CÂU HỎI

Điều nào sau đây là đúng khi nói về khả năng tái phát liên quan đến Clostridium difficile?

A. Tái phát lần đầu không nguy hiểm bằng những lần sau.

B. Hầu hết tái phát gần đây đều kháng với kháng sinh.

C. Khả năng tái phát liên quan đến Clostridium difficile gây nguy cơ cao ung thư đại tràng.

D. Bệnh tái phát thường gây biến chứng nghiêm trọng.

E. Test thanh lọc C. difficile được khuyến cáo sau khi điều trị tái phát.

TRẢ LỜI

Bệnh liên quan đến Clostridium difficile thường tái phát do dễ bị tái nhiễm (bởi vì bệnh nhân mang những yếu tố nguy cơ tương từ như lần nhiễm trùng trước đó) hoặc bị nhiễm lại (do còn bào tử trong ruột). Gần như 15–30% bệnh nhân có ít nhất một lần bị tái nhiễm. Tình trạng này có liên quan đến đến ~10% nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như shock, phình đại tràng, thủng ruột, cắt bỏ đại tràng, hoặc tử vong vào ngày thứ 30. Tình trạng kháng Metronidazole có xảy ra nhưng thực sự là rất hiếm. Metronidazole và vancomycin có hiệu quả tương tự trong đợt tái nhiễm đầu tiên. Sử dụng các đợt thuốc metronidazole tiếp theo nên tránh do độc thần kinh. Thật không may, bênh nhân đã bị tái nhiễm một lần có nhiều khả năng tái nhễm một lần nữa, và nhiều bệnh nhân nhận được nhiều chu kỳ thuốc kháng sinh và thậm chí còn dùng thêm các điều trị tích cực khác như immunoglobulin tiêm mạch hay cấy phân qua thụt tháo. Kháng nguyên trong phân âm tính không thay đổi phác đồ điều trị, bởi vì triệu chứng cải thiện mới là mục tiêu điều trị. Kết quả kháng nguyên trong phân và độc tố dương tính ở những người có triệu chứng sẽ cải thiện sau khi điều trị sự xâm lấn, chứ không bệnh. Do đó không cần thiết phải cách ly bệnh nhân và nó không ảnh hưởng đến quản lý bệnh. Hiện người ta chưa biết có liên quan giữa bệnh do C. difficile và ung thư đại tràng hay không.

Đáp án: D.

0/50 ratings
Bình luận đóng