Nhận định chung

Định nghĩa Nấm độc là loài nấm có chứa độc tố gây ngộ độc cho cơ thể con người và động vật khi ăn phải.

Phân loại theo độc tố, nấm độc gồm 8 nhóm:

+ Amatoxin (Cyclopolypeptid): Amanita verna, A. virosa, A. phalloides, Galerina autumnalis, Lepiota brunneoincarnata,…

+ Gyromitrin (Monomethylhydrazin): Gyromitra esculenta, G. infula,…

+ Orellanin: Cortinarius orellanus, C. speciosissimus, C. Splendens,….

+ Muscarin: Inocybe fastigiata, Clitocybe dealbata,..

+ Ibotenic Acid và Muscimol: Amanita muscaria, A. pantherina,…

+ Coprin: Coprinus atramentarius, Coprinus disseminatus,…

+ Psilocybin và Psilocin: Các loài nấm thuộc 4 chi là Psilocybe, Panaeolus, Conocybe và Gymnopilus.

+ Các chất gây rối loạn tiêu hóa: Chlorophyllum molybdites, Russula foetens, Omphalotus nidiformis…

Phân loại nấm độc theo thời gian tác dụng:

+ Nấm độc tác dụng chậm: Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện muộn, thường 6 đến 40 giờ (trung bình 12 giờ) sau khi ăn nấm và thường gây chết người. Ví dụ: Amanita verna, Amanita virosa, Amanita phalloides,…. Tỷ lệ tử vong tính chung khoảng 50% hoặc cao hơn.

+ Nấm độc tác dụng nhanh: Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện trước 6 giờ sau ăn nấm. Ví dụ: Inocybe fastigiata, Chlorophyllum molybdites…Thường bệnh nhân hồi phục tốt nếu được áp dụng kịp thời các biện pháp cấp cứu hồi sức cơ bản.

Phác đồ điều trị điều trị ngộ độc nấm có amatoxin

Không cần gây nôn và rửa dạ dày vì các triệu chứng đầu tiên xuất hiện muộn. Chỉ gây nôn và rửa dạ dày nếu phát hiện sớm (sau ăn 1-2 giờ).

Cho uống than hoạt đa liều (3 – 4 giờ/1 lần). Người lớn và trẻ em uống liều 0,5g/kg thể trọng. Than hoạt dùng ít nhất trong 3-4 ngày.

Silibinin: liều ban đầu 5mg/kg, truyền tĩnh mạch, sau đó 20mg/kg/ngày, truyền liên tục trong ngày. Dùng trong 6 ngày hoặc tới khi cải thiện lâm sàng. Tác dụng tốt trên tỷ lệ tử vong, đặc biệt nếu được dùng sớm trong vòng 24 giờ sau ăn nấm.

Nếu không có silibinin thì dùng silymarin: 50-100mg/kg, tối đa 2g/lần, nếu bệnh nhân dung nạp thì tăng dần tối đa 10g/ngày.

N. acetylcystein: Liều ban đầu 150mg/kg, pha trong 200ml, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ, sau đó 50mg/kg, pha truyền tĩnh mạch trong 4 giờ, sau đó 6,25mg/kg/h trong 20 giờ. Trường hợp bệnh nhân có suy gan truyền liều 6,25mg/kg/h tới khi triệu chứng hôn mê gan cải thiện và INR < 2.

Penicilin G : người lớn 300.000-1000.000 đơn vị/kg thể trọng, trẻ em 100.000-400.000đơn vị/kg, tổng liều không quá 24 triệu đơn vị/ngày, pha truyền tĩnh mạch liên tục trong ngày, dùng trong 5 ngày. Có thể kết hợp penicilin với cimetidin và vitamin C: Cimetidin: Người lớn uống liều 400 mg x 3 lần/ngày x 5 ngày. Trẻ em: liều 10 mg/kg thể trọng x 3 lần/ngày x 5 ngày. Vitamin C: 3g/ngày, truyền tĩnh mạch cho tới khi lâm sàng cải thiện.

Bồi phụ nước điện giải tích cực, natri clorua 0,9% hoặc Ringer lactat. Lượng dịch truyền theo mức độ ngộ độc và tình trạng thận đáp ứng với thuốc lợi tiểu.

Furosemid (Lasix): chỉ cho khi đã bù đủ dịch, để đảm bảo nước tiểu 4 ml/kg/giờ ít nhất trong 3-5 ngày đầu, sau đó đảm bảo thể tích nước tiểu theo cân bằng dịch và chức năng thận.

Theo dõi đường máu và truyền glucose ưu trương để chống hạ đường huyết.

Theo dõi và điều chỉnh rối loạn điện giải K+ , Na+ , Cl- ,… và điều chỉnh nhiễm toan máu bằng natri bicarbonat.

Điều trị khi có rối loạn đông máu hoặc có biểu hiện xuất huyết: Truyền plasma tươi khi prothrombin < 40%, có biểu hiện xuất huyết hoặc cần làm thủ thuật.

Điều trị phù não: Tư thế fowler 30 độ. Manitol: truyền tĩnh mạch. Đặt nội khí quản và thở máy nếu cần.

Suy thận: thận nhân tạo sớm.

Lọc máu qua cột lọc than hoạt: có hiệu quả nhất trong loại bỏ amatoxin nếu được chỉ định trong vòng 24 giờ đầu.

