Mục lục
I. ĐỊNH NGHĨA
U bạch mạch là một dị dạng bẩm sinh (Congenital Malformation ) của mạch bạch huyết lành tính thường gặp ở vùng đầu – cổ , hay gặp ở các trẻ em.
II. NGUYÊN NHÂN
Không xác định được nguyên nhân, thực chấ t là mộ t dị dạ ng bẩ m sinh mạ ch bạch huyết.
III. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
Có khối u ở vùng lưỡi, má, trên mặt, vùng dưới hàm, bên cổ với các đặc điểm sau:
- Mầu da, niêm mạc trên u gần như bình thường
- U có ranh giới không rõ, bóp không xẹp, không đau.
- U hay bị bội nhiễm
- U có thể gây rối loạn chức năng như nuốt vướng, nuốt khó , cảm giác khó thở … nếu u nằ m trong vùng họng – miệng.
- Cận lâm sàng
- Siêu âm: có vùng giảm âm, ranh giới không rõ.
- CT Scanner: có hình ảnh khối u ranh giới không rõ.
Chẩn đoán phân biệt
U máu: Da và niêm mạc trên u sẫm mầu, bóp xẹp, đôi khi sờ thấy mạch đập.
IV. ĐIỀU TRỊ
- Nguyên tắc
Gây xơ hóa và phẫu thuật cắt bỏ khối u.
- Điều trị cụ thể
Điều trị qua 2 giai đoạn
– Điều trị làm xơ hóa khối u.
+ Vô cảm.
+ Dùng kim chuyên dụng cho các thủ thuật mạch máu (angiocatheter) đâm xuyên qua da và o cá c nang.
+ Hút dịch chứa trong nang càng sạch càng tốt.
+ Bơm thuốc gây xơ hóa và o nhiều vị trí của khối u để làm xơ hóa toàn bộ khối u.
– Phẫu thuật cắt bỏ khối u
+ Vô cảm.
+ Rạch da hoặc niêm mạc.
+ Tách bóc bộc lộ khối u.
+ Cắt bỏ khối u.
+ Kiểm soát vùng phẫu thuật.
+ Đặt dẫn lưu.
+ Khâu phục hồi.
+ Kháng sinh.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Tiên lượng
- Nếu không điều trị u, có thể gây biến dạng mặt
- Nếu điều trị phẫu thuật lấy bỏ được toàn bộ u thì kết quả tố Nếu u to, phẫu thuật không triệt để, thì u tiếp tục phát triển.
- Biến chứng
- Biến dạng mặt
- Bội nhiễm
VI. PHÒNG BỆNH
Khám kiểm tra trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.