I.  ĐẠI CƯƠNG:

  • Là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang kéo dài > 12 tuần tái đi tái lại nhiều lần làm phù nề, bít tắc lỗ thông xoang.
  • Vi khuẩn thường gặp Pneumococci, Hemophilus influenza, Streptococci tan huyết nhóm A , Staphylococci, Moraxella catarrhalis, yếm khí….

II.  CHẨN ĐOÁN:

Lâm sàng:

Các triệu chứng chính

  • Đau, căng, nặng mặt.
  • Nghẹt, tắc mũi.
  • Chảy dịch, mủ ở mũi trước hay mũi sau
  • Giảm hoặc mất mùi.

Các triệu chứng phụ

  • Hơi thở hôi
  • Ho dai dẳng
  • Nhức đầu cảm giác nặng ở đỉnh , hai thái dương , đau vùng chẫm mỏi gáy
  • Đau tai hoặc cảm giác đầy trong tai
  • Nhức răng
  • Mỏi mệt uể oải

Chẩn đoán Viêm mũi xoang mạn khi bệnh nhân có 2 triệu chứng chính hoặc 1 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ.

  • Khám các điểm đau: hố nanh, góc mắt thường không rõ rệt
  • Soi mũi trước: ở ngách giữa có nhầy, mủ, cuốn mũi giữa to hoặc thoái hóa.
  • Soi mũi sau: thấy nhầy đổ xuống thành sau họng.

Cận lâm sàng:

  • Chụp Xquang kinh điển: tư thế Blondeau, Hirtz
  • Nội soi mũi xoang
  • Chụp CT Scan mũi xoang

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Nội khoa:

  • Tại chỗ: xông mũi (kháng sinh và corticoid), rửa mũi.

Thuốc xịt mũi: Otrivin 0,1% ngày 2 lần, lần 1 nhát.

Fluticasone ngày 2 lần, lần 2 nhát.

Nước biển sâu (Xisat, Sterima) xit rửa mũi.

  • Toàn thân :

Kháng sinh (dùng 1 trong các loại sau), thời gian điều trị 2 – 4 tuần

+ Amoxicillin + Acid Clavulanic (Augmentin, Curam) 1v x 3 – 2 lần / ngày

+ Nhóm Cephalosporine  – Cephadroxil 0,5g 2v x 2 uống/ ngày

Cefuroxim ( Zinnat, ceroxim ) 5g 1v x 2 uống/ ngày

Cefetamet 0,5g, Cefpodoxim 0,2g 1v x 2 uống/ ngày

+ Nhóm Macrolide: Rovamycine, Clarithromycine, Azithromycine

+ Nhóm Quinolon: Ciprofloxacin 0,5g 1v x 2 uống/ ngày

+ Metronidazole 250mg 2v x 2 uống/ ngày (khi có kị khí)

Kháng viêm: – Steroid (Medrol, prednisolon ), thốc xịt mũi

Kháng viêm men (Alpha chymotripsin)

Kháng histamine: Ebastin 10mg 1v x 2 uống/ ngày

Fexofenadin 60mg 1v x 2 uống/ ngày Levocetirizin  1v uống/ ngày

Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol

Chống sung huyết, nghẹt mũi

2. Phẫu thuật:

  • Khi điều trị nội thất bại.
  • Viêm xoang polype mũi
  • Phương pháp phẫu thuật:

.Viêm xoang hàm và sàng trước : Mở khe giữa và bóng sàng

. Viêm xoang sàng trước và sau : Nạo sàng

. Viêm xoang trán                        : Mở nghách trán

. Viêm xoang bướm                     : Mở thông xoang bướm

. Phẫu thuật vách ngăn và cắt bán phần cuốn giữa nếu có

3. Chăm sóc phẫu thuật

  • Theo dõi sát tình trạng chảy máu

Nếu mất máu Hct < 25% : Truyền máu

  • Hậu phẫu : Truyền dịch , kháng sinh , kháng viêm , giảm đau , kháng dị ứng
  • Kháng sinh : Dùng một trong các loại sau : -Cefotaxim 1g x 2-3 lần / ngày

Cefuroxim ( Biloxim , Zinacef) : 0,75g x 3 lần/ ngày

Ceftriazone : 1g x3 lần / ngày

  • Kháng viêm : Chọn 1 khi không có chống chỉ định dùng 3 – 5 ngày

. Depersolon 30mg 1-2 ống /sáng

.Methylprednisolone :  1-2 lọ / sáng

  • Giảm đau :

Paracetamol

Acupan

Perfangan

  • Kháng dị ứng

Ebastin 10mg 1v x2 uống

Fexofenedine  60mg 1v x2 uống Levocetirizine 5mg 1v uống

  • Nâng đỡ tổng trạng bằng dịch truyền

Rút  mèche mũi vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật

  • Nội soi kiểm tra hút nhầy hố mổ

Theo dõi cho bệnh nhân tái khám 2 tuần 1 lần trong tháng đầu , 1 tháng 1 lần trong 2 tháng sau và 3 tháng 1 lần cho những tháng sau

Tài liệu tham khảo:

1. Thực hành TMH – Võ Tấn – NXB Y Học 1982.

  1. Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng
0/50 ratings
Bình luận đóng