Thay huyết tương hoặc gan nhân tạo: khi suy gan nặng, rối loạn đông máu PT < 20% không đáp ứng với truyền huyết tương tươi; tiền hôn mê hoặc hôn mê gan chờ ghép gan.

Đặt sonde ống mật chủ và hút dẫn lưu mật: thực hiện qua nội soi dạ dày tá tràng, cần thực hiện sớm, hút dẫn lưu dịch mật (có chứa amatoxin) liên tục ra ngoài.

Ghép gan: hôn mê gan và có các dấu hiệu tiên lượng nặng. Chú ý: Tất cả những người khác cùng ăn nấm với bệnh nhân phải được đánh giá để xử trí kịp thời. Các bệnh nhân đã có triệu chứng tiêu hóa phải giữ lại tại bệnh viện có điều kiện cấp cứu hồi sức tốt và thuốc giải độc để điều trị nhanh chóng và tích cực mặc dù lúc đó bệnh nhân chưa có triệu chứng lâm sàng khác. Cần cho người nhà đi lấy đúng mẫu nấm đã ăn mang tới cơ sở điều trị để nhận dạng và thử test phát hiện nhanh amatoxin.

Phác đồ điều trị ngộ độc nấm có chứa muscarin

Nguyên tắc điều trị

Hạn chế hấp thu và tăng đào thải độc tố muscarin.

Điều trị đặc hiệu

Duy trì các chức năng sống và điều trị triệu chứng.

Điều trị cụ thể

Gây nôn nếu bệnh nhân chƣa nôn (đến sớm). Rửa dạ dày.

Cho uống than hoạt tính với liều 1 g/kg thể trọng kèm sorbitol 2g/kg.

Điều trị đặc hiệu: liều lƣợng, cách dùng (xin xem bài ngộ độc carbamat).

Theo dõi hô hấp, khi cần cho thở oxy, thở máy (hiếm khi cần).

Truyền dịch: Natri clorua 0,9% hoặc Ringer lactat theo CVP, số lƣợng dịch mất qua nôn, ỉa chảy.

Điều trị triệu chứng

Nếu có co giật: Tiêm tĩnh mạch diazepam 10 mg, tiêm nhắc lại cho đến khi hết co giật.

Nếu truỵ tim mạch: truyền dịch, dùng thuốc vận mạch. Hầu hết các trƣờng hợp ngộ độc nấm chứa muscarin khỏi bệnh sau 1 – 2 ngày điều trị.

Phác đồ điều trị ngộ độc nấm có chứa psilocybin và psilocin

Nguyên tắc điều trị

Hạn chế hấp thu và tăng đào thải độc tố.

Duy trì các chức năng sống và điều trị triệu chứng.

Chăm sóc, kiểm soát bệnh nhân chặt chẽ.

Điều trị cụ thể

Chăm sóc, kiểm soát bệnh nhân chặt chẽ.

Không gây nôn, rửa dạ dày vì không kiểm soát đƣợc bệnh nhân.

Cho uống than hoạt (1 g/kg thể trọng) kèm sorbitol.

Bệnh nhân cần đƣợc nằm trong buồng yên tĩnh với ít ánh sáng và cần đƣợc chăm sóc nhẹ nhàng, mềm mỏng, an ủi, vỗ về để tránh lên cơn kích động. Trong phòng không đƣợc để đồ vật có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân và ngƣời xung quanh nhƣ dao, kéo, chai lọ thuỷ tinh,…

Kiểm soát bệnh nhân chặt chẽ không cho bệnh nhân đi ra ngoài đề phòng ngã xuống vực, xuống giếng, ngã từ ban công tầng cao.

Chống co giật, hƣng phấn quá mức: Tiêm tĩnh mạch diazepam 5 – 10mg, tiêm nhắc lại cho đến khi hết triệu chứng. Nếu không đỡ có thể dùng phenobarbital, medazolam, propofol tĩnh mạch.

Duy trì chức năng hô hấp, tuần hoàn và điều trị triệu chứng. Thông thƣờng bệnh nhân bị ngộ độc các loài nấm gây rối loạn tâm thần sẽ tự khỏi sau 12 – 24 giờ với các biện pháp cấp cứu hồi sức cơ bản.

Phác đồ điều trị ngộ độc nấm có chứa độc tố gây rối loạn tiêu hóa

Nguyên tắc điều trị

Hạn chế hấp thu và tăng đào thải độc tố.

Chống mất nƣớc và chất điện giải.

Điều trị cụ thể

Gây nôn (nếu bệnh nhân không có triệu chứng nôn).

Rửa dạ dày.

Cho uống than hoạt với liều 1g/kg thể trọng kèm sorbitol.

Cho uống oresol hoặc truyền dịch (NaCl 0,9%) hoặc Ringer lactat. Số lƣợng dịch truyền tuỳ theo mức độ ngộ độc.

Theo dõi và điều chỉnh rối loạn điện giải K+ , Na+ , Cl- ,…

Điều trị triệu chứng.

Điều trị ngộ độc nấm có độc tố gây rối loạn tiêu hoá chủ yếu là truyền dịch và bù chất điện giải. Hầu hết các trƣờng hợp ngộ độc các loài nấm này khỏi bệnh sau vài ba ngày điều trị.

0/50 ratings
Bình luận đóng