TRỰC KHUẨN HANSEN

Bệnh Phong tuy xuất hiện từ trước Công Nguyên nhưng y học thời bấy giờ vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh và cho đây là bệnh do di truyền hay là hình phạt của Thượng Đế dành cho kẻ có tội.

Mãi đến năm 1873, một tác giả người Na Uy là Armauer Hansen mới tìm được vi khuẩn gây bệnh là Mycobacterium leprae. Nhưng phải 6 năm sau, năm 1879, một tác giả tên Albert Neisser người Đức mới chứng minh được sự hiện diện của vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm với Fuchsin và Gentian Violet.

Mycobacterium leprae thuộc Lớp (Class) Fungus, Bộ (Order) Actinomycetalis, Họ (Family) Mycobacteriacae, Giống (Genus) Mycobacterium, Loài (Species) M. leprae, là một loại trực khuẩn kháng acid-cồn, ký sinh nội bào, hình dáng hơi cong, sinh sản chủ yếu trong đại thực bào ở da và ở dây thần kinh (tế bào Schwann). Trực khuẩn Phong gần giống trực khuẩn Lao. Tuy nhiên Mycobacterium leprae ít kháng acid-cồn hơn M. tubercuỉosis.

Trực khuẩn Phong có nhiều dạng, thẳng hay hơi cong, hình que, gram dương. Trực khuẩn có thể có dạng bầu dục, đứt khúc hay dạng hạt. Trong phết nhuộm ở da hay ở mẫu sinh thiết, trực khuẩn đứng đơn độc, từng đám hay gom lại thành khối được gọi là Globi.

Trong phết nhuộm bằng phương pháp Ziehl-Neelsen, trực khuẩn sống xuất hiện dưới dạng chắc, hình que, màu hồng tươi, hai đầu tròn và ăn màu thuần nhất suốt chiều dài của trực khuẩn. Bề dài của trực khuẩn sống ước tính thay đổi khoảng 3p đến 8ịi. Trực khuẩn chết có thể có dạng đứt khúc hay hình hạt.

Trực khuẩn Phong rất hiếm trong thương tổn của bệnh Phong nhóm ít khuẩn (PB) nhưng thường hiện diện với số lượng lớn trong thương tổn của bệnh Phong nhóm nhiều khuẩn (MB). Một gram của mô lấy từ u Phong có thể chứa đến 7 X 109 (bảy tỷ) trực khuẩn bệnh Phong. Chu kỳ sinh sản của trực khuẩn Phong ở gan bàn chân chuột nhắt từ 12 đến 13 ngày, trong khi đó chu kỳ sinh sản ở trực khuẩn Lao là 20 giờ.

Nơi cư trú của trực khuẩn Phong ở dây thần kinh là tế bào Schwann hay đôi khi ở bao trong của dây thần kinh. Cơ trơn, cơ vân cũng là nơi trực khuẩn Phong phát triển. Trực khuẩn Phong còn được tìm thây ở cơ dựng lông ở da, chân tóc, tuyến mồ hôi, các cơ ở lớp trung mạc của những động mạch nhỏ cũng như trong những nếp ở nội mạc của những mạch máu nhỏ, cơ của dịch hoàn và cơ trơn của đồng tử.

Dịch nhầy mũi, niêm mạc mũi, vết trầy sướt, vết loét và bóng nước của bệnh nhân Phong u, Phong Trung gian và của bệnh nhân ở tình trạng phản ứng cũng chứa trực khuẩn Phong. Trực khuẩn Phong cũng được tìm thấy ở đàm, tinh dịch, mồi hôi, tuyến bã, nước mắt và sữa mẹ ở bệnh nhân thể Phong u không điều trị.

TRUYỀN BỆNH CHO ĐỘNG VẬT

Sau khi tìm được Mycobacterium leprae (năm 1873), y học thời bấy giờ đã gặp phải trở ngại rất lớn là không thể nuôi cấy Mycobacterium leprae vào môi trường nhân tạo hay động vật như các loại vi khuẩn khác. Phải đến gần 100 năm sau, năm 1960, Shepard mới nuôi cấy được vi khuẩn ở gan bàn chân chuột nhắt và từ đó mở ra một kỷ nguyên của bệnh Phong thực nghiệm.

Sau đó Rees và Weddell đã tạo mô hình chuột đã cắt bỏ hung tuyến và xạ trị toàn thân bằng tia X (mô hình chuột T/900 r) làm gia tăng sự sinh sản của Mycobacterium leprae ở gan bàn chân chuột lên gấp 1.000 lần.

Mô hình chủng Mycobacterium leprae vào gan bàn chân chuột rất có lợi cho:

Phân lập trực khuẩn Mycobacterium leprae từ nơi được tiêm chủng.

Xác định chu kỳ sinh sản của Mycobacterium leprae.

Hiểu được cơ chế sinh bệnh của bệnh Phong ở người.

Tìm hiểu đặc tính thuốc chống Phong: Diệt khuẩn hay khống chế trực khuẩn và nồng độ

tối thiểu ức chế của các loại thuốc.

Thử thuốc.

Phát hiện chủng trực khuẩn kháng thuốc.

Năm 1971, Kirchheimer và Storrs đã gây được tình trạng nhiễm khuẩn thực nghiệm của Mycobacterium ỉeprae trong máu con Trúc 9 khoang (Nine-banded armadillo). Từ phát hiện này, công cuộc nghiên cứu về phương diện miễn dịch học bệnh Phong đã đạt được những thành tựu to lớn.

ĐỌC KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

Hai chỉ số được áp dụng khi đọc kết quả xét nghiệm vi khuẩn Mycobacterium leprae là:

Chỉ số vi khuẩn (Bacteriological Index: BI)

Chỉ số vi khuẩn BI chỉ mật độ trực khuẩn Phong trong phết thử và bao gồm cả hai nhóm trực khuẩn sống (ăn màu đều) và chết (đứt khúc hay hình hạt).

Kết quả được đọc theo thang xếp loại kiểu logarithm của Ridley. Chỉ số BI thay đổi từ 0 đến 6+ dựa trên số trực khuẩn quan sát trung bình trên một vi trường của phết nhuộm với vật kính dầu (XI00):

0          :            không có trực khuẩn nào khi quan sát toàn bộ phết nhuộm.

1+        :            1-10 trực khuẩn, trung bình trên 100 vi trường.

2+        :            1-10 trực khuẩn, trung bình trên 10 vi trường.

3+        :            1-10 trực khuẩn, trung bình trên mỗi vi trường.

4+        :            10-100 trực khuẩn, trung bình trên mỗi vi trường.

5+        :            100-1000 trực khuẩn, trung bình trên mỗi vi trường.

6+        :            hơn 1000 trực khuẩn, trung bình trên mỗi vi trường.

  • Chỉ số hình thái (Morphological Index: MI)

Chỉ số hình thái MI chỉ tỷ lệ phần trăm phỏng chừng của trực khuẩn sống so với toàn bộ số lượng trực khuẩn trên phết thử.

Sự lượng giá chính xác chỉ số MI đòi hỏi phải thật khéo léo và kinh nghiệm. Đây là chỉ số đánh giá đáp ứng của bệnh nhân dưới sự điều trị bằng thuốc, trong vài tháng đầu điều trị và giúp báo hiệu tình trạng kháng thuốc.

5/54 ratings
Bình luận đóng