoid tại chỗ có thể làm giảm viêm. Kháng sinh không có tác dụng với nhọt. Không nên chọc nhọt vì có thể làm nhiễm khuẩn lan ra xung quanh sụn vành tai. Các thể ác tính: phải nằm viện và dùng kháng sinh mạnh tuỳ theo kết quả kháng sinh đồ.
GHI CHÚ – viêm tai ngoài ác tính có viêm mặt dưới xương đá do nhiễm vi khuẩn sinh mủ (Pseudomonas aeruginosa) dưới da khi lau rửa tai. Thường gặp thể này ở người già bị bệnh tiểu đường và người bị suy giảm miễn dịch. Bị chảy mủ tai và thường bị liệt dây mặt. Viêm tuỷ xương có thể lan tới nền sọ và gây viêm màng não. Điều trị bằng fluoroquinolon trong nhiều tuần.